Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Vượt núi, băng rừng lên bản Tà Pù Chử

(Emdep.vn) - Nằm cách trung tâm xã Chiềng Ân chừng 30km đường rừng, Tà Pù Chử là bản nằm sâu xa nhất tỉnh Sơn La, biệt lập gần như hoàn toàn với cuộc sống văn minh bên ngoài.

Chỉ vẻn vẹn chừng 30 hộ dân sinh sống, Tà Pù Chử là bản khó khăn nhất xã Chiềng Ân, thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Tuy nằm rất gần nhà máy thủy điện Sơn La, nhưng cũng giống như 60 bản nghèo khác cùng xã Chiềng Ân, Tà Pù Chử hiện vẫn chưa có điện để sinh hoạt.
Chỉ vài ba hộ có điện nhờ sử dụng máy phát điện bằng sức nước đặt gần suối, và cũng chỉ đủ thắp bóng đèn cho sinh hoạt tối thiểu hay sạc điện thoại mỗi khi có việc cần liên lạc ra bên ngoài. Để lý giải cho điều này cũng thật dễ hiểu khi Chiềng Ân là một trong những xã nghèo nhất của huyện Mường La, Tà Pù Chử lại nằm xa xôi nhất của xã. Địa hình đi lại ở đây quá hiểm trở, chưa kể số lượng dân cư ở đây còn quá ít, phần lớn là người Mông với tục du canh du cư trên những ngọn núi cao.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Theo chân một đoàn công tác xã hội - tình nguyện trẻ, chúng tôi đã có dịp đến thăm bản Tà Pù Chử vào những ngày mùa vàng đang chín rộ khắp các quả đồi. Quãng đường phải vượt qua 30km đồi núi, rừng già từ trung tâm xã Chiềng Ân, thậm chí 5km cuối phải đi bộ men theo những vách đá, đã khiến cho chúng tôi hiểu phần nào nỗi vất vả, khổ cực hàng bao đời nay của đồng bào Mông trong bản. 28 hộ dân thì mới có 4 hộ thoát nghèo, gần 10 hộ thường xuyên bữa đói bữa no. Ban ngày toàn bản gần như vắng bóng người lớn, chỉ còn lũ trẻ với người già ở lại trông nhà, khi toàn bộ những người có thể lao động được đã lên nương cách đó nửa ngày đường. 
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Đường từ trung tâm xã Chiềng Ân lên Tà Pù Chử uốn lượn quanh co theo những quả đồi dốc ngược lên những ngọn núi cao.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Vượt qua những nương ruộng bậc thang chín vàng trong thung lũng.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Mùa lúa chín ở Sơn La nói chung và Chiềng Ân - Tà Pù Chử nói riêng thường muộn, sau các vùng khác chừng một tháng.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
 Vào thời điểm đoàn công tác đến đây đầu tháng 11, đôi chỗ lúa vẫn xanh rì.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Men theo những ngọn đồi là những lán cỏ tranh được đồng bào dựng tạm lên với mục đích phơi thóc lúa.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Thịt chuột là thứ "đặc sản" của vùng núi cao này những ngày giáp hạt.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Một gia đình người Mông ven đường.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Con đường xuyên qua rừng, vượt qua suối để đến với bản Tà Pù Chử.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
5km cuối là con đường khó khăn nhất hành trình, men theo vách đá một bên là vực thẳm sâu hun hút.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Trong một gia đình người Mông, ban ngày chỉ có lũ trẻ ở nhà, người lớn đã ra đồng, lên nương từ sáng sớm.
Vượt núi, băng rừng đường lên bản Tà Pù Chử
Lớp học nằm giữa trung tâm bản Tà Pù Chử.
Vượt núi, băng rừng lên bản Tà Pù Chử
Điểm trường này là nơi học tập duy nhất của hơn 50 em học sinh mầm non và tiểu học cùng 3 thầy cô giáo cắm bản.
Bài & Ảnh: Nam Chấy
(Theo Congluan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét