Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Đền Long Giàn

Ngôi đền ấy tọa lạc trên một vùng đất có diện tích hơn 1.000 m2 nằm bên bờ sông Long Giàn và cạnh đường 1B cũ (đường từ Cầu Linh Nham đi Đèo Khế). Xưa kia đền thuộc địa phận xã Long Giản, tổng Quỳnh Sơn, huyện Vũ Nhai (nay là xóm Long Giàn, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ).
Đền Long Giàn thờ Mẫu, đền còn là nơi thờ Hai Bà Trưng, thể hiện sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với người Anh hùng dân tộc. Đền được xây dựng từ rất lâu, trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” ta đã phá một phần đền, sau này nhân dân địa phương đã tập trung để khôi phục lại, vì vậy những nét kiến trúc trong đền hiện nay chủ yếu là của thế kỷ XX.

Giữa ban thờ là Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bên phải thờ đức Hoàng Mười. Bên ngoài là Cung Mẫu, chính trên là bức đại tự “Mẫu nghi thiên hạ”. Gian cộng đồng (phía ngoài) chia làm 3 gian. Giữa là ban thờ có 4 cung. Cung trên, ở giữa là đức Vua cha Ngọc Hoàng, bên trái là Nam Tào, bên phải là Bắc Đẩu. Cung dưới, ở giữa thờ quan Đệ Nhất, bên trái thờ quan Đệ Nhị, bên phải thờ quan Đệ Tam. Cung dưới cùng thờ Hoàng Bẩy, Hoàng Bơ.
  Đền Long Giàn
Cũng tại ngôi đền này trung tuần  tháng 10 năm 1947, trên đường đi công tác từ Định Hóa sang Võ Nhai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thắp hương. Đền Long Giàn được đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội đền Long Giàn hàng năm được tổ chức ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch).

Nguyễn Ngọc Lâm (Đồng Hỷ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét