Bài, ảnh: Phúc Lộc
(Dân Việt) Ai đã từng thưởng thức nhiều món ngon từ sò, ốc mà chưa nếm mùi con ốc móng tay coi như chưa tận hưởng hết những món quà của biển.
Người sành điệu khi chọn món ốc móng tay để nhâm nhi thường chọn những buổi chiều, tiết trời lành lạnh. Lúc đó bạn bè có dịp ngồi vây quanh bếp than hồng, nhìn ngọn lửa bập bùng, tay vân vê gỡ từng con ốc nóng hổi, vừa ăn vừa hàn huyên tâm sự thật không gì thú vị bằng.
Ốc móng tay còn gọi là con móng tay, con ngón tay vì hình dáng nó như ngón tay, thon, dài. Vỏ ốc gồm hai mảnh khép lại tạo thành hình ống, màu vàng nâu, bên trong là một khối thịt màu trắng sữa. Loài ốc này sống dọc theo các bãi biển và nằm sâu trong đất bùn hoặc cát với tư thế thẳng đứng. Ngoài ốc móng tay con nhỏ, ở đảo Phú Quốc còn có một loại móng tay to, dân đi biển gọi là “móng tay chúa” hình tròn, dài, giống như trái chuối, mình giẹp. Khi nướng chín hai mảnh vỏ tự tách ra, hiện lên một khối thịt tròn đầy, mềm mại, mùi vị thật thơm ngon hấp dẫn.
Các nhà hàng, quán ăn đặc sản biển ở Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Tre, Phú Quốc (Kiên Giang), bãi biển Tân Thành (Gò Công) thường chế biến móng tay thành nhiều món ngon hấp dẫn, phổ biến nhất là món hấp, xào tía tô, xào tỏi, xào rau răm, hương vị đậm đà, mùi vị đặc trưng. Đặc biệt, móng tay chúa ngon nhất là nướng mỡ hành trên lửa than. Khi ốc vừa chín, các đầu bếp dùng muỗng múc một ít mỡ hành rưới đều lên từng con, rắc thêm đậu phộng rang khiến cho mùi thơm lan tỏa, người ngồi bàn tiệc khó mà cưỡng lại được. Món này chấm với muối tiêu chanh càng giúp cho mùi vị thơm ngon, đậm đà và quyến rũ. Thịt ốc móng tay vừa dai vừa giòn pha chút vị béo của mỡ và mùi thơm của hành khiến cho người ăn càng lúc càng hứng thú.
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt sò, ốc tuy dân dã nhưng giàu chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà tại các khu du lịch biển hoặc ngoài đảo xa có rất nhiều quán nướng bày bán các loại hải sản tươi sống như tôm, cua, cá, sò, ốc nhưng đa phần khách du lịch đều dừng chân ở các quán ốc để vừa nhâm nhi vừa kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện đánh bắt ngoài khơi, chuyện nào cũng hấp dẫn và thấm đậm tình người.
Ốc móng tay còn gọi là con móng tay, con ngón tay vì hình dáng nó như ngón tay, thon, dài. Vỏ ốc gồm hai mảnh khép lại tạo thành hình ống, màu vàng nâu, bên trong là một khối thịt màu trắng sữa. Loài ốc này sống dọc theo các bãi biển và nằm sâu trong đất bùn hoặc cát với tư thế thẳng đứng. Ngoài ốc móng tay con nhỏ, ở đảo Phú Quốc còn có một loại móng tay to, dân đi biển gọi là “móng tay chúa” hình tròn, dài, giống như trái chuối, mình giẹp. Khi nướng chín hai mảnh vỏ tự tách ra, hiện lên một khối thịt tròn đầy, mềm mại, mùi vị thật thơm ngon hấp dẫn.
Ốc móng tay chúa tươi sống.
Thông thường, dân biển muốn săn bắt ốc móng tay, họ phải chờ lúc thủy triều xuống để lội ra xa bờ tìm bắt từng con rất vất vả. Loài ốc này chỉ mới được khai thác gần đây nhờ các tay sành điệu ẩm thực phát hiện ra thịt chúng mềm, mùi vị thơm ngon không thua gì các loại ốc len, ốc hương, sò lông, sò huyết ... Các nhà hàng, quán ăn đặc sản biển ở Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Tre, Phú Quốc (Kiên Giang), bãi biển Tân Thành (Gò Công) thường chế biến móng tay thành nhiều món ngon hấp dẫn, phổ biến nhất là món hấp, xào tía tô, xào tỏi, xào rau răm, hương vị đậm đà, mùi vị đặc trưng. Đặc biệt, móng tay chúa ngon nhất là nướng mỡ hành trên lửa than. Khi ốc vừa chín, các đầu bếp dùng muỗng múc một ít mỡ hành rưới đều lên từng con, rắc thêm đậu phộng rang khiến cho mùi thơm lan tỏa, người ngồi bàn tiệc khó mà cưỡng lại được. Món này chấm với muối tiêu chanh càng giúp cho mùi vị thơm ngon, đậm đà và quyến rũ. Thịt ốc móng tay vừa dai vừa giòn pha chút vị béo của mỡ và mùi thơm của hành khiến cho người ăn càng lúc càng hứng thú.
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt sò, ốc tuy dân dã nhưng giàu chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà tại các khu du lịch biển hoặc ngoài đảo xa có rất nhiều quán nướng bày bán các loại hải sản tươi sống như tôm, cua, cá, sò, ốc nhưng đa phần khách du lịch đều dừng chân ở các quán ốc để vừa nhâm nhi vừa kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện đánh bắt ngoài khơi, chuyện nào cũng hấp dẫn và thấm đậm tình người.
Ốc móng tay tươi sống (loại nhỏ) bày bán tại bãi biển Tân Thành (Gò Công).
Ốc móng tay (loại nhỏ) xào tỏi.
Móng tay chúa nướng mỡ hành.
Chuyện ly kỳ về ốc móng tay
Đặc sản Cần Giờ, có lẽ sau con ốc mỡ, cá dứa phải kể đến con móng tay to bằng... móng chân. Để bắt được nó, các ngư dân xã đảo Thạnh An phải trầm mình trong nước biển sâu, dò tìm từng con một. Rồi họ cố hít thở thật sâu, lặn xuống mò mẫm.
Gian nan là vậy, song mức giá mua vào của các nhà hàng ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM cũng khá xứng đáng: 180.000 - 200.000đồng/kg. Chỉ cần họ kiếm được 10 - 12 con đã đầy một ký.
Công bằng mà nói, thịt ốc móng tay khủng ở đây hơi lạt và dai hơn loại thường. Tuy nhiên chính kích cỡ bệ vệ của nó, phần nào tạo cảm giác thỏa mãn cho những ánh mắt háo hức của thực khách thích chinh phục hoặc khám phá ẩm thực vùng miền.
Hấp đúng cách, lưỡi ốc móng... chân giòn quên thôi - Ảnh: Tạ Tri
Mặc dù vậy, công năng chính của thực phẩm vẫn là ngon - bổ, chứ không phải đồ sộ. Thế nên, rất cần những những đầu bếp thiện nghệ xắn tay vào.
Bếp trưởng Trần Minh, kiêm chủ nhà hàng Duyên Hải ở Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM rất giỏi đạo diễn nguyên liệu hải sản. Ông cười tủm tỉm chia sẻ: “Canh lửa là việc quan trọng nhất trên đời. Nếu không, thua trắng!”
Cụ thể, với loại ốc quá khổ này, người chế biến phải canh lửa sao cho vừa chín tới, ở món hấp. Sau đó, có thể “son phấn” ít muỗng mỡ hành, để dậy hương thơm và gia tăng độ béo ngọt trước khi chào bàn.
Ngay cả khi nướng, đầu bếp cũng phải hấp sơ con móng... chân. Bởi nếu nướng trực tiếp trên bếp than, lượng nước trong ốc nhiều gấp 2 - 3 loại thường sẽ trào ra, gây tắt bếp và hôi khói. Món này, có thể gia thêm ít bơ ngon, để con móng tay Quý Phi thêm sang trọng.
Ốc móng tay đại luôn nổi bật trong nhóm hải sản Cần Giờ - Ảnh: Tạ Tri
Thế nhưng, đỉnh cao của con ốc đẫy đà kia là món tái. Thoạt nhìn, nó tươi nguyên như đang còn sống. Ăn vào, mới hay đã chín. Nhờ nước “kíp chấp”, một loại xốt chuyên làm chín tái hải sản của người Hoa. Cộng hưởng cùng mùi thơm thanh, chua dịu của giấm nếp; với chút ngọt béo của đường thốt nốt và chất cay nồng của riềng, nghệ..., khiến chiếc lưỡi con móng tay... lực sĩ giòn ngọt thật sâu đậm! Còn khách đồng điệu nhâm nhi mê mệt - đến quên lối về!
Biến đổi khí hậu ngày càng quá quắt, làm thời tiết trời Nam thêm đỏng đảnh - nắng mưa bất chợt. Đừng lo! Đã có nồi cháo... người tình ứng phó. Bằng cách, bằm hạt lựu ruột con móng tay “vua”, thả vào nồi cháo nếp loãng đang nhừ, sôi bập bùng. Tăng cường thêm ít tép bạc tươi giã ba sồn, cho nước cháo càng ngọt ngất!
Và không thể thiếu mớ nấm: rơm, đùi gà, bào ngư; cùng dĩa rau đắng + giá tươi + gừng củ xắt nhuyễn và chén hành tiêu nồng nàn.
Khổ nhất là, tâm huyết giữ gìn vóc ngọc đang bị lung lay dữ dội, trước làn sóng cám dỗ ngọt ngào của con siêu... hai mảnh!
(Theo Sài Gòn Ẩm Thực)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét