Đường Hải Thượng Lãn Ông, đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Châu Văn Liêm và một số đường lân cận như Lương Nhữ Ngọc, Phan Huy Chú, Triệu Quang Phục... (Q.5 TPHCM), hiện có gần trăm cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc số lượng lớn, hoạt động rầm rộ.
Khi đi ngang những tuyến đường trên, không khó để nhận ra hương thuốc bắc đặc trưng tại đây.
Dọc đường Hải Thượng Lãn Ông, nhiều cửa hàng bày dược liệu khô trong những bao bì, dựng dày đặc trước các cửa hiệu, luôn tấp nập khách hàng. Bên cạnh những loại thuốc đã được chế biến, chứa trong hộp kín.
Hầu hết dược liệu được sơ chế sẵn và phơi khô chờ khách đến mua hàng.
Từ sự đoàn kết của cộng đồng Việt - Hoa
Ông Võ Nên (79 tuổi, ngụ đường Châu Văn Liêm, Q.5) cho biết, trước năm 1975, con đường có tên là Khổng Tử, sau đất nước thống nhất được đổi thành Hải Thượng Lãn Ông.
“Không biết tuyến đường bán thuốc Đông y có từ khi nào, chỉ được nghe người xưa kể lại rằng vào những năm cuối thế kỉ XIX, người Hoa trong quá trình giao thương đã di cư sang Sài Gòn và định cư tại khu vực Chợ Lớn.Theo đó, những dược liệu quý giá từ Trung Quốc cũng được vận chuyển sang phục vụ đại bộ phận cộng đồng người Hoa nơi đây. Và dần dần hình thành con đường bán thuốc sầm uất như hiện nay”, ông Nên kể.
|
|
|
Không biết tuyến đường bán thuốc Đông y có từ khi nào, chỉ được nghe người xưa kể lại rằng vào những năm cuối thế kỉ XIX, người Hoa trong quá trình giao thương đã di cư sang Sài Gòn và định cư tại khu vực Chợ Lớn. Theo đó, những dược liệu quý giá từ Trung Quốc cũng được vận chuyển sang phục vụ đại bộ phận cộng đồng người Hoa nơi đây. Và dần dần hình thành con đường bán thuốc sầm uất như hiện nay.
| |
|
ông Võ Nên
|
|
|
Theo tài liệu Hội Đông y quận 5, từ đầu thế kỉ XVII, người Việt đã có mặt và sinh sống tại đất Sài Gòn và Nam bộ. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép một người Hoa tên Trần Thượng Xuyên đi thuyền vào đất Đồng Nai và dựng nên Cù Lao Phố mang theo nhiều thầy thuốc và dược liệu.
Sau đó những người này chuyển về khu vực Chợ Lớn lập nên làng Minh Hương (năm 1777) từ đó việc buôn bán thuốc Bắc phát triển.
Đến khi Nguyễn Ánh lấy lại thành Gia Định, hoạt động buôn bán trở nên phồn thịnh, thu hút đông người Hoa tới ở khu vực quận 5 và lập thành các bang. Đến năm 1919 một dưỡng đường khám bệnh miễn phí được lập ra và đặt tên là bệnh viện Quảng Đông (nay là BV Nguyễn Tri Phương).
Thời kì này, trong tiệm thuốc của người Hoa đều có sự hợp tác của người Việt biết chữ Hán và sử dụng cả thuốc Nam lẫn thuốc Bắc chữa bệnh. Sự phát triển của người Hoa tạo nên một đầu mối giao lưu về kinh tế - văn hóa. Việc học nghề khám chữa bệnh thường theo cách các Lương y tự đào tạo học trò rồi truyền nghề theo tinh thần gia đình “Cha truyền con nối”.
Dưới thời kỳ người Pháp đô hộ, ngành y học cổ truyền vẫn tiếp tục phát triển. Một số trí trức Việt theo học Tây y cũng để tâm nghiên cứu sản xuất tân dược liệu như dược sỹ Hồ Đắc Ân, dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín.
Vào năm 1960, các cơ sở đông y vẫn tiếp tục hoạt động với nhiều vị lương y nổi tiếng. Sự đoàn kết giao lưu văn hóa – kinh tế cộng đồng Việt – Hoa đã tạo nên bản sắc riêng ở khu vực Chợ Lớn.
Sau năm 1975, giai đoạn đầu có hơn một nửa cửa hàng bị bỏ ngỏ do các chủ tiệm di tản sang nước ngoài, tình hình buôn bán thuốc có phần chựng lại. Đến năm 1985, phong trào tìm hiểu y dược cổ truyền được phát triển mạnh đã làm cho việc buôn bán dược liệu được phát triển mạnh trở lại, khu vực buôn bán Dược liệu Chợ Lớn rầm rộ như xưa.
Đã hình thành lại một số nhà thuốc lâu đời như Đồng Hưng, Dũ Hưng Dược Hãng, Phú Xuân Đường... phát triển mạnh cho đến nay.
Dọc tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông được xem là chợ đầu mối thuốc bắc lớn ở khu vực phía Nam.
Đầu mối thuốc Đông y miền Nam
Theo Lương y Nguyễn Duy Phong (76 tuổi) khám bệnh và bán thuốc đường Hải Thượng Lãn Ông, khu vực này hiện bán không thiếu một loại dược liệu nào, được nhập từ mọi miền trên tổ quốc. Một số dược liệu hiếm không có ở Việt Nam cũng được nhập từ các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia... về bán.
Đây có thể xem là chợ đầu mối thuốc bắc khu vực miền Nam, hầu hết tất cả bệnh viện có khoa đông y trên địa bàn thành phố và nhà thuốc khu Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long đều lấy thuốc ở đây.
“Thuốc bắc hiện được nhiều người tin dùng, bởi nó có thể giải độc cơ thể rất tốt và chữa bệnh hoàn toàn tự nhiên theo phương thức gia truyền của ông cha ta mấy chục năm qua. Không giống như thuốc tây chỉ nâng sức đề kháng con người mà ít có chức năng giải độc”, Lương y Nguyễn Duy Phong nói.
Dược liệu bán ở khu vực này có nguồn gốc từ khắp mọi miền đất nước, thậm chí ở nước ngoài.
Theo ông Hồ Sỹ Thái, Phó chủ tịch UBND phường 10 (Q.5), phường đang tiến hành phối hợp UBND Q.5, Hội Đông y... xây dựng đề án sắp xếp quản lý phố đông y trên một số tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Học.
Đề án trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong việc kinh doanh khám chữa bệnh của các cơ sở trên địa bàn, cũng như thực hiện quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh ngành nghề đông nam dược. Từ đó, thúc đẩy phát triển phố kinh doanh đông nam dược góp phần phát triển du lịch trên địa bàn Quận 5.
“Dự kiến đến cuối năm 2016, sẽ cơ bản hoàn thành sắp xếp, quản lý phố chuyên kinh doanh đông nam dược tại những tuyến đường trên”, ông Thái thêm.
Theo Hội Đông y quận 5, trên địa bàn quận hiện có 188 cơ sở khám chữa bệnh, bán và sản xuất thuốc, chủ yếu tập trung dày đặc tại một số đường gần khu vực Chợ Lớn.
Người bán thuốc nam, thuốc bắc ở quận 5, đa số là người Việt gốc Hoa.
|
|
An Huy – Khẩm Cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét