Bài, ảnh: Hồng Khuyên
(Dân Việt) Trong dịp Lễ Sene Dolta, bánh gừng mang biểu tượng của sự thủy chung, tình nghĩa đậm đà. Và món bánh gừng cũng luôn có mặt trong các thực phẩm mà người Khmer dâng lên chùa, cho các nhà sư làm phước.
Ở vùng đất Sóc Trăng – Trà Vinh, đồng bào Khmer sinh sống cộng cư cùng nhiều dân tộc anh em Kinh, Chăm, người Hoa... Tự bao đời nay, tình nghĩa keo sơn, gắn bó giữa các dân tộc nơi đây được đắp bồi, đùm bọc, yêu thương. Hàng ngày, bà con cùng ra vườn trồng rau, ra đồng cày cấy lúa, nếp. Sự giao thoa trong văn hóa sinh hoạt và trong ẩm thực đã làm nên sự phong phú cho các món ăn ngon nổi tiếng ở miền đất này. Từ thực tế điền dã, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với bè bạn gần xa món bánh gừng của bà con Khmer ở nơi đây.
Những ngày cuối tháng Tám âm lịch cũng là lúc người Khmer tiến hành lễ cúng cơm cho ông bà đã khuất - Lễ Sel Dol ta. Cũng như nhiều lễ tết khác như Chuôl Chnam Thmay hay trong đám cưới, đám hỏi, … những cái bánh gừng là không thể thiếu.
Món bánh gừng làm từ nguyên liệu chính là nếp. Nếp trắng vo sạch, để ráo đêm quết thành bột, khi quết dùng sàng rây nhiều lần để giã cho thật nhuyễn. Theo nhiều người có kinh nghiệm thì quết bột càng nhuyễn, bánh càng nổi lớn. Bột giã xong, đem phơi cho thật khô. Sau đó, lấy lòng trắng trứng vịt đánh nổi, cho bột vào quậy đến sền sệt, sau đó nắn thành hình củ gừng. Có lẽ vì thế mà dân gian kêu tên bánh như vậy. Thực ra, bánh không sử dụng chất liệu từ củ gừng để làm bánh.
Bắc chảo mỡ nóng, thả bánh vào chiên. Bánh nổi lớn, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng sền sệt. Bí quyết của cách làm bánh này là khi cho bột vào lòng trắng trứng vịt sau cho vừa phải liều lượng thì bánh mới nổi đều. Khi chiên phải lẹ tay lật bánh qua lại. Bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Khi chiên lần đầu xong, mỡ dư muốn chiên nữa thì phải chờ mỡ nguội, nếu chiên lại khi mỡ còn nóng, bánh sẽ sượng, không nổi.
Chiếc bánh gừng mang biểu tượng của sự thủy chung, tình nghĩa đậm đà. Và món bánh gừng cũng luôn có mặt trong các thực phẩm mà người Khmer dâng lên chùa, cho các nhà sư làm phước.
Những ngày cuối tháng Tám âm lịch cũng là lúc người Khmer tiến hành lễ cúng cơm cho ông bà đã khuất - Lễ Sel Dol ta. Cũng như nhiều lễ tết khác như Chuôl Chnam Thmay hay trong đám cưới, đám hỏi, … những cái bánh gừng là không thể thiếu.
Bánh gừng không thể thiếu trong mâm lễ dâng lên chùa.
Người miền Tây Nam bộ nói chung, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng – Trà Vinh nói riêng thường ưa món ăn khẩu vị ngọt và béo. Có lẽ đó là những năng lượng cần thiết giúp cho người lao động chân tay thêm dẻo dai. Và nằm trong dòng chảy đó, bánh gừng khi nặn xong thì người ta đem bánh chiên.Bắc chảo mỡ nóng, thả bánh vào chiên. Bánh nổi lớn, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng sền sệt. Bí quyết của cách làm bánh này là khi cho bột vào lòng trắng trứng vịt sau cho vừa phải liều lượng thì bánh mới nổi đều. Khi chiên phải lẹ tay lật bánh qua lại. Bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Khi chiên lần đầu xong, mỡ dư muốn chiên nữa thì phải chờ mỡ nguội, nếu chiên lại khi mỡ còn nóng, bánh sẽ sượng, không nổi.
Chiếc bánh gừng mang biểu tượng của sự thủy chung, tình nghĩa đậm đà. Và món bánh gừng cũng luôn có mặt trong các thực phẩm mà người Khmer dâng lên chùa, cho các nhà sư làm phước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét