Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Lạc vào tiên cảnh trên hành trình tìm chùa Địa Ngục

(iHay) Nhắc đến Tam Đảo, người ta nghĩ ngay đến một 'Sa Pa' thứ 2 chỉ cách Hà Nội chừng 60km, nơi có những giàn su su trĩu quả, xanh mát. Nơi sương lạnh bảng lảng bay ngang đầu. Nhưng trong lòng Tam Đảo vẫn còn một nơi tựa tiên cảnh mà chưa chắc tất cả du khách đến thăm Tam Đảo đã có cơ hội khám phá. Đó là chốn thiên đàng trên đường tìm đến chùa Địa Ngục.


Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 1
Con đường dẫn vào chùa Địa Ngục cực kỳ thú vị

Nằm sâu trong rừng quốc gia Tam Đảo, chùa Địa Ngục là điểm đến của cuộc hành trình trekking mà nhiều bạn trẻ mong muốn chinh phục và đặt chân khám phá. Ngay cái tên “chùa Địa Ngục” đã mang đến cho mọi người cảm giác một nơi đầy sự bí ẩn, chút liêu trai và chút hoang mang. Thế nhưng bạn biết không, con đường này lại cực kì thú vị và nhiều cảnh đẹp tựa chốn bồng lai, hoang sơ, mê mải.
Khu rừng này còn có cái tên khá ma quái: “rừng ma Ao Dứa”. Nhưng kì thực, theo tôi cảm nhận, khung cảnh ở đây thật khiến người ta cảm giác như lạc vào một chốn tiên cảnh. Con đường vào rừng là một lối mòn hun hút, xanh cây và lắt liu ánh nắng. Bước chân vào rừng, bạn sẽ cảm thấy đang đi giữa một rừng trúc xanh non màu lá và không khí thì lãng đãng sương, lành lạnh gió.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 2
Con đường lãng đãng sương, lành lạnh gió với trúc ngả bóng hai bên đường

Mặc dù ngoài bìa rừng, trời nắng khá gắt nhưng bước vào nơi đây, bạn sẽ khó có thể đón được ánh mặt trời vì trúc nối trúc đan xen nhau, che rợp cả bầu trời. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy vài tia nắng cố gắng len lỏi, rọi xuống đâu đó bước chân mình. Con đường bạn đi qua, sẽ thấy liên tiếp những lá bùa vàng được treo rải rác trên các thân trúc bên đường. Hãy đi theo lối mòn và những lá bùa này, bạn sẽ đến được chùa Địa Ngục.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 3
Liên tiếp những lá bùa vàng treo trên các thân trúc bên đường – đây chính là dấu hiệu dẫn lối bạn đến Chùa Địa Ngục

Qua hết những con đường xanh mê mải của trúc, lại đến những lối đi đầy những thân cây cao lớn, gốc đã già và lâu năm. Bước chân lạo xạo trên lá khô, tiếng chim hót vang khắp bốn bề, tiếng ve rừng râm ran đan xen, tiếng suối chảy róc rách đâu đây. Gió thì xào xạc thổi khi bạn vội đi qua một khe gió và nhìn rõ những đỉnh núi mờ xa. Tất cả thứ âm thanh đó thật khiến người ta có cảm giác đang lạc giữa chốn rừng thiêng xa thẳm, quên hẳn bao xô bồ của khói bụi, còi xe phố thị. Lòng thật thanh thản và nhẹ nhõm.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 4
Xào xạc lá khô và hoa trắng li ti dưới chân bước. Trên đầu là tiếng chim hót, tiếng ve rừng râm ran

Đặc biệt, những con đường hoa nâng bước chân người thêm lãng đãng. Bạn sẽ còn bắt gặp thật nhiều những loài hoa kì lạ trên đường đến chùa Địa Ngục. Tôi đã rất ngạc nhiên trước con đường nhỏ có những vạt hoa trắng li ti như bông sao nhỏ rơi vương khắp lối. Hoa rụng lả tả, hoa mắc cả vào mạng nhện. Hoa rơi trên những tán lá dương xỉ xanh mướt.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 6
Bao bông hoa sao li ti vương mắc vào mạng nhện
Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 7
Hoa rơi trên những tán Dương xỉ xanh mướt

Trên đường, tôi bắt gặp khá nhiều cây cỏ có màu sắc kì lạ, bắt mắt. Những người đi rừng thường truyền tai nhau, những loại quả trong rừng nếu có màu sắc sặc sỡ, nổi bật thì rất độc, không nên đụng vào hay ăn thử.
Điều đặc biệt tiếp theo khiến tôi ngạc nhiên đó là những cây phong lá đỏ rải rác khắp khu rừng. Mùa thu về, lá phong đang đổi màu. Có những cây đang thay áo, lá chuyển từ xanh sang đỏ, mang cái hi vọng của mùa phong đỏ lá về rừng. Thỉnh thoảng, bạn để ý, sẽ tìm thấy những chiếc lá phong chưa chuyển màu hẳn, còn nửa xanh nửa đỏ, màu lá trộn lẫn rất đặc biệt. Ai đó mong mỏi đi tìm một chiếc lá phong mơ màng, thì rừng Tam Đảo sẽ là điểm đến ấn tượng cho bạn đó.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 8
Lá phong đỏ cho mùa thu lạc lối

Bước chân qua bao con đường, bao thảm thực vật đa dạng, tôi cũng đặt chân đến được chùa Địa Ngục. Ban đầu, tôi tưởng tượng đây sẽ là nơi âm u, hoang vu và có chút rùng rợn cho hợp với cái tên “Địa Ngục”. Nhưng rất bất ngờ với khung cảnh nơi đây. Trước khi đến khu chùa là một con đường với hàng trúc xanh non hai bên rất ấn tượng. Ở đây có vẻ là nơi trúc được sống trọn vẹn cuộc đời của nó nhất. Lá mơn mởn và bụi to khỏe, đẹp tinh tế. Nắng liên xiên chiếu qua từng tán lá, chiếu ngang vai người lữ khách. Những cây cầu bắc ngang lối thật tiên cảnh.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 9
Nắng xiên nhẹ tán trúc, chiếu ngang vai kẻ lữ khách miền xa

Khu chùa được xây khá kì lạ. Chùa được dựng lên và phủ bằng những tấm bạt lớn, bên ngoài có nẹp bằng các thanh nứa đều nhau. Thật chẳng hiểu vì sao, tôi đã nghĩ, đến chùa Địa Ngục mà cứ ngỡ lạc đến chốn bồng lai? Liệu có phải người xưa đã đặt cái tên có chút “ma quái” này để giấu đi chốn tiên cảnh bình yên này ngủ sâu mãi trong lòng núi? Cái thực đan cái hư, càng làm cho khu rừng ‘rừng ma Ao Dứa” và chùa Địa Ngục có thêm sức hấp dẫn lạ kì, nhưng cũng làm cho người ta có chút e ngại và kiêng dè.

Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 11
Lạc vào 'thiên đường' trên hành trình tìm Chùa Địa Ngục 10
Khu chùa dựng lên bằng những tấm bạt lớn với tên gọi có chút ma quái “chùa Địa Ngục”

Một chuyến đi khá ấn tượng. Tôi đã được tận hưởng những phút giây thư thái và khám phá những con đường đẹp mộng mị như vậy. Không quá vất vả, không mất nhiều thời gian. Bạn hãy thu xếp công việc để cuối tuần tìm đến nơi đây, cùng khám phá chốn bồng lai này để cảm nhận được những điều tôi đã trải qua. Chúc các bạn tìm được thiên đường trên hành trình khám phá chùa Địa Ngục!

Hạnh My - Hachi8

Khám phá đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

(iHay) Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.


Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trungĐền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung 
Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo.
Một người bán hàng nói với chúng tôi rằng có tổng cộng 300 bậc dẫn lên đền thờ. Vừa đi vừa nhẩm đếm, và chúng tôi choáng váng trước vẻ đẹp của rừng trúc mọc thẳng lối hai bên lối đi, giống như vừa lạc vào thế giới tuyệt diệu của những bộ phim cổ trang. Những ánh nắng yếu ớt xuyên qua rừng trúc, biến mọi thứ trở nên lung linh, huyền ảo... Mê hoặc bởi lối đi tuyệt vời, chúng tôi đặt chân đến tận khu vực cao nhất của đền mà không hề cảm thấy mệt mỏi.
Đền thờ là nơi tâm linh nổi tiếng nhất của khu vực này, chính bởi vị trí và cảnh sắc của nó. Từ trên cao của đền nhìn xuống thị trấn Tam Đảo, cảm thấy thị trấn nhỏ như một cao nguyên bình yên. Vì vậy mà mỗi khi đến Tam Đảo, du khách không quên khám phá đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, vừa vì tâm linh, vừa tìm đến với những khoảnh khắc không thể nào quên được trong những chuyến đi của cuộc đời mình...
Đường lên với hơn 300 bậc thangĐường lên với hơn 300 bậc thang
Rừng trúc hai bên lối đi hiện ra đầy bất ngờRừng trúc hai bên lối đi hiện ra đầy bất ngờ
Giống như lạc vào thế giới của một bộ phim cổ trangGiống như lạc vào thế giới của một bộ phim cổ trang
Ánh nắng yếu ớt xuyên qua rừng trúc thật huyền ảoÁnh nắng yếu ớt xuyên qua rừng trúc thật huyền ảo
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn sau 300 bậc thangĐền Bà Chúa Thượng Ngàn sau 300 bậc thang
Nhiều người đến với Tam Đảo đều muốn đặt chân đến đềnNhiều người đến với Tam Đảo đều muốn đặt chân đến đền
Đền trong nắng sớmĐền trong nắng sớm
Một khu đền mới được xây dựngMột khu đền mới được xây dựng
Bên cạnh những cũ kỹ, rêu phongCũ kỹ, rêu phong
Một lối đi dẫn lên khu đền thờ cao hơnMột lối đi dẫn lên khu đền thờ cao hơn
Không ít du khách đến để khấn xinKhông ít du khách đến để khấn xin
Từ đền thờ nhìn xuống, thị trấn Tam Đảo như một cao nguyên bình yên
Từ đền thờ nhìn xuống, thị trấn Tam Đảo như một cao nguyên bình yên
Du ký của Diệu Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét