(TITC) - Đền Đậu An thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nằm cách TP. Hưng Yên khoảng 12 km về phía đông bắc.
Từ Hà Nội, theo quốc lộ 5 khoảng 28km về phía đông tới thị trấn Phố Nối rồi rẽ phải theo quốc lộ 39 khoảng 20km về phía nam, du khách sẽ tới chợ Gạo (TP Hưng Yên). Từ đây, rẽ trái vào phố Giác và đi khoảng 12km nữa là tới đền Đậu An.
Lễ hội đền Đậu An (Nguồn ảnh: Internet)
|
Đền được dựng theo phong cách kiến trúc đình, đền của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên. Theo thần tích lưu giữ tại đền, xưa kia, làng Chạ Xá (An Xá ngày nay) là một vùng đất sình lầy, hoang vu, có nhiều thú dữ. Vào năm thứ hai trước Công Nguyên, Ngọc Hoàng đã phái Thiên tiên, Địa tiên và Ngũ Lão Tiên ông xuống hạ giới hướng dẫn dân lành diệt thú dữ, khai phá vùng sình lầy này để trồng lúa nước, đồng thời dựng đền Thụy Ứng Quán (Quán điềm lành) để cầu Trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Để tưởng nhớ công ơn của Ngọc Hoàng, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên, người dân địa phương đã trùng tu, mở rộng đền thành đền Đậu An để thờ phụng các bậc tiền bối.
Đền hình chữ Đinh, tọa lạc trên thế đất hình rồng với diện tích khoảng 2,2ha, xung quanh có cây xanh, hồ nước tạo thành nơi Thủy tụ. Đền gồm 3 kiến trúc chính: đền Thượng (đền chính), đền Hội đồng và đền Thánh mẫu. Trong đó, đền Thượng là công trình kiến trúc đặc sắc hình chữ Đinh, gồm 3 tòa: Tiền tế, Thượng điện và Hậu cung. Phần lớn kiến trúc của đền được làm bằng gỗ lim, riêng hai cung Đệ nhất và Đệ nhị của tòa Thượng điện được xây dựng bằng đá tảng nguyên khối có chạm khắc họa tiết rồng, phượng tinh xảo.
Ngoài kiến trúc cổ kính, đặc sắc, đền Đậu An còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị nghệ thuật và tín ngưỡng, điển hình là: tòa tháp Cửu trùng cao 9 tầng bằng đất nung được xây dựng vào thời Lý - Trần với những hoạ tiết mang đậm văn hóa Chăm như: hình cánh sen, chim thần Gara… Đây là biểu tượng của chín tầng mây ở chốn Thiên Đàng, là nơi giao hòa giữa trời và đất, là con đường "thăng thiên, giáng trần" của Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị tiên. Ngoài tòa tháp cổ, đền còn có nhang án (bệ hoa sen) bằng đất nung cũng được dựng vào thời Lý - Trần, chuông đồng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 (1774), khánh đá cổ thời Lê và hai tấm bia đá thời Lý, Nguyễn ghi lại thời điểm dựng đền và những người có công tôn tạo, trùng tu đền.
Hàng năm, từ ngày 6 – 12/4 âm lịch, nhân dân thôn An Xá lại tổ chức lễ hội truyền thống đền Đậu An để tri ân công đức các vị tiền bối. Ngoài các nghi thức tế lễ chính (dâng hương, rước kiệu), lễ hội còn có nhiều trò chơi hấp dẫn như: chọi gà, cờ tướng, hát quan họ..., trong đó có trò chơi “đánh hổ” hay còn gọi là “đánh bệt” mang đậm màu sắc dân gian truyền thống.
Đền Đậu An đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998.
Thanh Hải
Đền hình chữ Đinh, tọa lạc trên thế đất hình rồng với diện tích khoảng 2,2ha, xung quanh có cây xanh, hồ nước tạo thành nơi Thủy tụ. Đền gồm 3 kiến trúc chính: đền Thượng (đền chính), đền Hội đồng và đền Thánh mẫu. Trong đó, đền Thượng là công trình kiến trúc đặc sắc hình chữ Đinh, gồm 3 tòa: Tiền tế, Thượng điện và Hậu cung. Phần lớn kiến trúc của đền được làm bằng gỗ lim, riêng hai cung Đệ nhất và Đệ nhị của tòa Thượng điện được xây dựng bằng đá tảng nguyên khối có chạm khắc họa tiết rồng, phượng tinh xảo.
Ngoài kiến trúc cổ kính, đặc sắc, đền Đậu An còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị nghệ thuật và tín ngưỡng, điển hình là: tòa tháp Cửu trùng cao 9 tầng bằng đất nung được xây dựng vào thời Lý - Trần với những hoạ tiết mang đậm văn hóa Chăm như: hình cánh sen, chim thần Gara… Đây là biểu tượng của chín tầng mây ở chốn Thiên Đàng, là nơi giao hòa giữa trời và đất, là con đường "thăng thiên, giáng trần" của Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị tiên. Ngoài tòa tháp cổ, đền còn có nhang án (bệ hoa sen) bằng đất nung cũng được dựng vào thời Lý - Trần, chuông đồng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 (1774), khánh đá cổ thời Lê và hai tấm bia đá thời Lý, Nguyễn ghi lại thời điểm dựng đền và những người có công tôn tạo, trùng tu đền.
Hàng năm, từ ngày 6 – 12/4 âm lịch, nhân dân thôn An Xá lại tổ chức lễ hội truyền thống đền Đậu An để tri ân công đức các vị tiền bối. Ngoài các nghi thức tế lễ chính (dâng hương, rước kiệu), lễ hội còn có nhiều trò chơi hấp dẫn như: chọi gà, cờ tướng, hát quan họ..., trong đó có trò chơi “đánh hổ” hay còn gọi là “đánh bệt” mang đậm màu sắc dân gian truyền thống.
Đền Đậu An đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998.
Thanh Hải
Tòa tháp cửu trùng ở ngôi đền nghìn tuổi của Hưng Yên
Theo các nhà nghiên cứu, đây là tòa tháp cửu trùng (tháp chín tầng) làm bằng đất nung duy nhất, được xây dựng từ thời Lý - Trần hiện còn tồn tại trong hệ thống các đền, chùa của Hưng Yên. Tòa tháp nằm trong quần thể các các di vật của ngôi đền nghìn tuổi Đậu An, xã An Viên (Tiên Lữ).
Tòa tháp cửu trùng ở Đền Đậu An |
Theo thần phả, đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Ngũ lão tiên ông và Thiên tiên, địa tiên, tương truyền là những vị tiên giúp đỡ dân làng khai khẩn đất hoang, diệt trừ thú dữ, bảo vệ mùa màng.
Tòa tháp chín tầng bằng đất nung nằm trong sân đền chính, có chiều cao 4,5m, nhỉnh hơn ngôi nhà truyền thống của người Việt, được các nhà nghiên cứu đánh giá là một công trình kiến trúc rất có giá trị xây dựng từ thời Lý – Trần và đã qua nhiều lần trùng tu.
Trải qua bao dâu bể của lịch sử, tòa tháp đất nung vẫn vững chãi trước sức hủy hoại của thiên nhiên nhiều thế kỷ. Tuy vậy, thời gian gần đây, để bảo vệ tháp trước tác động của con người, Ban quản lý đền Đậu An đã phải cho xây tường rào bao quanh tháp...
Tích xưa truyền rằng, tháp là gạch nối giữa trời và đất, nơi Ngọc hoàng Thượng đế và các đấng thần tiên giáng trần vào ngày hội đền. Chiều cao chín tầng của tháp có lẽ phản ánh quan niệm của người xưa về chốn cửu trùng cao xa tít tắp chín tầng mây.
Nhìn từ xa, tòa tháp có dáng cao thon gọn, đầy vẻ huyền bí giữa tứ bề cây cổ thụ mùa này đang nhú lộc non. Càng lại gần, sắc hồng của tháp càng nổi bật, lấn át lớp rêu phong. Nhiều viên gạch xây tháp vẫn hồng hào, ánh lên vẻ mịn màng tưởng như nhờ hứng sương, dãi nắng, hong gió nhiều thế kỷ mới khiến chúng trơn nhẵn như vậy. Đáy tháp có chu vi khoảng 8m. Các tầng tháp đều có tứ mái lợp ngói xưa, 4 góc tạo hình cong mũi hài rất mềm mại, duyên dáng. Mỗi tầng đều trổ cửa nhìn ra bốn phía theo lối kiến trúc cuốn tò vò. Tùy vị trí quan sát, người chiêm bái có thể nhìn xuyên từ bên này sang bên kia tháp qua các ô cửa tò vò, gợi cảm giác thấu suốt, linh thiêng. Càng lên cao, các tầng càng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu, dân gian còn gọi là Hồ Lô...
Ấn tượng nhất về trang trí trên tháp chính là hình vũ nữ chăm đội hoa sen khỏe khoắn, phồn thực, nổi bật ở 4 góc của tầng tháp đầu tiên. Ngoài ra, lối trang trí trên tháp rất phong phú, đa dạng với nhiều loại họa tiết khác nhau. Ở các tầng trên, cạnh ngoài mỗi viên gạch đều có khắc cách điệu rất mềm mại các hình tượng: cánh sen, chim thần Garu, rồng vờn mây, ngựa, voi, mây, lửa … chứng tỏ trình độ tạo tác tài hoa của các nghệ nhân xưa.
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Thắng, nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT Hưng Yên cho rằng, chất liệu của tháp vừa có dáng dấp tháp Đình Bảng, vừa có nét Chăm Pa. Tháp dựng bằng gạch, sử dụng kết cấu mộng theo lối cổ và keo kết dính tạo thành một khối thống nhất, vững chắc. Phần đế tháp kiểu chân quỳ dạ cá. Thân bệ được lắp ghép bằng các viên gạch hình vuông, bên trong trang trí hình rồng uốn lượn. Phần cạnh mặt bệ là các viên gạch trang trí hình các cánh sen, tầng cánh sen dưới ôm khép tầng cánh sen trên nom rất hài hòa, sinh động, trông xa như một đài sen đang nở. Kiểu tạo dáng và trang trí này được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đó là dấu ấn của thời Trần…
Theo tiến sĩ Hoàng Mạnh Thắng, trên một số viên gạch có đánh dấu số thứ tự, tuy đã bị đảo lộn nhưng điều này cho thấy những viên gạch xây trên tháp đã được khắc, rạch và đánh dấu trước khi nung. Một vài viên gạch trên tháp ghi chữ Hán: An Viên kim xã (xã An Viên), Hoàng triều Cảnh Trị ngũ niên (1667). Điều này chứng tỏ tháp được xây dựng thêm hoặc tu sửa vào thời gian này, dấu ấn để lại đến này nay hầu như còn nguyên vẹn trên kiến trúc.
Ngoài tháp đất nung, đền Đậu An còn có bệ tòa sen đất nung đặt trong hậu cung của đền, dài 2,7m, rộng 1,3m. Bệ tòa sen được xây dựng cùng niên đại với tháp cửu trùng. Do đặt trong hậu cung, ít người được chiêm bái so với tháp chín tầng nhưng vẻ đẹp độc đáo của bệ toà sen khiến những ai từng biết đều rất ấn tượng với kiểu dáng cùng những hình khối chạm nổi cánh sen, lưỡng long chầu lá đề, hoa văn sóng nước… trên thân bệ.
Tháp cửu trùng đất nung cùng với bệ tòa sen đất nung tồn tại tương đối nguyên vẹn đến ngày nay được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về giá trị khảo cổ thời Lý - Trần, nhất là ở nơi khí hậu nhiệt đới, lại trải qua nhiều cuộc can qua. Các di vật bằng đất nung ở đền Đậu An và toàn cảnh đền tạo thành một quần thể di tích với kiểu kiến trúc đặc sắc, góp phần làm nên tinh hoa văn hóa Hưng Yên.
Minh Huệ
;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét