Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp liên tục bóc lột, áp thuế lên dân ta




B.T sưu tầm, SGK Sử 8 



Mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp liên tục bóc lột, áp thuế lên dân ta

Sau khi thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

Tổ chức bộ máy Nhà nước
Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. 
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh; đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
Mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp liên tục bóc lột, áp thuế lên dân ta - Ảnh 1.
Văn phòng phủ Thống sứ Bắc kì (Nguồn ảnh: luutru.gov.vn)
Chính sách kinh tế
Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt rộng đất. Ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có 182000 hecta ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng Giáo hội Thiên Chúa đã chiếm ¼ diện tính cày cấy ở Nam Kì.
Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.
Trong công nghiệp, trước hết thực dân Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại.
Năm 1912, sản lượng khai thác than đá tăng gập hai lần sản lượng năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp đã khai thác hàng vạn tấn quặng kèm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kilogram vàng và bạc
Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường vải sợi... cũng đem lại cho chúng nguồn lợi lớn.
Mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp liên tục bóc lột, áp thuế lên dân ta - Ảnh 2.
Ga Hà Nội năm 1900 (Nguồn ảnh: kientrucvietnam.org.vn)
Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đường bộ vương tới những nơi xa xôi hẻo lánh. Đường thủy ven biển và kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để.. Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2059km.
Để năm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hóa các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
Pháp tiến hành đánh các thức thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt,...
Chính sách văn hóa giáo dục
Mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp liên tục bóc lột, áp thuế lên dân ta - Ảnh 3.
Học sinh bậc Trung học ở tỉnh thời Pháp thuộc.
Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, song trong một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp. Về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc:
-Bậc Ấu học ở xã thôn (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ);
-Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán và Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện;
-Bậc Trung học ở tỉnh (dạy chữ Hán, Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc).



Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 



Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận câu kết với đế quốc đế áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi.
Các vùng nông thôn
Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận câu kết với đế quốc đế áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
Cuộc sổng của người nông dân cơ cực trăm bề.
Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong các làng. Nông dân bị phá sản, một số người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ, một số bỏ đi làm phu cho các đổn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ như cắt tóc, kéo xe hoặc làm bồi bếp, con sen, ở vú; một số rất nhiều làm công ở các nhà máy. hầm mỏ của tư bàn Pháp và Việt Nam.
Ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống của người nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.
Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa - Ảnh 1.
Công nhân Việt Nam trong hầm mỏ thời Pháp thuộc
Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mĩ Tho...
Xã hội Việt Nam biến đổi sau khi Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa - Ảnh 2.
Nhà hát lớn Hà Nội, hoàn thành năm 1911
Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó có khoảng 10 vạn ngưòi.
Phần lớn họ xuất thân từ nông dân. không có ruộng đất nên phài tìm đến các hầm mỏ. nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương. Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...).
Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
"Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả".
(Nguyễn Hàm)
Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.



Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 



Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra

Từ Đông Du, Đông kinh nghĩa thục đến các phong trào chống thuế ở Trung Kỳ lần lượt nổ ra khắp cả nước.  




Sau khi phong trào cần vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo hướng mới lại tiếp tục nổ ra vào những năm đầu thế kỉ XX.
Phong trào Đông Du (1905 - 1909)
Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, có một số người muốn dựa vào Nhật Bản. Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.
Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 1.
Phan Bội Châu (1867-1940)
Để thực hiện ý định trên, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du.
Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9 - 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Cùng thời với phong trào Đông du, ở Bắc Kì có một cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản.
Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành v.v... mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông kinh nghĩa thục
Chương trình học gồm các bài về Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường học. các nhà Nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình vănn và xuất bản sách báo. Các hoạt động này nhằm bổi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 2.
Lương Văn Can (1854 - 1927)
Lúc đầu, trường hoạt động chủ yếu ỏ nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra ngoại thành và các tĩnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Số học sinh có lúc lên tới 1000 người.
Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí,
Vũ Hoành v.v... bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc.
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 3.
Phan Châu Trinh, trí sĩ nổi tiếng nhất phong trào Duy tân
Cũng trong những năm đầu thê kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng v.v... 

Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, bát bó, tù đày, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú: mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... 

Thế chiến I bùng nổ, Pháp càng điên cuồng vơ vét thuộc địa, cả ở Việt Nam

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 

Thế chiến I bùng nổ, Pháp càng điên cuồng vơ vét thuộc địa, cả ở Việt Nam

Hàng vạn tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp khai thác. Chúng còn bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến
Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Số lính thợ người Đông Dương cung cấp cho chiến tranh chiếm ¼ tổng số lính thợi trong tất cả các thuộc địa của Pháp.
Từ chỗ chuyên canh cây lúa, nay nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh, như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su. Việc tăng cường bắt nông dân đi lích và thu hẹp diện tích trồng lúa đã làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút, đời sống nông dân càng thêm khốn khổ.
Hàng vạn tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp khai thác. Chúng còn bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.
Thế chiến I bùng nổ, Pháp càng điên cuồng vơ vét thuộc địa, cả ở Việt Nam - Ảnh 1.
Binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia Thế chiến thứ nhất
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
Nhân khi thực dân Pháp thực hiện chiến dịch bắt lính ráo riết để đưa sang chiến trường châu Âu, những người yêu nước tiến bộ của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo, đã bí mật liên lạc với số binh lính bị tập trung tại thành phố Huế và mời vua Duy Tân (lên ngôi năm 1907) tham gia cuộc khởi nghĩa.
Kế hoạch khởi sự được dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế. Song việc chuẩn bị của những người lãnh đạo có nhiều sơ hở nên kế hoạch bị bại lộ. Các trại lính người Việt đều bị đóng cửa, khí giới bị tước. Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt và sau đó bị kết án tử hình. Vua Duy Tân bị truất ngôi rồi đưa đi đày ở châu Phi.
Một cuộc khởi nghĩa khác của binh lính cũng nổ ra ở Thái Nguyên vào năm 1917. Nhờ hàng ngày tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến, một số binh lính do Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn) cầm đầu được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị tiến hành khởi nghĩa.
Thế chiến I bùng nổ, Pháp càng điên cuồng vơ vét thuộc địa, cả ở Việt Nam - Ảnh 2.
Trịnh Văn Cấn - tức Đội Cấn (Ảnh: Wikipedia.com)

Cuộc chiến đấu kéo dài gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Bị thương, Đội Cấn đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của người chỉ huy và nghĩa quân anh hùng.Nghĩa quân đã giết chết viên Giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ, nhưng lại không chiếm được trại lính Pháp. Do vậy, khi viện binh Pháp kéo đến, chúng tập trung từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra làm cho nghĩa quân phải rút ra khỏi tỉnh lị. Lương Ngọc Quyến đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu.
Ngoài ra, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng nổ ra cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc, chủ yếu ở Tây Nguyên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng ( N’Trang Lơng) chỉ huy
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghê An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi.
Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin-một con tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.
Thế chiến I bùng nổ, Pháp càng điên cuồng vơ vét thuộc địa, cả ở Việt Nam - Ảnh 4.
Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, nơi Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình vĩ đại.
Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính, thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương.
Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần có những chuyển biến
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bắt đầu, những là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.



Sau Thế chiến 1, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta

B.T sưu tầm, SGK Sử 9 



Sau Thế chiến 2, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta

Pháp là nước thắng trận trong Thế chiến I, nhưng thiệt hại nặng nề về kinh tế. Để khôi phục, thực dân tăng cường khai thác các thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, thực dân Pháp thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ. Tư bán độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than), vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
Sau Thế chiến 2, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta - Ảnh 1.
Khai thác than ở Hòn Gai thời Pháp thuộc
Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm 1930, Nhiều công ti cao su lớn ra đời: Công ti Đất Đỏ, Công ti Mi-sơ-lanh, Công ti Cây nhiệt đới v.v...
Tư bản Pháp cũng chú trọng đến khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm va hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời: Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Tuyên Quang, Công ti than Đông Triều v.v...
Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định; các nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; các nhà máy diêm Hà Nội, Hàm Rồng (Thanh Hóa), Bến Thủy (Vinh); nhà máy đường Tuy Hòa (Phú Yên); nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn v.v...
Thương nghiệp phát triển hơn trước thời kì chiến tranh. Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
Giao thông vận tải được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na Sầm (1922), Vinh - Đông Hà (1927).
Sau Thế chiến 2, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta - Ảnh 2.
Một đoạn đường sắt do Pháp làm ở Việt Nam
Ngân hàng Đông Dương, đại điện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần hầu hết trong các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiện nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng (thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác).
Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam không hề thay đổi. Mọi quyền hành đều bị thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ làm bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng chút quyền tự do, dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách "chia để trị": chia nước ta thành ba kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ khác nhau; đồng thời còn chia rẻ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, giữa các tôn giáo. Bộ máy cường hào của giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn bị triệt để lợi dụng vào việc củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.
Sau Thế chiến 2, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta - Ảnh 3.
Cổng trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An (Hà Nội)
Về văn hóa, giáo dục, chúng triệt để thi hành chính sách văn hoá nô dịch nhằm gây tâm lí tự ti, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tế nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, bán dâm. v.v... Trường học được mở rất hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ có ở một số thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn...) và một số tỉnh lị, còn cácc trường đại hoc và cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là những trường chuyên nghiệp.
Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyện chính sách "khai hóa" của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với thực đân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
Xã hội Việt Nam phân hóa
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc:
Giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn ngay càng câu kết chặt cẽ hơn với thực dân Pháp. Chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đẩy mạnh bóc lột về kinh tế và tăng cường kìm kẹp, đàn áp về chính trị đối với nông dân. Cũng có một bộ phân, nhất là địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Tầng lớp tư sản ngày càng đông, nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh, giai cấp tư sản mới ra đời. Lúc đầu, phần đông trong số này là những tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay đại lí hàng hoá cho tư bản Pháp; khi đã kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, v.v…
Giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyến lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lợp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.
Do các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục ngày càng mở rộng, tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng. Họ cùng bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.
Trong khi đó, bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài, nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
Sau Thế chiến 2, Pháp tổn thất nặng nề nên càng tăng cường bóc lột nước ta - Ảnh 4.
Công nhân cạo mủ cao su thời Pháp thuộc

Giai cấp công nhân ra đời ngay trước chiến tranh, trong thời kì khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển khá nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số lượng và chất lượng; phần lớn công nhân tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch, cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.


theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét