Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh

Cây cầu nhỏ hứa hẹn sẽ là một điểm đến để người dân và du khách tham quan, được làm theo mô hình biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Phiên bản Chùa Cầu Hội An được xây dựng trong công viên Hội An (TP Thanh Hóa) với chiều dài 10 m, rộng 4 m, lòng cầu 2,2 m. 
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Công trình được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày hai thành phố kết nghĩa theo Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam (12/2/1960 - 12/2/2015). Đây là quà tặng của TP Hội An dành cho TP Thanh Hóa.
 
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Bên cạnh cầu cũng có một khu nhà thờ diện tích 3x3 m, thờ Bắc Đế Trần Võ - giống phiên bản thật.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu là gỗ, gạch, ngói, xi măng... Đó cũng là các nguyên vật liệu xây dựng Chùa Cầu ở Hội An.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Chùa được bắc qua một hồ nước nhỏ. Du khách đi qua cầu cũng sẽ có cảm giác như đi qua Chùa Cầu Hội An phiên bản thật, bắc qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn (Quảng Nam).
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Bốn góc của Chùa Cầu ở xứ Thanh được đặt bốn linh vật, một bên là hai tượng khỉ (Thân), bên kia là hai tượng Tuất (Chó).
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Một họa tiết tại chùa Cầu (TP Thanh Hóa) được phục dựng.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Nghệ thuật gốm sứ trên mái cầu được làm rất giống phiên bản thật. Các lớp ngói âm dương lợp kín cả cầu.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Chùa Cầu là cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An (Quảng Nam). Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên còn có tên Cầu Nhật Bản, dù kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, cây cầu được coi như là một thanh kiếm đâm xuống con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa phần cầu. Từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Ảnh: Hà Nam.
Nguyễn Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét