Hai ngôi nhà cổ được kiến tạo trên
vùng đất dựng nghiệp của triều Tây Sơn ở vùng Tây Sơn Thượng đạo (thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai) nằm cách nhau chỉ hơn 100m. Chúng tồn tại với
thời gian hơn 240 năm, đến nay vẫn còn giữ khá nguyên vẹn hình dáng ban
đầu.
Nhà cổ của Bùi tộc
Nhà cổ của Bùi tộc
Ông Bùi Meo (87 tuổi), chủ nhân đời
thứ 7 của ngôi nhà cổ ở phường An Phú (xưa là thôn An Lũy, huyện An Khê)
cho biết, người tạo lập nên ngôi nhà cổ này vốn là người đất Bắc Hà sau
di cư vào Quảng Ngãi và cuối cùng lên vùng Tây Sơn Thượng đạo, tức An
Khê ngày nay để dựng nghiệp vào khoảng năm 1765.
Ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiểu
nhà lá mái ngày xưa, có bố cục nhà chữ L với miếu thờ gia thần ở phía
trước nhà. Ngôi nhà được tọa lạc trên khuôn viên hơn 600m2, theo kiến
trúc tam đoạn ba gian hai chái với chiều dài 16m, chiều ngang 8m với 6
vì. Mỗi vì có 6 hàng cột dọc và 5 hàng ngang. Các cột đều được làm bằng
một loại gỗ quý hiếm của rừng An Khê ngày trước (nay không còn loại gỗ
đó), đó là loại gỗ thò đo.
Kèo nhà và xà đều được uốn hình rồng,
đầu chạm rồng. Xà gồ tròn liền cây và đều làm bằng gỗ cây kiền kiền. Ba
gian hai bên ngoài cách biệt với gian bên trong bằng cửa ngăn. Mấy gian
giữa dây sen, bàn pha được làm bằng gỗ tứ thiết. Ngôi nhà cổ được trang
trí rất giản dị bằng gờ, chỉ nổi nhưng 240 năm qua mà hệ thống gờ mộng
vẫn còn rất khít với nhau, cho thấy cánh thợ làm nhà ngày ấy có tay nghề
cao.
Và điều đặc biệt khác nữa của ngôi nhà cổ này là lớp trần được làm bằng vỏ cây kiền kiền, với hệ thống xà gỗ rất dày, mỗi mái có đến 15 hàng. Người xưa dựng nhà đã để trên lớp trần một lớp đất sét được trộn nhuyễn với rơm, trên lớp đất là một lớp cây cột kèo giống như cột kèo chống nhà bên dưới sau đó mới lợp tranh. Thân cây kiền kiền được dùng làm trụ và vỏ làm la phông. Nhờ kiểu mái độc đáo này mà người sống trong ngôi nhà cổ này gần như không có cảm giác đổi mùa. Nghĩa là mùa hè, trong nhà rất mát và mùa đông thì nhà cổ lá mái này lại rất ấm áp.
Ngôi nhà cổ của ông Bùi Meo. |
Và điều đặc biệt khác nữa của ngôi nhà cổ này là lớp trần được làm bằng vỏ cây kiền kiền, với hệ thống xà gỗ rất dày, mỗi mái có đến 15 hàng. Người xưa dựng nhà đã để trên lớp trần một lớp đất sét được trộn nhuyễn với rơm, trên lớp đất là một lớp cây cột kèo giống như cột kèo chống nhà bên dưới sau đó mới lợp tranh. Thân cây kiền kiền được dùng làm trụ và vỏ làm la phông. Nhờ kiểu mái độc đáo này mà người sống trong ngôi nhà cổ này gần như không có cảm giác đổi mùa. Nghĩa là mùa hè, trong nhà rất mát và mùa đông thì nhà cổ lá mái này lại rất ấm áp.
Nhà cổ của ông Chánh bái An Khê Đình
Ngôi nhà cổ của ông Chánh bái Huỳnh
Ngọc Chương (người ta quen gọi là ông Mười Chương) nằm cách nhà ông Bùi
Meo chỉ có một hàng rào. Cũng là nhà lá mái 3 gian, 2 chái. Nhà tranh
vách đất, ngói lợp dưới tre (ngói vảy cá). Toàn bộ căn nhà của ông Mười
Chương cũng giống như nhà ông Bùi Meo, vẫn còn giữ nguyên trạng ngôi nhà
cổ. Giàn chịu lực của nhà được dựng bởi giàn kèo và cột gỗ. Kèo và cột
được nối nhau bằng nêm gỗ và khớp nhau qua các lỗ đụt. Tường được đắp
bằng đất trộn với rơm, chỉ có mái ngói được thay bằng ngói thời nay.
Ông Huỳnh Ngọc Chương trong ngôi nhà cổ của mình. |
Ông Mười Chương cho biết, nguyên trạng
mái ngói của nhà bằng tranh. Thời chiến tranh, bom đạn nhiều nên mái bị
hư và bị mưa dột, kiếm tranh lợp lại khó nên năm 1957, ông mới thay mái
bằng ngói vảy cá. Cũng như nhà ông Bùi Meo, nhà ông cũng hình chữ L,
gian chính dài hơn gian phụ, phía trước sân nhà cũng là miếu thờ. Tất cả
các ngưỡng cửa đều được xây rất thấp, ngạch cửa cao để chống trộm. Ngôi
nhà đã bắt đầu bị mối và ong đất đục. Nhà vỡ nên phải trét sơ lại lớp
cát và đất sét.
Ông Mười Chương cho hay: "Trong 2 ngôi
nhà cổ còn tồn tại trên đất Tây Sơn Thượng đạo này thì ngôi nhà cổ của
ông Bùi Meo một nhánh trong gia phái của nữ tướng Bùi Thị Xuân lại có
giá trị hơn". Trong ngôi nhà ông Huỳnh Ngọc Chương, chúng tôi thấy có
cặp liễn hơn 100 năm được làm bằng gỗ rất quý. Ông Chương bảo đó là do
người trong tộc tặng cho.
Duyên Tường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét