Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Lễ thức thiêng ngày tết ở bản La Hủ


(Dân Việt) - Thời điểm mà đồng bào người Kinh ở miền xuôi bảo nhau: "Thế là lại sắp tết rồi!" thì giữa đại ngàn Tây Bắc hùng vĩ, người La Hủ đã đồ xôi, mổ lợn, mổ bò, mổ dê, mổ gà... để ăn tết thiêng của cộng đồng mình.

Ngày tết của đồng bào dân tộc La Hủ được tổ chức từ những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch. Bao giờ tết ở các bản cũng được khởi đầu bằng lễ cúng rừng và lễ cúng bản. Lễ cúng rừng là cúng tất cả các vị chư thần từ thần suối, thần sông, thần cỏ cây, hoa lá, chim muông đến thần đại ngàn, thần núi...
Sơn nữ La Hủ rực rỡ váy áo ngày tết.
Trong quan niệm cổ sơ của người La Hủ, bất cứ ở chỗ nào cũng có thần linh trú ngụ. Người ta có thể chạm với thần rừng ngay khi rời bậu cửa nhà mình. Người La Hủ không bao giờ phá rừng bởi họ cho rằng rừng là thần bảo mệnh của cả tộc người. Trong lễ cúng rừng trước ngày tết chính, đại diện các gia đình trong bản phải mang đến phiến đá lớn, bằng phẳng trước cửa rừng một con vật bất kỳ do gia đình nuôi được trong năm để dâng lên thánh thần.
Khi mọi người đã tề tựu đông đủ, vật hiến tế đã kiểm kê xong, già bản hạ lệnh cho phép giết thịt ngay tại cửa rừng. Thủ cấp con bê lớn được giữ nguyên cả lông đặt giữa phiến đá, những con vật hiến tế khác được bày xung quanh, tất cả đều hướng vào trong rừng với một thái độ nghiêm trang, kính cẩn lạ lùng. Sau thủ tục cúng vái, người ta chia ra từng bếp luộc, nấu chín rồi trải lá chuối, lá vả ra ngay bìa rừng mà ăn, mà uống rượu.
Cả bản La Hủ quây quần ăn thịt, uống rượu túy lúy đến tận lúc no say người ta mới bắt đầu nói lên những lời nguyện cầu, lời hứa giữ và bảo vệ rừng. Lời những người đàn ông rắn rỏi cất lên kèm theo những tiếng reo hò của dân bản. Họ thề rằng sẽ không phá rừng, không tiếp tay cho người xấu đốn gỗ nghiến, gỗ lim trên núi đá, không ham tiền bạc để phá hoại thiên nhiên, cướp màu xanh của rừng...
"Người La Hủ ai cũng thành tâm trong tết thề giữ rừng mỗi năm mới có một lần nên những điều bà con cầu thường linh ứng. Những lời thề nghe nguyên sơ thế nhưng kỳ thực rất có tính thời sự đấy..." - người già trong các bản đều nói như vậy. Tiếp sau lễ cúng rừng là lễ cúng bản. Bà con đã chuẩn bị dựng sẵn một chiếc cổng ở đầu bản theo hình thức cổng chào và trồng một cây bồ kết tua tủa gai nhọn ngay bên lối đi để ngăn không cho quỷ, ma xâm nhập bản.
Những tua rua xanh - đỏ, những nan phên bùa chú hình thù kỳ quái được trang trí dọc cổng để hù dọa tà ma. Lễ cúng bản ngày xưa kéo rầm rĩ, hát ầu ơ đưa đẩy suốt 9 ngày, còn bây giờ thực hiện đời sống văn hóa mới nên thu gọn lại trong 1 hoặc 2 ngày. Trong những ngày diễn ra lễ, cấm mọi người ra khỏi bản.
Sau lễ cúng bản, các gia đình sẽ được về nhà mình để làm tết tại gia với những món ăn truyền thống. Thường thì trong đêm giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình phải tham gia một nghi lễ đặc biệt quan trọng. Đó là lễ tưởng nhớ tổ tiên, dòng họ, đọc tên từng tổ tiên và mọi người cùng nhắc lại. Nhiều dòng họ còn nhắc tới mười mấy đời trong đêm giao thừa này. Và nhất nhất, con cháu phải nhớ ghi như tạc những lời truyền dạy mà tổ tiên để lại...

Một thoáng Đại Linh Giang


(Dân Việt) - Sông Gianh - dòng sông Mẹ của đất Quảng Bình chảy ngang dải đất hẹp nhất của đất nước, còn được gọi là Đại Linh Giang.

Sinh ra từ hệ núi đá hàng trăm triệu năm tuổi, dù bắt nguồn từ đỉnh Cô Pi cao 2.017m, trên dãy Giăng Màn hay từ dòng sông ngầm Phong Nha, cả 4 chi lưu của Đại Linh Giang đều có nguồn thạch thủy, nước xanh trong như ngọc. Sông Gianh mùa nào cũng đẹp, mùa cạn như dòng ngọc bích óng ánh trong xanh thẫm đại ngàn, mùa lũ, sôi lên ùng ục, như con rồng vẫy vùng.
Đại Linh Giang - dòng sông của những cuộc ly-hợp lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt, đến nay vẫn là dòng sông bí ẩn nhất. Ngọn, nguồn của dòng sông này đều xuất hiện theo dạng nước thiên (rụng xuống), địa (chui lên), thành sông, suối, điểm mạch khởi thủy, có lẽ vẫn chỉ là ước đoán. Cư dân đôi bờ Đại Linh Giang hôm nay dẫu đã nhiều đổi thay vẫn nghèo. Cuộc sống bên sông cũng thật lạ với chất hoang sơ của rừng ra tới mép biển và chất biển đến tận khúc sông cửa rừng.
Khe Nước Rụng (Đak To) trên dãy Giăng Màn, nơi nước từ đỉnh Cô Pi “rụng” xuống thành khe nước khởi đầu dòng Rào Nậy - dòng chính của Đại Linh Giang ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.
Điểm Nước Hai trên thượng nguồn Rào Nậy.
Rừng cây lội - loại cây quý, có khả năng điều hòa nguồn thủy sinh rất tốt trên thượng nguồn Rào Nậy - Đại Linh Giang.
Cây lội cổ thụ … không xác định được tuổi, đứng vững qua bao trăm trận lũ giữa lòng khe gần điểm Nước Hai.
Xóm Minh Cầm (xã Mai Hóa, Tuyên Hóa), xóm chài cuối cùng về phía thượng nguồn Đại Linh Giang.
Săn cá ở rừng tông (rong) dưới đáy sông đoạn qua xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Nghề "khụm" cào chắt chắt - loại hến nhỏ ngon nổi tiếng trên sông Gianh.

Nghề làm bánh cộ vươn xa


(Dân Việt) - Chùa Hồng Ân (thôn Thượng I, xã Thủy Xuân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có nghề làm bánh in (bánh cộ) nhiều tầng tạo hình tháp... Sư sãi nơi đây còn nhiệt tình dạy nghề làm bánh cho người dân.

Nghề cổ truyền…
Nghề bánh cộ ở Huế ra đời hàng trăm năm qua và đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, đáp ứng phần nào nhu cầu lễ nghi cúng tế của người dân xứ Huế và các vùng lân cận. Trong các ngày lễ, ngày rằm, nhất là ngày rằm tháng Giêng, trên bàn thờ tổ tiên, ngoài hoa quả còn có bánh cộ rực rỡ sắc màu được thờ cúng trang nghiêm và ấm cúng. Đó là thành quả lao động miệt mài và bàn tay khéo léo của quý cô, quý sư ở các chùa Huế.
Làm bánh cộ ở Thừa Thiên- Huế.
Bánh cộ có nhiều loại như bánh đậu xanh, bánh nếp, bánh bột bình tinh. Hình dạng cũng rất phong phú như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, lục giác, bát giác… Kích cỡ to nhỏ, dày mỏng cũng khác nhau để khách hàng tùy sở thích mà chọn lựa.
Bánh bột nếp thì các công đoạn làm đơn giản hơn so với làm bánh đậu xanh, nhưng khâu quan trọng vẫn là sấy bánh cho thật khô, đều và tỷ lệ pha trộn giữa đường và bột phù hợp. Bánh bột nếp có 2 loại: Bánh không nhân (nhụy) và bánh có nhân, nhân bánh làm bằng chuối sấy khô, mè, đậu phụng, gừng, đường. Bánh bột nếp có thể trưng ở bàn thờ một năm ở dạng bọc kính giấy nylon (đã xây tháp).
Riêng bánh bột bình tinh là loại bánh đặt. Cô Huệ Từ (chùa Liên Trì-Huế) chia sẻ: “Bánh bình tinh thì khi nào có khách đặt hàng mới làm, bởi bột bình tinh có giá cao hơn các loại bột khác và nhu cầu của thị trường cũng ít hơn”. Bánh cộ ở các chùa Huế được bán với giá rất “mềm”: Khoảng 42.000 đồng/cặp đối với tháp bánh cao 6 tầng, còn bánh “xây tháp” cao 20 tầng thì giá từ 450.000-480.000 đồng/cặp...
Vươn ra khỏi sân chùa
Điều đáng nói, nghề làm bánh cộ ban đầu vốn chỉ do các nhà sư làm để cúng bái trong chùa nhưng hiện thị trường của bánh cộ do các sư làm rất rộng lớn: Không những tiêu thụ mạnh trong tỉnh Thừa Thiên - Huế, mà còn vươn ra một số thị trường lân cận như: Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội. Bánh cộ được các sư cô ở các chùa Huế làm quanh năm, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, để cúng trong các nghi lễ của Phật giáo vào rằm tháng Giêng, rằm tháng 4, rằm tháng 7, các ngày vía Quan Âm (19.2, 19.6,19.9).
Điều dễ nhận thấy trong vài thập kỷ qua, bánh cộ do các chùa Huế sản xuất mặc dù không đăng ký thương hiệu, không dán nhãn mác, không quảng cáo... nhưng được du khách sử dụng rất nhiều khi tham quan các chùa ở Huế.
Sư cô Thích Nữ Huệ Phước (chùa Liên Trì) cho biết thêm: Bánh cộ do nhà chùa sản xuất còn có mặt ở một số nước bạn như Campuchia, Lào, Myanmar…
Khi có đại lễ cầu siêu, chẩn tế cô hồn, phật tử ở nước ngoài thường gọi điện về các chùa Huế đặt “xây tháp” với số lượng lớn, có tháp bánh cao từ 1-1,5m, đường kính đáy rộng từ 0,6-1m và đóng thùng vận chuyển sang rất công phu. Chính vì vậy, hiện các sư đã phải nhập các loại máy xay bột, ép bánh hiện đại và cũng dạy nghề cho các phật tử có nhu cầu làm nghề để bán cho người dân có nhu cầu ăn bánh hàng ngày.
Hiện nay, ở các chùa Huế làm bánh cộ nhiều nhất phải kể đến chùa Hồng Ân, Diệu Nghiêm, Liên Trì, Hoàng Liên, Tịnh Đức… Bà Nguyễn Hoàng Thu Hà - phật tử chùa Tịnh Đức cho biết, từ việc làm hộ nhà chùa bánh cộ, giờ bà đã có thể làm ở nhà, bán cho người dân quanh vùng và cũng “sống khỏe với nghề mới” như bà nói.

Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam


Đó là những lễ hội đậm nét truyền thống, đem đến cảm giác cực mạnh cho người xem hiện vẫn được lưu giữ tại Việt Nam.
Không ít người "rùng mình" khi chứng kiến cảnh chém lợn bằng lưỡi đao bén ngọt ở Ném Thượng, Bắc Ninh hay lễ đâm trâu đậm nét truyền thống nơi Tây Nguyên thượng ngàn... Đó là những lễ hội có từ lâu đời và chứa đựng nhiều ý nghĩa tại một số vùng miền của người Việt.
Lễ hội chém lợn Bắc Ninh
Vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, người dân thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh) lại tổ chức lễ hội chém lợn tế Thánh.
Lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, theo đó có một vị tướng cuối đời Lý, khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân đã mở hội chém lợn để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.
Trước khi làm lễ tế Thánh, hai chú lợn được rước đi quanh làng từ 9h sáng đến 11h trưa thì quay lại sân đình. Khi đó, hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi sẽ ra tay chém hai chú lợn để tế Thánh.
Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la le hoi, le hoi chem lon, le hoi dam trau, tin tuc
Hình ảnh của lễ chém lợn
Bằng lưỡi đao bén ngọt, hai chú lợn thờ nhanh chóng bị chém đứt đôi, máu văng đầy ra sân trong sự hò reo phấn khích của đám đông chứng kiến.
Theo phong tục cổ xưa, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế Thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng... có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng.
Chính vì thế, kết thúc lễ chém lợn, dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam, được tiến hành nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.
Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau song thường là bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông ...
Người chủ trì lễ hội là một già làng. Để chuẩn bị cho lễ hội, dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ.
Mở đầu nghi lễ, người chủ trì sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.
Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la le hoi, le hoi chem lon, le hoi dam trau, tin tuc
Quang cảnh của lễ đâm trâu
Sau các màn múa hát là nghi lễ đâm trâu - phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi.
Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông. Đầu trâu được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông
Lễ hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên thường được so sánh với lễ hội đấu bò tót của người Tây Ban Nha. Trong cả hai lễ hội, con vật đều bị giết chết bằng những cú đâm chí tử. Ngày nay, hoạt động đấu bò tót đã bị đình chỉ do tính dã man của nó.
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng
Chọi trâu là một loại hình lễ hội được tổ chức tại một số nơi ở Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.
Để chuẩn bị cho lễ hội này, người nuôi trâu phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kỹ lưỡng trong khoảng một năm.
Trường đấu của lễ hội là một bãi đất rộng, ngày nay thường là sân vận động, nơi có thể chứa hàng nghìn người đến cổ vũ. Trước giờ khai cuộc, người huấn luyện sẽ dẫn trâu ra sới cho quen dần với không khí.
Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la le hoi, le hoi chem lon, le hoi dam trau, tin tuc
Hai con trâu "hăng máu" khi đấu chọi
Khi cuộc đấu bắt đầu, từ hai phía của sới chọi, hai "ông trâu" được dẫn ra với người che lọng và múa cờ hai bên. Khi cặp trâu cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài. Hai đấu sĩ trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của khán giả.
Các ông trâu sẽ sử dụng nhiều miếng “võ” hiểm đã được luyện thuần thục để tấn công đối phương như hổ lao, ghì ngà, móc mắt, cáng hầu, móc chân… Có những trận kết thúc chóng vánh, nhưng cũng có trận kéo dài hàng chục phút bất phân thắng bại, cả hai chú trâu đều đẫm máu vì những vết thương cơ thể. Không ít cuộc đấu kết thúc với cái chết của một trong hai đấu sĩ.
Kết thúc lễ hội, con trâu vô địch sẽ làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Theo tập tục của địa phương, tất cả các “ông trâu” tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Sau khi giết trâu, người làng sẽ lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc.
Theo quan niệm của người dân, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.
Theo Thanh Bình (Kiến Thức)
Nguồn: hn.24h.com.vn

Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam


Nhiều địa phương ở Việt Nam đến nay vẫn lưu giữ những lễ hội cướp chiếu cầu quý tử, cướp đũa bông... riêng có của vùng miền.
Cướp chiếu cầu quý tử
Hàng năm, vào ngày 8 tháng Giêng, nhân dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc thường tổ chức lễ hội “Đúc Bụt” rất độc đáo. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian lâu đời, nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa - một nữ tướng tài ba, trí dũng vẹn toàn, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng đền nợ nước, trả thù nhà, diệt giặc Tô Định những năm 40 sau Công nguyên.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Dân làng tranh cướp chiếu.
Lễ hội diễn lại các tích trò xưa, trong đó được quan tâm nhất là tích trò “Đúc Bụt”. Làng sẽ lựa chọn 3 thanh niên trai tráng tắm rửa sạch sẽ, trát bùn kín làm “Bụt”. Ông chủ tế dùng sợi dây buộc ngang chiếc chiếu cói để phần dưới chụp lên đầu mỗi ông “Bụt” một chiếc. Riêng “Bụt” đi giữa, trên đỉnh đầu, phần chiếu buộc phía trên có đặt một bó mạ xanh, sau đó, quan viên và dân làng làm lễ rước “Bụt” về đình.
Kết thúc trò diễn, nhân dân reo hò tranh cướp nhau 3 chiếc chiếu với hy vọng gặp nhiều may mắn. Lễ hội “Đúc Bụt” được tổ chức hàng năm, thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, nhiều người mê tín, tin vào lời tương truyền ai cướp được chiếc chiếu có gắn bó mạ xanh thì sẽ sinh con trai nên những năm gần đây mới diễn ra cảnh tượng giằng co, tranh cướp nhau rất quyết liệt. Có lẽ vì thế mà nhiều người ở rất xa cũng lặn lội đến Phù Liễn dự hội cướp chiếu với hy vọng sinh được quý tử.
Cướp phết cầu may mắn, cát tường
Trò chơi cướp phết đến nay vẫn còn được lưu giữ tại một số lễ hội tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Lễ hội cướp phết thường được diễn ra ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm tại xã Bàn Giản (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), hoặc ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch có hội phết Hiền Quan (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Lễ hội cướp phết là một trong những biểu hiện đặc trưng cho văn hóa xứ Đoài để tưởng nhớ tới 4 vị tướng thời vua Hùng thứ 18.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Hội cướp phết.
Tương truyền, vào thời vua Hùng dựng nước loạn lạc, giặc giã nhiều nơi, nhà vua đã giao cho 4 vị tướng lĩnh là: Đệ nhất Xá Sơn, đệ nhị Lê Sơn, đệ tam Tròn Sơn, đệ tứ Xui Sơn về trấn ải miền Đông Lai - Bàn Giản - Lập Thạch để dẹp loạn, dẹp giặc, hộ quốc, phù dân. Sau khi trải qua nhiều trận chiến oanh liệt 4 vị tướng đã chiến thắng, bảo toàn thành cổ Văn Lang, xây dựng và gìn giữ đất nước. Tưởng nhớ công lao của 4 vị tướng, nhân dân trong vùng đã lập 4 ngôi đình để thờ: Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân và Vườn Đào, trên mỗi ngôi đình khắc 1 quả cầu.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Bạn trẻ cướp được phết khoe thành quả của mình.
Lễ hội đả cầu-cướp phết được tổ chức để ghi nhớ công lao của 4 vị tướng anh hùng, vừa để cầu cho một năm mới nhiều may mắn, tốt lành. Các cụ chức sắc trong làng và người dân cho biết, ai chạm tay được vào quả phết sẽ may mắn cả năm. Cũng chính vì vậy mà lễ hội cướp phết năm nào cũng thu hút đông đảo người dân tham gia và ai cũng muốn một lần được chạm tay vào quả phết.
Cướp cù cầu phúc, cầu an
Hội cướp cù đầu xuân truyền thống của làng Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị thường diễn ra mồng 7 Tết, thu hút hàng nghìn người dân địa phương cùng khách thập phương đến tham gia và cổ vũ. Hội cướp cù làng Cẩm Phổ là dịp để dân làng nêu cao tinh thần thượng võ, rèn luyện thể dục thể thao đồng thời là ngày hội cầu an, cầu phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu học hành thành tài.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Sôi nổi hội cướp cù.
Vài ngày trước lúc diễn ra hội cướp cù, các vị cao niên trong làng chọn những gốc cây chuối to khoảng 10kg đem gọt tròn rồi nướng chín còn lại khoảng 4kg và đường kính 20x20cm. Hội cướp cù diễn ra ở một bãi cát rộng nhất, đẹp nhất làng. Ở hai đầu bãi cát người ta chôn hai cột tre to, thẳng cao khoảng 6-7m, phía trên có treo một cái rọ được đan bằng tre đường kính khoảng 25-30cm và sâu khoảng 40cm cùng với quốc kì.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Đội tung được quả cù vào rọ đội mình trước sự truy cản của đối phương
thì sẽ giành chiến thắng.
Theo thể lệ hội chơi, mỗi trận đấu được chia làm ba hiệp, mỗi hiệp khoảng 15-20 phút. Mỗi trận đấu có hai đội tham gia, không hạn chế số lượng người chơi của mỗi bên, không phân biệt già trẻ, gái trai. Đội nào tung được quả cù vào rọ đội mình trước sự truy cản của đối phương thì đội đó sẽ chiến thắng.
Với quan niệm, những ai tung được quả cù vào rọ thì người đó sẽ được may mắn cả năm và được phần thưởng của làng, nên thanh niên trai tráng trong làng tranh đấu rất quyết liệt để giành quả cù về mình và cố gắng ném vào rọ. Những người không đủ sức khỏe để chơi cũng cố gắng tìm cơ hội chạm vào quả cù với hi vọng may mắn sẽ đến với mình.
Cướp bông mong mùa màng tươi tốt
Lễ hội cướp bông thường được tổ chức vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán tại làng Vân Luông, phường Vân Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Theo truyền thuyết từ thời Hùng Vương, Vua Hùng thứ 18 Hùng Duệ Vương cùng con rể Tản Viên và quần thần mở hội đi săn đầu xuân. Qua vùng Vân Luông, đoàn săn gặp một đàn lợn rừng, vua định bắn nhưng Tản Viên ngăn lại rồi một mình tay không bắt sống được lợn đầu đàn. Vua cha khen ngợi, truyền cho mổ lợn ăn mừng và thiết đãi dân làng. Tưởng nhớ công ơn đó, dân làng đã lập đền thờ đúng nơi vua mổ lợn khao quân và dân làng, đó chính là Đền Vân Luông ngày nay.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Bạn trẻ may mắn cướp được đũa bông.
Từ lâu, dân làng Vân Luông vẫn gìn giữ các hoạt động lễ hội để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cũng là dịp những người công tác xa có dịp gặp gỡ nhau, chúc mừng năm mới. Trong phần hội, dân làng vẫn giữ tục cướp bông, ném chài, thi văn nghệ, hát xoan… Theo quan niệm của dân làng, ai cướp được đũa bông là nhà đó may mắn quanh năm, nuôi lợn lợn lớn, chăm gà gà sai, mùa màng tươi tốt. Vì thế, tục cướp bông luôn được chờ đợi và đông đảo người dân tham gia.
"Hừng hực" hội cướp cầu
Hội cướp cầu mừng xuân thường được tổ chức vào tháng Giêng tại một số làng thuộc miền hạ Yên Thế, nay là huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Hình thức tổ chức tùy theo làng lớn, làng nhỏ mà cách làm khác nhau. Làng nhỏ chia làm 2 giáp, làng vừa thì 4 giáp, theo lượng người mà phân chia.
Những trai đinh dự thi thường là người cường tráng, nhanh nhẹn. Hình thức trang phục tùy thuộc sự quy định của từng làng, có làng người dự thi cởi trần, đóng khố lụa đủ màu sắc xanh đỏ sặc sỡ, có làng lại để cho trai đinh mặc quần áo, chít khăn màu trên đầu, ngang lưng thắt bao lụa các màu rực rỡ. Ðịa điểm làm nơi cướp cầu có khi là sân đình, hoặc là bãi rộng trước cửa, bên cạnh đình.
Những tục "cướp" độc đáo chỉ ở Việt Nam, Phi thường - kỳ quặc, chuyen la viet nam, chuyen la cuop chieu, chuyen la tuc le, tuc cuop, tin tuc
Trai đinh giáp quyết liệt cướp cầu.
Vào giờ lễ hội cướp cầu, trai đinh các giáp vạm vỡ đứng chỉnh tề, trang nghiêm trước sân đình với khí thế hừng hực, quyết thắng. Ông cai đám mặc áo dài quần chùng, đầu đội khăn điều uy nghi dõng dạc chúc tụng gieo cầu:
"Dân làng ai mở hội cướp cầu
Chúc cho tốt lúa sai cau
Chúc cho trai gái lấy nhau thuận hòa
Chúc cho tốt bông tốt hoa
Chúc cho làng xóm trẻ già bình yên"
Vừa dứt xong các trai các giáp dạ ran, ông gieo cầu xuống và trai các giáp xô nhau cướp, ngăn chặn, luồn lách tranh cướp lấy cầu đỏ ôm được vào lòng. Trai đinh giáp nào cướp được cầu, ôm lấy, chạy vào đặt được trong cung đình là thắng cuộc.
Sau đó, quả cầu được đặt đúng vị trí tôn nghiêm. Cả giáp, cả làng, cả hội đều vui sướng. Chiêng trống rền vang dồn dập, liên hồi, người người già trẻ gái trai reo hò vang. Giáp thắng cuộc được làng thưởng và mừng vì năm ấy cả làng, cả giáp gặp may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, giàu sang, thịnh vượng...
Nguồn: ngoisao.vn

Dân dã những món ăn nhà quê


Cơm hến, canh mít non, gỏi vả... là những món ăn bình dị quen thuộc với người quê miền Trung.

Dân dã những món ăn nhà quê
ảnh minh họa
Từ những nguyên liệu có sẵn nơi đồng ruộng như: bắp chuối, mít non, lá lốt, quả vả... người miền Trung đã khéo léo kết hợp với nhau để tạo nên những món ăn bình dị, dân dã nhưng không kém phần ngon miệng.
Cơm hến
Thành phần món ăn đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế. Hến là thành phần quan trọng nhất của món ăn. Ở Huế, con hến không to như các vùng khác nhưng cho vị ngọt rất ngon miệng. Hến ngâm nước gạo một thời gian để nhả hết nhớt cũng như bùn đất. Rửa sạch và đem luộc cho đến khi hến há vỏ. Vớt hến cho vào rổ, sàng lấy thịt. Lấy phần nước luộc hến sau khi đã lắng cặn.
Cơm trắng sau khi nấu chín, được để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, húng thơm, cải xanh, môn... rửa sạch, thái nhỏ, lõi chuối non, khế chua được thái sợi. Một bát cơm hến là sự pha trộn của tất cả các nguyên liệu, cho một ít cơm nguội, các loại rau, một ít hến, thêm đậu phộng rang vàng còn nguyên hạt và vỏ, đôi ba lát da heo chiên phồng, hành phi và một nguyên liệu không thể thiếu là mắm ruốc Huế. Đặc biệt, người Huế rất ăn cay nên cơm hến cũng không ngoại lệ. Trộn đều tất cả các nguyên liệu và thưởng thức.
Gỏi mít non
Món gỏi đơn giản với mít non, lạc, các loại rau thơm ăn kèm với bánh đa rất đậm đà và ngon miệng. Gỏi mít rất dễ làm và không mất nhiều thời gian. Người dân ở đây thường lựa chọn những trái mít gai mịn đều, da nhẵn, bổ trái mít ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để mít ra bớt mủ và không bị thâm vì gió.
goi-mit-jpg[1332088530].jpg
Sau khi ngâm, mít được rửa sạch, đem luộc cho vừa chín tới, vớt ra để ráo và thái thành từng sợi nhỏ vừa ăn theo thớ mít. Tôm rửa sạch, bỏ vỏ, ướp với một ít gia vị sau đó xào nhanh cho tôm chín. Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín và thái sợi vừa ăn. Cho mít non, tôm, thịt vào thố trộn chung với rau răm, húng quế, húng lủi, lạc giã dập, nêm gia vị vừa ăn. Ăn gỏi mít non không thề thiếu bánh tráng nướng cùng chén nước mắm chanh tỏi ớt.
Gỏi vả
Vả trộn là món ăn ngon miệng và rất dễ thực hiện. Vả lựa chọn mua loại còn tươi xanh, ở phần cuống còn mủ mới ngon. Khi mua về, rửa sạch và đem luộc chín. Lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bổ đôi và thái lát mỏng vừa ăn theo chiều dọc của thân quả. Vả trộn là món ăn nhà nghèo, nên tôm, thịt thường rất ít, nó như điểm xuyết tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Thịt ba chỉ được luộc chín, thái nhỏ, nếu thích thì có thể mua thêm tôm, luộc chín, bỏ vỏ. Hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn.
va-tron-jpg[1332088530].jpg
Sau khi chuẩn bị xong, trộn đều tất cả các nguyên liệu như vả, thịt, các loại rau thơm, vừng lại với nhau. Nêm một ít gia vị, tiêu cho vừa ăn là được. Bày món vả trộn ra đĩa, nếu có tôm thì cho vài con lên trên cho đẹp mắt. Vả trộn được ăn kèm với bánh tráng nướng và chén nước chấm cay.
Canh mít non nấu lá lốt
Đây là món ăn rất được ưa thích trong thời tiết nắng nóng ở miền Trung. Hương thơm của lá lốt hoà trong vị ngọt tự nhiên của nước dùng đem lại cho người ăn sự thanh mát, ngon miệng. Chế biến món canh này rất đơn giản, mít non gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước lạnh cho khỏi bị thâm. Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
canh-la-lot-jpg_1362032034[1332088530].j
Tôm tươi lột bỏ vỏ, rửa sạch. Dùng dao đập dập hoặc có thể cho vào cối giã hơi nát. Làm nóng dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đến cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Cho nước vào đun sôi, sau đó cho mít vào và tiếp tục đun sôi, nêm lại gia vị vừa ăn, cho lá lốt vào, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
Ngoài những món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn dân dã khác như: hến trộn xúc bánh đa, canh hến, mít non kho cá chuồn... đây đều là những món ăn quen thuộc trong thực đơn hằng ngày của người miền Trung.

(theo vnexpress.net )

Khi chạch râu ‘ấp ôm’ rau chùm ngây


Điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra khi “hoàng tử” chạch râu âu yếm nàng “công chúa” rau chùm ngây?

Lộng lẫy rau chùm ngây “hợp hôn” cùng chạch râu! - Ảnh: Tạ Tri
Lộng lẫy rau chùm ngây “hợp hôn” cùng chạch râu! - Ảnh: Tạ Tri
Chỉ có người mai mối mới nhận rõ bao hấp lực từ “đám cưới” lạ lẫm này.

Tất nhiên, mọi chuyện đều có căn nguyên, cũng như chưa nổi gió thì không hề thấy bão. Trong một lần viết bài về bánh tét Trà Vinh mới biết rằng, bí mật của màu xanh lấp lánh và làn hương quyến rũ - chính là nước cốt lá bù ngót. Thầy tôi lại cười ruồi nói: “Tuyệt đỉnh phải có lá cây chùm ngây!” - Vậy lá này nấu với cá chạch có ổn không thầy? – “Ngày ăn vào, tối nghe rạo rực chuyện gối chăn!”, ông cười tủm tỉm đáp.
Thế nên, những “tín đồ” mê của lạ chúng tôi, liền tổ chức “lễ thành hôn” cho chúng ngay. “Nhà” của “đôi tân lang” là trái dừa xiêm vừa “dán cháo”. “Phụ rễ” có vài lát nghệ tươi, “mặt” đỏ hồng như người say rượu - mang giã nhuyễn. “Dâu phụ” là nhúm ớt hiểm hườm tươi rói. “Khách khứa” hai họ gồm vài cọng ngò rí, vài muỗng cà phê nước mắm ngon, nhúm muối hột. Đặc biệt, không mời “nàng tiêu”, vì thầy phán nó không hợp với cá chạch. Đành tiếc đứt ruột, vì mấy “em” lá gừng dầy dầy mùa này đã vắng bóng ở các chợ rau.

Để ngắn gọn và nóng hổi, người viết xin kể đến khoảnh khắc “động phòng”. Trước tiên là mùi thơm thanh dịu từ “da thịt” của “cô dâu” tỏa ra phảng phất. Chất nhựa nồng nồng, thanh thanh này gợi nhớ “hơi thở” của “cô chị” bù ngót nhưng khẽ khàng, sang trọng hơn. Nước canh ngọt đậm, thoảng chút nồng cay của cặp “dâu - rễ” phụ. Húp đến muỗng thứ ba, trán ông mai lấm tấm mồ hôi, miệng cười toe toét. Bởi khi nước canh vừa qua vòm họng, cảm giác thanh tao liền trỗi lên, khiến ông thêm phấn chấn. Và cao trào ở đoạn, ông cắn mạnh vào thịt da... “chú rể”. Vẫn dẻo dai, ngọt béo lẫn giòn giòn đến tận phần xương sụn. Nhón tí muối ớt nghệ (nghệ giã trộn vào muối ớt), ông liếc mắt đưa tình cùng bà xã rồi mỉm cười thầm nhủ: “Bến mê là đây!”
Khi chạch râu "ấp ôm" rau chùm ngây, Ẩm thực, chach rau nau rau chum ngay, chach rau, rau chum ngay, chach, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Chạch râu (chạch bùn) giúp cường dương, theo đông y - Ảnh: Tạ Tri
Xin nói thêm, nhiều tài liệu khoa học và các lương y trong nước đã cho rằng cây chùm ngây (Moringa) vừa giàu dưỡng chất vừa hỗ trợ trị nhiều bệnh nguy hiểm: u xơ tiền liệt tuyến, ngừa tăng cholesterol...

Mẹo nhỏ để chế biến thành công món canh bổ dưỡng vừa kể là nướng sơ cá chạch trước. Trước khi nướng, ngâm cá trong dung dịch nước muối loãng và ớt hiểm giã dập từ 7 - 10 phút, để xả tanh. Đồng thời, những phụ nữ mang thai hoặc đang “mắc kẹt” không nên dùng món canh mát này.


Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=546524#ixzz2MCkdU1y8
http://www.xaluan.com/

Điểm danh những phong tục hôn nhân "dị" nhất Việt Nam


(Soha.vn) -Mỗi một dân tộc, vùng miền trên đất nước ta đều sở hữu những phong tục đặc biệt mang bản sắc riêng.

1. Lễ hội bắt chồng kỳ lạ ở Tây Nguyên
Một lễ hội bắt chồng Tây Nguyên. Ảnh: Đạo Hà

Bắt chồng không còn là một tục lạ quá xa lạ với nhiều người bởi tục lệ này khá nổi tiếng với các đồng bào Chu ru, Cil, Cơ ho.. ở Tây Nguyên.
Mỗi năm, bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba, lễ hội bắt chồng lại được tổ chức ở các vùng dân tộc này.
Theo quy định, lễ hội bắt chồng được diễn ra vào ban đêm và các cô gái sẽ là người chủ động trong việc tìm chồng. Khi tìm được một chàng trai họ ưng ý thì cô gái này sẽ thông báo với gia đình và nếu nhận được sự đồng ý của 2 họ cô gái này sẽ mang nhẫn tới đeo cho chàng trai theo 1 ngày đã định. Nếu không đồng ý người con trai này có thể trả lại nhẫn.
Tuy nhiên, sau 7 ngày tiếp theo cô gái này lại tiếp tục đến và đeo nhẫn cho chàng trai. Sự việc cứ thế tiếp diễn đến khi nào chàng trai đồng ý. 
Sau khi người con trai đồng ý thì đám cưới sẽ được tổ chức. Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...".
Đến ngày cưới cả 2 đều đeo lại nhẫn và sau 7 ngày cô gái tháo nhẫn để gửi mẹ chồng còn chàng trai tháo nhẫn gửi lại mẹ vợ.
2. Kéo vợ của người Dao đỏ
 

Trong quan niệm của người Dao đỏ, giai đoạn mùa xuân là thời kỳ đẹp nhất trong năm, trăm hoa đua nở. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những đôi lứa se duyên chồng vợ,
Được biết, phong tục Kéo vợ của người Dao đỏ xuất phát từ việc những người của dân tộc này muốn "lách luật" thách cưới vốn trở thành rào cản hạnh phúc cho những chàng trai nghèo.
"Kéo vợ" không phải cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình, mà thực tế đôi nam nữ đã tìm hiểu nhau rất cặn kẽ và đã ưng nhau. Cho nên kéo vợ chỉ là cái tục phải có để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng. Sau khi kéo cô gái về nhà, ba ngày sau chàng trai chỉ việc sang nhà gái thông báo họ đã thành vợ chồng. Cho đến khi con đàn, cháu đống, của cải dư thừa họ mới tổ chức đám cưới.
Chính vì thế, có những đôi đến 70 tuổi mới làm đám cưới.
3.Vỗ mông kén vợ
Sau khi bị vỗ mông, các cô gái sẽ chính thức trở thành vợ.

Theo phong tục của người Mông, Hà Giang thì giai đoạn phiên chợ cuối năm là dịp tốt nhất để trai gái tìm thấy nhau,Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu nổi tiếng, ở đây còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời.
Sáng đầu năm, nam thanh nữ tú nhất loại về tụ tập ở khoảng sân diễn tục chơi "ú tim". Sau những chén rượu chúc tụng cho một nǎm mới tốt lành, họ đưa mắt tìm bạn đời. Nếu ưng thuận nhau cô gái sẽ bỏ chạy và nhiệm vụ của chàng trai là đuổi theo. Điều kiện là cả 2 người đều phải chạy hết sức mình, Nếu chàng trai đuổi kịp cô gái và đưa bàn tay vỗ vào mông cô một cái thì đồng nghĩa với cô gái này sắp sửa sẽ trở thành vợ.
4. Tục cưới hai lần của người Pacô
Ngày này tục cưới 2 lần đã được tối giản đi rất nhiều.

Dân tộc Pacô trú tại miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có dân tộc Pacô, xưa kia có tục cưới hai lần.
Quy định được xem là trưởng thành bắt buộc trai gái đều phải cà 6 chiếc răng cửa. Sau khi trai gái tìm hiểu nhau được cha mẹ đồng ý thì lễ cưới được tiến hành.
Lễ cưới lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu bò, chóe, nếp rượu, nồi đồng... Khi về nhà chồng, thì đôi vợ chồng trẻ phải tổ chức lễ "đạp bếp", đưa nhau trở lại nhà gái, trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức đoạn tuyệt hẳn với nhà cha mẹ đẻ, và gia nhập họ nhà trai. Thời gian sau ngày cưới, đôi vợ chồng lo làm lụng, vừa để trả nợ "thách cưới", vừa lo chạy vạy để làm lễ Pẩy Ploh (nghĩa là kết thúc trọn vẹn) hay còn gọi là lễ "mua cái đầu".
5. Sau 5 lần "ngủ thử" mới được cưới
Sau khi ngủ thăm 5 lần, nhiều chàng trai cô gái nên duyên chồng vợ.

Trong kho phong tục lâu đời của người Mường có phong tục "ngủ thăm". Tục lệ này cho phép những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới "ngủ thăm" nhà một cô gái mà họ ưng.
Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm việc, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để "ngủ thăm". Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.
Sau 5 lần ngủ thăm mà thấy ưng nhau, chàng trai sẽ cùng gia đình tới nhà gái để xin đám cưới. Theo quy định  sau khi vào được nhà chàng trai nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không chạm vào người nhau.
Phong tục này có từ lâu đời và nay vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, tại một số nơi đã bị bỏ do có những hệ lụy trái chiều.
|

Chọn thế “yêu” bằng miệng khiến nàng ngây ngất


(Soha.vn) - Những tư thế sau rất dễ thực hiện nhưng mang tới cho nửa kia của bạn khoái cảm rất lớn, đồng thời giúp khắc phục cảm giác e dè, xấu hổ khi “yêu” bằng miệng.

1. Khép chặt chân
Mô tả: Nàng nằm áp lưng xuống giường, khép chặt 2 chân.
Lợi thế: Đây là tư thế cơ bản, cổ điển nhưng mang lại cảm giác thỏa mãn, nhất là với những phụ nữ còn xấu hổ và e ngại khi “yêu” bằng miệng.
Bí quyết thành công: Bạn nên thử mơn trớn nhẹ nhàng, lướt tay dài trên bề mặt bên trong bắp đùi, từ đầu gối tới vùng lông mu. Điều này giúp kích thích cảm giác ở những vùng khác trên cơ thể và khiến dịch âm đạo tiết ra đủ trước khi bạn tiếp cận vào “cô bé”.
2. Vắt 2 chân lên vai
Mô tả: Nàng nằm áp lưng xuống giường, vắt 2 chân lên vai của bạn, còn bạn nằm úp bụng. Để giảm áp lực lên cổ, bạn đệm một chiếc gối dưới hông và ngực.
Lợi thế: Tư thế này rất lý tưởng cho những phụ nữ thích cảm giác kích thích mạnh mẽ, tăng dần.
Bí quyết thành công: Bạn dùng tay ấn nhẹ lên phía trên bụng của nàng và kéo giãn vùng da ở xương mu. Thao tác kéo giãn da sẽ giúp tăng cường cảm giác mà lưỡi của bạn mang lại.

3. Một chân vắt lên vai, một chân co lại
Mô tả: Nàng nằm ngửa, một chân vắt lên vai của bạn, chân còn lại co lên phía ngực. Bạn dùng tay giữ chiếc chân co của nàng.
Lợi thế: Ở biến tấu này, âm đạo của phụ nữ được mở rộng hơn và đẩy về phía trước, tạo điều kiện cho bạn âu yếm “cô bé” mà không bị áp lực nhiều ở cổ. Đây là tư thế rất phù hợp với những phụ nữ thích kích thích âm vật trực tiếp và mạnh mẽ.
Bí quyết thành công: “Yêu” ở tư thế này, bạn sẽ thấy nước bọt tích trữ trong miệng nhiều hơn. Hãy tận dụng nó. Nàng sẽ cảm thấy không thoải mái nếu miệng của bạn bắt đầu khô.
4. Nằm ngược hướng với nàng
Mô tả: Nàng nằm áp lưng xuống giường, còn bạn ở phía trên, nằm theo hướng ngược lại nhưng hơi nghiêng người để cơ thể bạn không đè nén lên cơ thể nàng.
Ngực của bạn áp vào bụng nàng và phần đầu của bạn quay về phía cuối giường (như thế phần đầu của bạn sẽ ở gần “cô bé”). Bạn dùng tay để vuốt ve bắp đùi và nhẹ nhàng mơn trớn môi âm hộ của nàng từ phía dưới.
Lợi thế: Tư thế này cho phép bạn hoàn toàn thư giãn vùng cơ ở cổ trong khi tính toán những bước đi tiếp theo. Nó cũng tạo điều kiện cho 2 phía tiếp xúc cơ thể nhiều hơn, từ đó cảm thấy kết nối hơn.
Bí quyết thành công: Cách mơn trớn thông minh nhất là chuyển động lưỡi theo hướng đi xuống, qua mu âm vật. Những phụ nữ nhạy cảm rất thích cách vuốt ve này.
Thỉnh thoảng bạn có thể đổi hướng mơn trớn lên phía trên, dùng mặt bên dưới của lưỡi.
5. Một chân vắt lên vai, một chân duỗi thẳng
Mô tả: Nàng nằm áp lưng xuống giường, chân dang rộng, một chân vắt lên vai bạn và chân còn lại duỗi thẳng trên giường. Nàng nâng nhẹ hông phía bên chân giơ cao (bạn có thể giúp cô ấy bằng cách dùng tay nâng đỡ phía chân này).
Lợi thế: Đây là tư thế lý tưởng cho những phụ nữ nhạy cảm ở một bên âm vật.
Bí quyết thành công: Với một bên hông được nhấc cao, nàng sẽ có thể hỗ trợ bạn trong lúc mơn trớn hoặc giúp bạn di chuyển tới đúng điểm nóng.
6. “Yêu” từ phía sau

Mô tả: Bạn “yêu” bằng miệng từ phía sau khi cô ấy trong tư thế quỳ, 2 tay chống xuống giường.
Lợi thế: Cửa vào của bạn có thể hơi bị hạn chế nhưng cảm giác mà tư thế này mang lại sẽ rất bùng nổ. Đây là tư thế cho phép bạn mơn trớn mạnh theo hướng đi xuống và rất lý tưởng để hôn, cũng như vuốt ve âm hộ của nàng.
Bí quyết thành công: Để tăng cảm giác bùng nổ, bạn gợi ý nàng cúi thấp đầu xuống.
7. Phụ nữ ở trên
Mô tả: Bạn nằm áp lưng xuống giường và nàng ở vị trí phía trên sao cho vùng kín của nàng hướng thẳng xuống mặt của bạn.
Lợi thế: Đây là tư thế ưa thích của rất nhiều phụ nữ và rất thích hợp để sử dụng khi nửa kia của bạn đã gần “lên đỉnh”.
Ở tư thế này, cô ấy có đủ khả năng kiểm soát tốc độ áp lực, cũng như góc độ của khung xương chậu, cho phép bạn tiếp cận tới những vùng cụ thể.
Cảm giác bạn tình của mình đang ở phía dưới khiến phụ nữ dễ dàng chìm vào thế giới riêng của mình, từ đó dễ “lên đỉnh” hơn.
Bí quyết thành công: Để nàng “cầm lái”, đừng bám theo nàng hoặc đừng cố chạm vào điểm nóng nếu cô ấy nâng người lên phía trên hay ra khỏi khu vực tiếp xúc.
8. Đứng, một chân vắt lên vai
Mô tả: Nàng “yêu” ở tư thế đứng. Bạn quỳ phía trước cô ấy, đỡ 1 chân của nàng đặt lên vai của mình, giúp cô ấy giữ thăng bằng bằng cách vòng tay qua bắp đùi để nâng đỡ lưng của cô ấy.
Lợi thế: Đây là tư thế “yêu” bằng miệng hoàn hảo trong phòng tắm.
Bí quyết thành công: Ở tư thế này, chân của nàng không thật sự mở rộng, vì thế bạn có ít cơ hội kích thích trực tiếp âm vật. Bạn có thể dùng tay để nhẹ nhàng mở rộng 2 chân của nàng ở góc độ lớn hơn, tạo điều kiện cho việc thâm nhập bằng miệng.
9. “Yêu” trên ghế
Mô tả: Nàng ngồi trên ghế, chân mở rộng
Lợi thế: Đây là tư thế thích hợp để mơn trớn một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Nửa kia của bạn sẽ dễ dàng hướng dẫn bạn cách khiến mình thỏa mãn. Bạn cũng có một góc nhìn tốt để quan sát “cô bé”.
Bí quyết thành công: Cần đảm bảo rằng chiếc ghế mà bạn sử dụng cho phép bạn thoải mái chuyển động. Bạn có thể dùng ghế xoay để có thể trực tiếp điều khiển chuyển động của nàng.
Ngân Khánh - theo TTVN 

Khiến nàng "tan chảy" mà không cần "lâm trận"


(Soha.vn) - Chỉ cần tìm hiểu những điểm siêu nhạy cảm trên cơ thể nàng, thì chàng hoàn toàn có thể đưa nàng "lên đỉnh" mà không cần làm "chuyện ấy".

Hôn tai nàng
Tai là vùng khiến chị em bị kích thích nhất khi được chạm vào. Hôn nhẹ nhàng trên phần dái tai sẽ giúp bạn tạo tín hiệu mạnh xuống cột sống và tăng kích thích tình dục ở nàng. Cảm giác rạo rực từ dái tai lan ra nửa trên cơ thể khiến nàng muốn được mơn trớn tiếp đến những vùng khác.
 

Mơn chớn vòng 1 đầy khao khát
Có những phụ nữ muốn được "âu yếm" vòng 1 thật nhẹ nhàng trong khi một số khác lại muốn nó thật mạnh bạo, nên chàng hãy tìm hiểu kỹ sở thích nửa kia của mình nhé. Hôn toàn bộ bầu ngực của nàng, nhưng bỏ qua đầu nhũ hoa trong một vài phút. Thở vào đó nhằm kích thích nàng nhưng tuyệt đối không được tiếp cận trực tiếp.
Đến khi nàng không thể chịu đựng được nữa thì hãy "tấn công" tới nhũ hoa, đây là nơi rất nhạy cảm. Nàng sẽ thấy vô cùng hưng phấn khi được kích thích bằng lưỡi.
Dùng lưỡi khám phá toàn bộ cơ thể nàng
Điều này chắc chắn sẽ làm nàng "nóng rực" lên vì đê mê. Nàng sẽ phải cong người lên sung sướng khi chàng liếm nhẹ lên cổ, xuống ngực. Chàng sẽ "chăm sóc" cho cặp tuyết lê căng tròn này rồi di chuyển xuống bụng và kết thúc ở vùng "ngoại biên" của "cô bé".
Bạn nhớ là không được xâm nhập vào "vùng cấm" nhé, điều đó sẽ càng làm cho nàng khao khát và không thể nào quên được những gì xảy ra trong đêm nay.
 

Hôn, cắn nhẹ vào đùi và vòng 3
Nơi khá nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh cảm giác đó là đùi trong hay đùi ngoài của nàng. Những vết cắn nhẹ nhàng, âu yếm vào đùi và mông khiến nàng ngây ngất.
Nếu cơ thể nàng khẽ run hoặc rùng mình, điều đó có nghĩa là bạn đã thực hiện thành công.
Đừng bỏ qua đôi chân của nàng nhé
Bàn chân cũng là "điểm nóng" giúp đánh thức nhu cầu ân ái của phái nữ. Hành động xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt, massage, thậm chí hôn nhẹ lên những ngón chân xinh có thể khiến nàng muốn "lâm trận" ngay lập tức.
Bàn chân là vùng khoái cảm đầy tiềm năng và có 4 điểm kích thích liên quan đến bộ phận sinh dục vì vậy trong "màn dạo đầu" đừng quên massage chân cho nàng nhé.
(Tổng hợp)