Hai Miệt Vườn
(Dân Việt) Đến trung tâm thành phố Cà Mau, theo tỉnh lộ băng qua rừng U Minh, quê nhà của vua "nói dóc" Ba Phi khoảng hơn 40 cây số nữa bạn sẽ đến với một cụm đảo đẹp và kỳ thú với nhiều nét hoang sơ.
Đây là một cụm hòn nằm nhô cao khoảng 50m so với mặt nước biển, gồm các hòn liền nhau: hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,4ha, thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Bia di tích
Ngoại trừ Hòn Trọi nhỏ bé nằm giữa hai Hòn Ông Ngộ và Hòn Đá Bạc, chỉ toàn đá là đá, còn lại hai hòn kia đều được phủ rợp bóng cây rừng xanh mướt, cây cối mọc um tùm. Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh).
Cây trên Hòn Đá Bạc
Trên đỉnh cao nhất của hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải, nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Cá Ông cứu người, dạt vào Kinh Chùa (Sông Đốc) ngày 20.5.1995.
Tượng đài “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” được xây dựng tại khu di tích quốc gia Hòn Đá Bạc - trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12. Tượng đài có chiều cao 21m. Trong hơn 3 năm đấu tranh Chuyên án CM12 (1981-1984), lực lượng an ninh Việt Nam đã lập nên một kỳ tích: Đón bắt 18 chuyến xâm nhập, 189 tên biệt kích, 300 tấn vũ khí, 14 tấn tiền giả, 2 tàu vận tải; triệt phá thành công cuộc nhập biên phá hoại của bọn phản động lưu vong do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, bóc gỡ 10 tổ chức phản động trong nước. Kế hoạch CM 12 là một chiến dịch phản gián có quy mô lớn cả về thời gian, không gian và bố trí lực lượng đấu tranh của lực lượng an ninh Việt Nam.
Trường đường ra Hòn, các bạn còn có thể xem hoặc tham gia cùng người dân nơi đây cạy hàu, câu cá nâu, câu cá ngát, câu mực…
Đá ở Hòn Đá Bạc
Đài tưởng niệm chiến thắng
Đường vào Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc nhìn từ xa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét