Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Những cột mốc đặc biệt trên biên giới đất liền

Để đánh dấu ranh giới lãnh thổ, Việt Nam và các nước bạn đã xây dựng những cột mốc bằng đá hoa cương, gắn quốc huy cùng với tên nước được viết bằng ngôn ngữ riêng.

Moc1378-Nguyen-Tien-Hung-5322-1428908156
Mốc 1378 là cột mốc cuối cùng của biên giới Việt – Trung nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, Móng Cái, Quảng Ninh. Xung quanh là nước, mốc được xây thành hình trụ khá cao để khi có thủy triều lên xuống vẫn nhìn thấy cột phân chia cửa sông giữa 2 nước. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng
Moc428-Nguyen-Tien-Hung-3518-1428908158.
Mốc 428 là cột mốc gần cực Bắc nhất, rất gần sông Nho Quế phân chia biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Hà Giang. Từ dưới chân cột cờ Lũng Cú – biểu tượng của cực bắc, bạn đi xe máy chỉ được khoảng 2 km là phải gửi và bắt đầu trekking. Đường dẫn đến cột mốc là những con dốc ngoằn ngoèo uốn lượn quanh các sườn đồi. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng
Moc79-Hai-An-9840-1428908159.jpg
Mốc 79 được mệnh danh là “nóc nhà biên cương” trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc địa bàn huyện Phong Thổ, Lai Châu. Mốc được đặt ở độ cao trên 2.800m và là cột mốc cao nhất trong tuyến biên giới. Ảnh: Ngô Trần Hải An
Moc42-nha-CD-8407-1428908160.jpg
Mốc 42 cũng là một trong những mốc ở độ cao trên 2.800m, giữa biên giới Việt - Trung, thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu. Những đoàn muốn chinh phục đỉnh cao Pu Si Lung sẽ gặp cột mốc đầy ý nghĩa này. Ảnh: Nhà Cú Đêm
Moc0-APaChai-Nguyen-Sy-Duc-9675-14289081
Mốc không số tại A Pa Chải tại Điện Biên được nhiều người gọi là mốc số 0 A Pa Chải. Cột mốc đánh dấu sự tiếp giáp đường biên giới của 3 nước gồm Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Đây là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Lào. Cột mốc có 3 mặt hướng về mỗi nước tương ứng. Ngoài ra, cột mốc này còn vinh dự được gọi là cực Tây của Việt Nam và “nơi con gà gáy 3 nước cùng nghe”. Ảnh: Nguyễn Sỹ Đức
Moc92-Nguyen-Tien-Hung-6745-1428908161.j
Mốc 92 nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai. Giống như câu hát mở đầu ngọt ngào và tha thiết trong bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”, đây là cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên của "nơi sông Hồng chảy vào đất Việt”. Từ đây, con sông mang nặng những dòng phù sa đi qua 9 tỉnh thành ở đồng bằng sông Hồng, bồi đắp cho những cánh đồng mầu mỡ, đưa nước về tưới cho cây cối tốt tươi. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng
Moc0nga3DD-Nguyen-Sy-Duc-5660-1428908161
Mốc không số tại ngã ba Đông Dương (Kon Tum) cũng có 3 mặt, được đặt trong một vòng tròn lớn, mỗi mặt quay về mỗi nước là Việt Nam – Lào – Campuchia. Muốn đến cột mốc này phải bước lên những bậc thang bằng bê tông. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Ảnh: Nguyễn Sỹ Đức
Moc240-Nguyen-Tien-Hung-3340-1428908162.
Mốc 240 nằm gần cửa khẩu Thường Phước, Đồng Tháp. Nơi đây đánh dấu sông Mekong chảy vào Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng
Moc241-Vo-Duy-Luong-4316-1428908164.jpg
Mốc 241 nằm ở cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia. Đây cũng là cột mốc khởi đầu đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal, Campuchia. Ảnh: Võ Duy Lương
Moc314-Nguyen-Tien-Hung-8199-1428908165.
Mốc 314 là cột mốc cuối cùng của tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Nguyễn Tiến Hùng  
Nguyễn Sỹ Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét