Hồng Phú
(Dân Việt) Không gian trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện. Một bên là hình ảnh mô phỏng 36 phố phường, một bên là cổng làng Mông Phụ và nhà Trường Lang gợi nhớ lại nét văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ.
Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang tạo dựng một số kiến trúc cổ trong khu sân vườn nhà bảo tàng. Mục đích tạo dựng dãy phố xưa của Hà Nội là làm nơi tổ chức những hoạt động buôn bán, trưng bày và trình diễn những nghề thủ công truyền thống của Hà Nội.
Ông Nguyễn Tiến Đà (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) cho biết: "Tất cả các hạng mục thực hiện trong thiết kế trưng bày ngoài trời theo định hướng chung của kịch bản nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội được UBND thành phố phê duyệt, thể hiện đặc trưng lịch sử - văn hóa của Thăng Long - Hà Nội cũng như chức năng của khu trưng bày ngoài trời theo nguyên tắc bảo tàng học".
"Một bên của bảo tàng là hình ảnh mô phỏng 36 phố phường của Hà Nội, còn phía bên kia là cổng làng Mông Phụ, nhà Trường Lang, toát lên vẻ đẹp văn hóa xứ Đoài. Bên 36 phố phường chúng tôi muốn chuyển đến đó là làng nghề, phố nghề đặc trưng của Hà Nội", ông Đà cho biết thêm.
Cũng theo ông Đà: "Điều trăn trở đối với các nhà khoa học khi thiết kế trưng bày sân vườn ngoài trời của Bảo tàng Hà Nội là làm thế nào để xử lý được sự thiếu ăn nhập giữa tòa nhà bảo tàng được thiết kế theo phong cách hiện đại, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam với những thành phần kiến trúc theo phong cách truyền thống. Hy vọng sau khi hoàn thiện và đưa vào hoạt động, mọi người sẽ có cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn".
Ông Nguyễn Tiến Đà (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) cho biết: "Tất cả các hạng mục thực hiện trong thiết kế trưng bày ngoài trời theo định hướng chung của kịch bản nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Nội được UBND thành phố phê duyệt, thể hiện đặc trưng lịch sử - văn hóa của Thăng Long - Hà Nội cũng như chức năng của khu trưng bày ngoài trời theo nguyên tắc bảo tàng học".
"Một bên của bảo tàng là hình ảnh mô phỏng 36 phố phường của Hà Nội, còn phía bên kia là cổng làng Mông Phụ, nhà Trường Lang, toát lên vẻ đẹp văn hóa xứ Đoài. Bên 36 phố phường chúng tôi muốn chuyển đến đó là làng nghề, phố nghề đặc trưng của Hà Nội", ông Đà cho biết thêm.
Cũng theo ông Đà: "Điều trăn trở đối với các nhà khoa học khi thiết kế trưng bày sân vườn ngoài trời của Bảo tàng Hà Nội là làm thế nào để xử lý được sự thiếu ăn nhập giữa tòa nhà bảo tàng được thiết kế theo phong cách hiện đại, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam với những thành phần kiến trúc theo phong cách truyền thống. Hy vọng sau khi hoàn thiện và đưa vào hoạt động, mọi người sẽ có cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn".
Bảo tàng Hà Nội đang hoàn thiện không gian trưng bày ngoài trời với những kiến trúc cổ làm nơi tổ chức hoạt động lễ hội và các sinh hoạt cộng đồng khác trong thời gian tới.
Phía bên trái của bảo tàng là dãy nhà mô phỏng 36 phố phường của Hà Nội xưa.
Bên phải của bảo tàng là dãy nhà chữ U (nhà Trường Lang) và cổng làng Mông Phụ (làng cổ Đường Lâm).
Khu nhà chữ U theo phong cách kiến trúc cổ làm nơi tổ chức hoạt động lễ hội và các sinh hoạt cộng đồng khác.
Cổng làng Mông Phụ (làng cổ Đường Lâm) được thiết kế, xây dựng đúng với bản mẫu tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), gợi nhớ lại nét văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ.
Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho rằng, những công trình này có khoảng cách đủ xa đối với công trình nhà bảo tàng, tránh được sự “tranh chấp” với phong cách kiến trúc của tòa nhà.
Điểm nổi bật là dãy nhà mô phỏng 36 phố phường đối lập với nét hiện đại.
Thời gian thi công dãy nhà là 160 ngày, do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư.
Mọi chi tiết được thiết kế, xây dựng giống với bản gốc.
Dãy nhà đang trong quá trình hoàn thiện.
Hệ thống cây trồng, cây cảnh... phù hợp với khung cảnh đang được hoàn thành.
Bên trong dãy nhà là một không gian với hình ảnh chợ Đồng Xuân thu nhỏ, phía dưới sàn sắp tới sẽ trưng bày và trình diễn những nghề thủ công truyền thống của Hà Nội.
Hình ảnh mô phỏng sự náo nhiệt ngày Tết của Hà Nội xưa ngay trước chợ Đồng Xuân.
Nếp sinh hoạt truyền thống cũng như những nghề thủ công của 36 phố phường cũng được tái hiện sinh động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét