Bài, ảnh: Ngọc Vũ
(Dân Việt) Nằm bên dòng sông Ô Lâu thơ mộng, làng cổ Hội Kỳ với những căn nhà rường trên 100 năm tuổi càng tôn lên vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, một nét hồn thơ. Những ngôi nhà này đã được trả giá vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn lắc đầu không bán.
Làng cổ Hội Kỳ có lịch sử trên 500 năm, nay thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Độc đáo hơn, ở ngôi làng này hiện vẫn còn khoảng 20 ngôi nhà rường có tuổi đời 100-200 năm tuổi.
Nhà rường ở làng cổ Hội Kỳ chủ yếu được làm từ gỗ mít xưa. Để làm được nhà rường cần những thợ lành nghề, kỹ thuật cao, biết cách ghép nối ngôi nhà thành một khối vững chắc bằng những then gỗ, rui mèn…
Ở làng cổ Hội Kỳ, những ngôi nhà rường được nhiều khách tới trả giá vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nhưng chủ nhân đều từ chối vì muốn lưu giữ nét văn hóa truyền thống cha ông.
Nhà rường ở làng cổ Hội Kỳ chủ yếu được làm từ gỗ mít xưa. Để làm được nhà rường cần những thợ lành nghề, kỹ thuật cao, biết cách ghép nối ngôi nhà thành một khối vững chắc bằng những then gỗ, rui mèn…
Ở làng cổ Hội Kỳ, những ngôi nhà rường được nhiều khách tới trả giá vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nhưng chủ nhân đều từ chối vì muốn lưu giữ nét văn hóa truyền thống cha ông.
Những ngôi nhà rường có nhiều cây, hoa xung quanh tạo cảnh quan đẹp và thơ mộng.
Khoảng sân và nền nhà được lát bằng gạch ba sàng đã phủ rêu phong bởi thời gian.
Bên trong căn nhà rường của bà Dương Thị Hường (96 tuổi). Nhà rường thường là nhà ba gian.
Hầu hết ngôi nhà được chạm khắc một cách tinh tế từ kèo cột cho đến bàn ghế.
Nơi thờ tự được thiết kế khá cầu kì, nổi bật nét trang trọng.
Trên mái nhà thường có trát (giống như la phong) ở giữa gian tiếp khách.
Đòn tay, cột kèo mái nhà được khớp nối tinh tế.
Mái nhà được lợp bằng ngói liệt.
Tường của nhà được xây bằng gạch thẻ hoặc gạch vồ để mùa đông ấm, mùa hè mát mẽ.
Cánh cửa ngôi nhà rường của bà Dương Thị Hường có nhiều vết đạn bắn thời chiến tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét