Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

7 dinh thự của vua Bảo Đại dọc miền đất nước

Ngoài ba dinh thự thu hút du khách tham quan ở Đà Lạt, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn còn có nhiều dinh đẹp và xa hoa ở Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang hay Đắk Lắk.


7-dinh-thu-cua-vua-bao-dai-doc-mien-dat-nuoc
Biệt thự Bảo Đại - Đồ Sơn, Hải Phòng
Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng biệt thự này từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp, sau đó tặng vua Bảo Đại. Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của vua, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa. Đến đây, bước chân lên đỉnh đồi Vung, du khách có thể ngắm toàn cảnh Đồ Sơn từ độ cao gần 40 m so với mặt nước biển. Hiện tại Biệt thự Bảo Đại do Công ty du lịch Đồ Sơn khai thác, có các dịch vụ tham quan lưu trú. Ảnh: Báo Hải Phòng.
Dinh I - Đà Lạt Nằm trên đường Trần Quang Diệu cách trung tâm Đà Lạt 4km về hướng đông nam, Dinh I nằm trên một ngọn đồi cảnh đẹp và thơ mộng, ở độ cao 1.550m. Công trình được xây dựng ở giữa rừng thông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng là nơi săn bắn xưa kia của Bảo Đại. Hiện nay Dinh I có cho khách vào tham quan, vé là 30.000 đồng một vé. Ảnh: Khánh Hương.
Dinh I - Đà Lạt, Lâm Đồng
Nằm trên đường Trần Quang Diệu cách trung tâm Đà Lạt 4 km về hướng đông nam, Dinh I nằm trên một ngọn đồi cảnh đẹp và thơ mộng, ở độ cao 1.550 m. Công trình được xây dựng ở giữa rừng thông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng là nơi săn bắn xưa kia của Bảo Đại. Hiện nay Dinh I có cho khách vào tham quan, vé là 30.000 đồng. Ảnh: Khánh Hương.
[Caption]Dinh II - Đà Lạt Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937, có diện tích tự nhiên rộng khoảng 26ha, trong đó khu dinh thự 10ha và khu vực cảnh quan quy hoạch 16ha, nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa những thảm cỏ. Đây là là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, có cho khách đặt lưu trú với giá từ 500.000-700.000 đồng một phòng. Ảnh: mytour.
Dinh II - Đà Lạt, Lâm Đồng
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937, có diện tích tự nhiên rộng khoảng 26 ha, trong đó khu dinh thự 10 ha và khu vực cảnh quan quy hoạch 16 ha, nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa những thảm cỏ. Đây là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí sang trọng. Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, có cho khách đặt lưu trú với giá 500.000 - 700.000 đồng một phòng. Ảnh:mytour.
Dinh III- Đà Lạt Tọa lạc trên ngọn đồi này độ cao 1.539m ở đường Triệu Việt Vương, Dinh III là dinh thự đẹp và trang nhã nằm giữa một rừng thông, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân. Đây là dinh mà vua Bảo Đại thường cùng gia đình lên Đà Lạt nghỉ mát và ở lại mỗi dịp hè.
Dinh III - Đà Lạt, Lâm Đồng
Tọa lạc trên ngọn đồi này độ cao 1.539 m ở đường Triệu Việt Vương, Dinh III là dinh thự đẹp và trang nhã nằm giữa một rừng thông, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân. Đây là dinh mà vua Bảo Đại thường cùng gia đình lên Đà Lạt nghỉ mát và ở lại mỗi dịp hè. Hiện nay, Dinh III vẫn giữ được gần như nguyên trạng ban đầu với các phòng tiếp khách, hội họp, phòng ngủ... của vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương và các con. Giá vé tham quan Dinh III là 15.000 đồng. Ảnh: Tiến Hùng.
Bạch Dinh - Vũng Tàu Bạch Dinh nằm ở đường Trần Phú, phía nam núi Lớn, có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu& Giá vé tham quan Bạch Dinh là 5000 đồng. Ảnh: Vietlandmarks.
Bạch Dinh - Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu
Bạch Dinh nằm ở đường Trần Phú, phía nam núi Lớn, có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… Giá vé tham quan Bạch Dinh là 5.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Sỹ Đức
Biệt thự Cầu Đá - Nha Trang Là một cụm 5 toà biệt thự mang phong cách kiến trúc thời Pháp, toạ lạc trên đỉnh núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Toà nhà được xây dựng năm 1923, để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học. Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Hiện nay khu Biệt thự Cầu Đá hay Lầu Bảo Đại chính thức có tên là Khu Du lịch Bảo Đại. Phòng. Mỗi biệt thự được đặt một cái tên gắn với cây trồng xung quanh, như: Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng.  Ảnh: Tiến Hùng.
Biệt thự Cầu Đá - Nha Trang, Khánh Hòa
Đây là một cụm 5 toà biệt thự mang phong cách kiến trúc thời Pháp, toạ lạc trên đỉnh núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Toà nhà được xây dựng năm 1923, làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Hiện nay khu Biệt thự Cầu Đá hay Lầu Bảo Đại chính thức có tên là Khu Du lịch Bảo Đại. Mỗi biệt thự được đặt một cái tên gắn với cây trồng xung quanh, như: Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng. Ảnh: Tiến Hùng.
Biệt điện Bảo Đại - Đắk Lắk Tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, khu nhà trước đây vốn là một nhà sàn là nơi ở của Sabatier, Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại sử dụng. Khuôn viên di tích rộng gần 7ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Hiện tại là một phần của Bảo tàng Đăk Lăk, giá vé vào tham quan Bảo tàng là 20.000 đồng. Ảnh: BaotangDakLak.
Biệt điện Bảo Đại - Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, khu nhà trước đây vốn là một nhà sàn làm nơi ở của Sabatier, Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại sử dụng. Khuôn viên di tích rộng gần 7 ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Hiện tại biệt điện là một phần của Bảo tàng Đắk Lắk, giá vé vào tham quan bảo tàng là 20.000 đồng. Ảnh: BaotangDakLak.

Thanh Tuyết 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét