Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Nước non Ghềnh Ráng Quy Nhơn


Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Ghềnh Ráng là một trong những danh thắng bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh.

Đến Ghềnh Ráng, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian thơ mộng nhưng không kém phần hùng vỹ của biển - núi miền duyên hải với đồi Thi Nhân, bãi tắm Hoàng Hậu, hòn Vọng Phu, bãi Tiên Sa… mà còn bị hấp dẫn hơn bởi đây là nơi ghi dấu quãng đời thi nghiệp của thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử.
Ghềnh Ráng có diện tích gần 35 ha, là một quần thể sơn thạch thuộc dãy núi Xuân Vân. Dưới chân ghềnh là bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh, phong cảnh đẹp hữu tình, khí hậu mát mẻ. Từ Ghềnh Ráng, du khách có thể ngắm nhìn gần trọn hết vẻ đẹp đầy sức sống của phố biển Quy Nhơn.
Năm 1927, Ghềnh Ráng đã được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ dưỡng. Năm 1991, Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia. Đến với Ghềnh Ráng, du khách sẽ được đắm mình trong không gian của những câu chuyện huyền thoại.
Tương truyền rằng, bãi tắm Hoàng Hậu là nơi Nam Phương hoàng hậu - vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam chọn làm bãi tắm riêng. Từ xa xưa, nước non Ghềnh Ráng đã chinh phục được không chỉ những người con xứ "nẫu".
Ngay dưới chân vách đá dựng đứng, hiểm trở là từng bãi đá trứng xếp chồng, xếp lớp. Cùng với làn nước biển xanh trong, đá trứng nhỏ bé ngàn năm kiên trì, bền bỉ trước vô vàn con sóng vỗ. Tạo hóa đã hớ hênh hay sự bền bỉ của những hòn đá nhỏ bé này đã chinh phục tạo hóa, để điều đi ngược quy luật bào mòn đã xảy ra? Nhân thế được ban cho một kỳ quan lạ.
Bãi Tiên Sa có thể ví như một "Nha Trang thứ hai" của Quy Nhơn. Những hàng thông xanh ngắt trải dài, từng bờ cát trắng xóa, lấp lánh trong ánh trưa, gió biển lồng lộng… Đến Bãi Tiên Sa, du khách sẽ tự mình chiêm nghiệm được vì sao, bãi biển này lại có cái tên đậm màu cổ tích đến như vậy.
Không chỉ hấp dẫn du khách bằng những cảnh quan trời ban, Ghềnh Ráng còn làm nặng lòng du khách bởi là nơi thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã sống những ngày quằn quại đau thương và cho ra đời những áng thơ tình bất hủ. Trại phong Quy Hòa, nơi Nguyễn Trọng Trí (tên thật của nhà thơ Hàn Mặc Tử) đã gắn bó suốt những năm tháng mắc phải căn bệnh phong quái ác.
Những bài thơ tình chan chứa yêu thương và khao khát đến cuồng loạn của một tâm hồn biết yêu và khao khát yêu như Hàn Mặc Tử được thắp lên trong nỗi khốn khổ của bệnh tật cùng cái hữu tình của tự nhiên Ghềnh Ráng. Trong thung lũng yên bình, phía trước là biển trời bao la, đằng sau là dãy núi non điệp trùng với Dốc Đá, thi sĩ họ Hàn yên nghỉ và đón nhận cuộc sống mới sau kiếp tài danh nhưng quá đỗi bạc mệnh ấy.
Đến Ghềnh Ráng, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ thuật thi pháp bằng bút lửa, ghi lại những bài thơ của thi sĩ họ Hàn do nghệ nhân Dzũ Kha thực hiện. Từng lời thơ, vần chữ của Hàn Mặc Tử được khắc in khéo léo trên nền những tấm gỗ thông hẳn sẽ là kỷ vật ý nghĩa dành cho mỗi du khách khi đặt chân đến chốn này.
Theo Báo Gia Lai

Mê hồn biển trời Ghềnh Ráng

 

Nằm cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 3km về phía đông nam, Ghềnh Ráng (ảnh) là một trong những danh thắng bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh. 

 

Ghềnh Ráng có diện tích gần 35ha, là một quần thể sơn thạch thuộc dãy núi Xuân Vân. Dưới chân ghềnh là bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh, phong cảnh đẹp hữu tình, khí hậu mát mẻ. Từ Ghềnh Ráng, du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp đầy sức sống của phố biển Quy Nhơn. Năm 1927, Ghềnh Ráng đã được Vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ dưỡng. Tương truyền rằng, bãi tắm Hoàng Hậu là nơi bà Nam Phương - vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến VN chọn làm bãi tắm riêng. Năm 1991, Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia.
Bãi Tiên Sa có thể ví như một “Nha Trang thứ hai” của Quy Nhơn. Những hàng thông xanh ngắt trải dài, từng bờ cát trắng xóa, lấp lánh trong ánh trưa, gió biển lồng lộng... Đến bãi Tiên Sa, du khách sẽ tự mình chiêm nghiệm được vì sao, bãi biển này lại có cái tên đậm màu cổ tích đến như vậy.

Không chỉ hấp dẫn du khách bằng những cảnh quan trời ban, Ghềnh Ráng còn làm nặng lòng du khách bởi là nơi thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã sống những ngày quằn quại đau thương và cho ra đời những áng thơ tình bất hủ. Trại phong Quy Hòa là nơi Nguyễn Trọng Trí (tên thật của nhà thơ Hàn Mặc Tử) đã gắn bó suốt những năm tháng mắc phải căn bệnh phong quái ác.

Những bài thơ tình chan chứa yêu thương và khao khát đến cuồng loạn của một tâm hồn biết yêu và khao khát yêu như Hàn Mặc Tử được thắp lên trong nỗi khốn khổ của bệnh tật cùng cái hữu tình của tự nhiên Ghềnh Ráng. Trong thung lũng yên bình, phía trước là biển trời bao la, đằng sau là dãy núi non điệp trùng với Dốc Đá, thi sĩ họ Hàn yên nghỉ và đón nhận cuộc sống mới, sau kiếp tài danh, nhưng quá đỗi bạc mệnh ấy.

Đến Ghềnh Ráng, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ thuật thi pháp bằng bút lửa, ghi lại những bài thơ của thi sĩ họ Hàn do nghệ nhân Dzũ Kha thực hiện. Từng lời thơ, vần chữ của Hàn Mặc Tử được khắc in khéo léo trên nền những tấm gỗ thông hẳn sẽ là kỷ vật ý nghĩa dành cho mỗi du khách khi đặt chân đến chốn này.
Theo Lao động

Ghềnh Ráng, danh thắng bậc nhất đất võ Bình Định

Dù chưa phải là cái tên đình đám trên bản đồ du lịch nhưng với vẻ đẹp hấp dẫn của biển, đá và núi, Ghềnh Ráng vẫn là điểm đến lưu luyên mỗi du khách nếu một lần ghé thăm.

blogspot-1374810756_500x0.jpg
Gềnh Ráng, nơi hòa quyện của trời mây, biển và đá. Ảnh: dulichbinhdinh.
Nói đến Bình Định nhiều người sẽ liên tưởng đến miền đất võ anh hùng hay quê hương của thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Không chỉ có vậy, Bình Định còn sở hữu nhiều danh thắng hấp dẫn khác như Ghềnh Ráng - điểm đến đáng nhớ bậc nhất của vùng đất võ Nam Trung Bộ này.
Chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía nam, vẻ đẹp của Ghềnh Ráng toát lên từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông với một bên là núi đá muôn hình vạn trạng. Nằm ngay dưới chân núi Xuân Vân, kéo dài từ đường An Dương Vương vào bãi tắm Hoàng Hậu, Ghềnh Ráng là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn sát biển theo đường cong của eo núi. Nơi đây giống như một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ được nhào nặn bởi bàn tay tạo hóa.
blogspot-1-1374810756_500x0.jpg
Những viên đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ. Ảnh: dulichbinhdinh.
Du khách sẽ bắt gặp hình dáng thân quen của hình tượng người vợ ngóng chồng với tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên đặc sắc Hòn Chồng, nhìn chênh vênh nhưng vẫn sừng sững hiên ngang. Ngay dưới chân vách đá dựng đứng là những hòn đá tròn được sóng biển mài nhẵn, xếp chồng, xếp lớp tạo thành bãi đá trứng khổng lồ. Khi đặt đôi bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim ấy, cảm giác thư thái sẽ xâm lấn cơ thể bạn.
Đi hết bờ đá, trước mắt du khách sẽ hiện ra bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm và làn nước trong xanh gợn sóng xô bờ. Đó chính là bãi Tiên Sa được ví như "Nha Trang thứ hai" của thành phố biển Quy Nhơn. Đến đây, khi được đắm mình trong không gian của những hàng thông xanh ngắt với gió từ biển thổi vào lồng lộng, du khách sẽ tự mình chiêm nghiệm được vì sao bãi biển này lại có cái tên đậm màu cổ tích như vậy.
blogspot-2-1374810756_500x0.jpg
Toành cảnh phố biển Quy Nhơn nhìn từ đỉnh Gềnh Ráng.
Từ đỉnh Ghềnh Ráng, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn vẻ đẹp đầy sức sống của phố biển Quy Nhơn. Đó là bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi xanh dựng thành từng lớp, xen lẫn với những bãi cát vàng trải mịn chạy dọc ven biển. Cũng từ đây, bán đảo Phương Mai án ngữ cửa biển Thị Nại cùng đảo Cù Lao Xanh hiện rõ trong tầm mắt một cách khoáng đạt. Về đêm Ghềnh Ráng mang một vẻ đẹp huyền ảo với bầu trời mịn màng như tấm áo choàng được dệt bằng nhung huyền.
Kim Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét