Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Những con phố 'độc' Sài Gòn : Dệt Bảy Hiền, ngày ngày thoi đưa


Hiện nay ở làng dệt Bảy Hiền vẫn còn một số cơ sở duy trì được nghề dệt vải thủ công bằng khung gỗ.
'Buôn có bạn, bán có phường', ở Sài Gòn, đô thị sầm uất bậc nhất cả nước này, tự bao giờ đã hình thành nên những con phố chuyên buôn bán, kinh doanh một mặt hàng. Những con phố: thuốc bắc, cưới hỏi, in cạc vi sít... đã hiển hiện lúc nào không biết để người Sài Gòn dễ nhớ, dễ tìm. 

Trải qua hơn nửa thế kỉ, làng dệt Bảy Hiền vẫn được nhiều thế hệ người Quảng duy trì và phát triển, thành thương hiệu vải đi khắp vùng miền.
Làng dệt Bảy Hiền chủ yếu nằm trên một số tuyến đường như: Võ Thành Trang, Phạm Phú Thứ, Phan Sào Nam... thuộc địa bàn phường 11 (Q.Tân Bình TPHCM). Phần lớn hộ làm nghề dệt vải nơi đây là người huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) di cư vào Sài Gòn lập nghiệp trong những năm chiến tranh ác liệt, tiếp tục mưu sinh bằng nghề dệt mang đi từ quê hương.


Thăng trầm ngành vải
Những con phố 'độc' Sài Gòn - Kỳ 1: Dệt Bảy Hiền, ngày ngày thoi đưa - ảnh 2
Những người dệt vải ở khu Bảy Hiền hầu hết có gốc Quảng Nam.
Qua nhiều thời kỳ, công nghệ sản xuất vải cũng dần được thay mới, hoạt động liên tục và cho ra sản phẩm năng suất cao hơn. Tuy vậy, vẫn còn một số cơ sở tiếp tục duy trì sản xuất thủ công như lưu giữ lại truyền thống một thời.
Theo ông Nguyễn Tăng Ký (75 tuổi, ngụ đường Võ Thành Trang, P.11, Q.Tân Bình), chủ một cơ sở sản xuất vải lâu đời, trước đây vào những năm 1957, mảnh đất Quảng Nam liên tục bị chiến tranh tàn phá, cuộc sống người dân khổ cực trăm bề, làm không đủ ăn, nhiều người phải rời quê hương vào Sài Gòn sinh sống và tập hợp lại thành cộng đồng người Quảng thu nhỏ tại khu Bàu Cát (Q.Tân Bình).
Nghề dệt vải truyền thống cũng được người dân tiếp tục phát triển.
Lúc mới vào lập nghiệp, do thiếu sợi nên chỉ có một vài hộ sản xuất nhỏ lẻ, còn phần lớn mưu sinh bằng đủ thứ nghề như bán mì Quảng, đạp xích lô... thời điểm này nghề dệt chưa nổi tiếng.
Những con phố 'độc' Sài Gòn - Kỳ 1: Dệt Bảy Hiền, ngày ngày thoi đưa - ảnh 3
 Những người gốc Quảng ở đây vẫn phát huy tốt làng nghề truyền thống
Mãi đến năm 1965, người dân mới được nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc về sản xuất, lúc này ngành dệt bắt dầu khởi sắc, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.
Những sản phẩm làm ra, một phần xuất khẩu sang nước ngoài, một phần bán lại cho tiểu thương người Hoa, khu Chợ Lớn (Q.5) đem về nhuộm và tiếp tục bán lại cho người tiêu dùng. Vải Bảy Hiền có thương hiệu từ đó.
Tuy nhiên, đến sau 1975 ngành vải lại gặp khó khăn do kinh tế đang trong thời kì bao cấp, hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Người dân thiếu nguyên liệu sản xuất nên phát triển chậm lại.
Theo ông Ký, đến năm 1996, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập với các nước nên việc kinh doanh sản xuất vải rộng mở hơn.
Cộng đồng người Quảng lại tiếp tục phát triển ngành vải trở lại cho đến nay. Những phương pháp sản xuất vải thủ công truyền thống bằng máy gỗ phần lớn đã được thay bằng những máy công nghiệp, hoạt động cho năng suất cao, tốn ít nhân công nên cuộc sống người dân cũng khá hơn.
Vừa sản xuất vừa nuôi bộ đội
Những con phố 'độc' Sài Gòn - Kỳ 1: Dệt Bảy Hiền, ngày ngày thoi đưa - ảnh 4
Sản xuất vải thủ công truyền thống bằng máy gỗ phần lớn đã được thay bằng máy công nghiệp
Kể về hoạt động sản xuất vải trong những năm chiến tranh, ông Huỳnh Giai (80 tuổi, ngụ P.11, Q.Tân Bình) cho biết, trong chiến tranh đi đôi phong trào sản xuất đại bộ phận người Quảng tại Bảy Hiền là những người gốc cách mạng.
Hàng ngày, mọi người làm việc bình thường, đêm đến tập trung bí mật về một số cơ sở học tập và hoạt động. Rất đông bộ đội ta từ miền ngoài đều tập trung về đây được người dân tạo việc làm và hoạt động.
Thời gian này, khu Bàu Cát cũng được địch liệt vào điểm đỏ, kiểm soát thường xuyên. Mỗi khi tiến hành truy quét, địch cho quân bao vây khắp các con đường và lục soát từng gia đình thuộc diện nghi vấn. Nhiều lúc tình hình căng quá, bộ đội phải rời địa bàn lánh nạn lên Củ Chi, đến khi yên bình thì quay về.
“Đến năm 1975, bộ đội ta đứng lên và giải phóng thành phố trong đó khu Bàu Cát là một trong những điểm đầu giành quyền kiểm soát đầu tiên”, ông Giai hồ hởi.
Đến nay, dù đủ loại vải nhập giá rẻ từ nước ngoài cạnh tranh nhưng người Quảng ở khu Bảy Hiền vẫn đang duy trì phát triển. Chất lượng và sản lượng vải tiếp tục tăng cao, được nhiều người ưa dùng trong nước và xuất khẩu.
Góc Quảng ở Sài Gòn
Người Quảng vào Nam mang theo văn hóa và những tinh hoa ngành nghề. Đến Tân Bình đâu đâu cũng nghe giọng Quảng. Người Quảng sống thành từng cụm và lập nên những chợ bán đặc sản quê như chợ bà Hoa, ông Tạ. Ở Sài Gòn, muốn mua món Quảng chính gốc chỉ có cách tới chợ bà Hoa, tại đây không chỉ mua được thực phẩm quê mà còn bắt gặp cái hồn chợ quê Quảng Nam còn in đậm. Ẩm thực Quảng cũng phát triển rực rỡ tại đây, những quán mì Quảng ngon nức tiếng như Sâm; Ba Anh Em bao năm nay vẫn đông khách... 
Tiếng dệt vải khiến bao người lạ lẫm khi đến khu Bảy Hiền thì lại dường như là "hơi thở" đối với các cụ già nơi đây. Nhiều người đến thăm con cháu, đêm về lại nhớ tiếng dệt mà không ngủ được.
An Huy – Khẩm Cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét