Công Xuân
(Dân Việt) Khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg.
Theo lời người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì cũng là cua biển, thế nhưng không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá (hay còn gọi là cua dẹp) sống ở khu vực có hang, hốc đá ven bờ trên đảo. Thức ăn của nó là lá, cây cỏ, rong rêu... mọc tự nhiên.
"Vào thời điểm đó, vùng biển ven bờ trên đảo tôm cua nhiều vô số kể và thịt thơm ngon, vỏ lại mềm. Trong khi đó phần vỏ của loài cua này cứng như đá, bề ngoài trông xấu xí nên không mấy người bắt ăn", bác Nguyễn Văn Bừng (53 tuổi), người dân nơi đây giải thích.
Tuy nhiên vài năm gần đây, khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Đó là lý do cua đá bị người dân săn lùng ráo riết, trở nên hiếm dần.
Vì vậy anh Bùi Văn Huệ (sinh 1975, ở xã An Bình (đảo Bé), huyện Lý Sơn) đã nảy sinh ý tưởng nuôi loại cua này. Theo đó năm 2007, trên khoảng 100m2 đất vườn phía sau nhà, anh Huệ đầu tư khoảng 10 triệu đồng để xây tường, giăng lưới rồi nhặt đá chất thành từng đống nhỏ ở bên trong làm nơi trú ngụ để nuôi, với thức ăn là các loại rau muống, rau lang, cơm thừa.
Không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá sống ở gành có hang, hốc đá ven bờ trên đảo.
Qua quan sát thì phần mai và các chi của cua đá có màu nâu tím, còn phần bụng dưới có hơi vàng.
Cua đá thường đi ăn vào ban đêm, còn ban ngày trú ẩn trong các hang đá.
Người dân đảo Bé kể: Đến giữa những năm của thập kỷ 90, cua đá ở đây vẫn nhiều vô số mà chẳng mấy ai bắt. Vào mùa nắng nóng, ban đêm người dân nơi đây thường ngủ không đóng cửa. Nên sáng ra quét nhà cua đá bò vào ngổn ngang khắp thềm, phải bắt bỏ ra lại bên ngoài sân."Vào thời điểm đó, vùng biển ven bờ trên đảo tôm cua nhiều vô số kể và thịt thơm ngon, vỏ lại mềm. Trong khi đó phần vỏ của loài cua này cứng như đá, bề ngoài trông xấu xí nên không mấy người bắt ăn", bác Nguyễn Văn Bừng (53 tuổi), người dân nơi đây giải thích.
Tuy nhiên vài năm gần đây, khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Đó là lý do cua đá bị người dân săn lùng ráo riết, trở nên hiếm dần.
Vì vậy anh Bùi Văn Huệ (sinh 1975, ở xã An Bình (đảo Bé), huyện Lý Sơn) đã nảy sinh ý tưởng nuôi loại cua này. Theo đó năm 2007, trên khoảng 100m2 đất vườn phía sau nhà, anh Huệ đầu tư khoảng 10 triệu đồng để xây tường, giăng lưới rồi nhặt đá chất thành từng đống nhỏ ở bên trong làm nơi trú ngụ để nuôi, với thức ăn là các loại rau muống, rau lang, cơm thừa.
Khu vực nuôi cua của anh Huệ
Người thân của anh Huệ đang bắt cua đá nuôi để bán
Cân cua để chuẩn bị đưa đi bán
Thấy cua phát triển tốt và lợi nhuận mang lại tương đối, vì vậy gần cuối năm 2011, anh Huệ đầu tư mở rộng diện tích lên 600m2. Anh Huệ là người duy nhất ở Quảng Ngãi hiện đang nuôi cua đá biển.
Anh Huệ, người duy nhất ở Quảng Ngãi nuôi đặc sản cua đá
Anh Huệ cho biết: "Cua giống là loại nhỏ bắt ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 30-50gram/con, với giá từ 150.000-250.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi từ 6 tháng - 1 năm thì có thể xuất bán, với trọng lượng đạt từ 0,1-0,3kg/con. Vì nuôi theo hình thức mua con nhỏ bỏ vào, khi ai có nhu cầu thì bắt cua lớn bán ra nên không thể tính lợi nhuận cụ thể được". Tuy nhiên với tổng số lượng cua lớn nhỏ đang nuôi hiện ước trên 3000 con, sau khi trừ chi phí đã mang lại một nguồn thu khá cho gia đình anh Huệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét