Vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng có rất nhiều đặc sản để bạn chọn lựa khi du lịch tới đây. Nhưng đến Tết có 5 món đặc sản bạn nên nhớ mua về nhé, nó rất cần thiết trong bữa cơm gia đình cũng như để chiêu đãi bạn bè.
.|Nếu bạn đã từng du lịch tới vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng, chắc chắn bạn sẽ rất thích những món ăn ngon nơi đây. Có vô vàn món ngon, lạ và giá lại rất rẻ. Tết sắp đến, trong hàng chục những "của ngon, vật lạ" của xứ sở này, bạn sẽ chọn món nào để mang về và chia cho họ hàng, bạn bè. Tôi sẽ mách cho bạn 5 món dưới đây để bạn chọn lựa nhé. Đó là những món rất tiện mang đi, nhỏ gọn, lại cực cần thiết trong bữa cơm ngày Tết hay bữa tiệc mời bạn bè. Mời bạn cùng thưởng thức.
1. Nước mắm Nam Ô
Làng nghề nước mắm Nam Ô nổi danh từ rất lâu, đây là một làng chài nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Trải qua bao thăng trầm nay nước nắm Nam Ô trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Đà Nẵng, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Mỗi loại nước mắm đều có một quy trình chế biến riêng của nó, nước nắm Nam Ô cũng vậy. Xuất thân từ một làng chài chuyên đánh bắt cá nên người dân ở đây hơn ai hết hiểu rõ rằng để có được một chai nước mắm ngon thì phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu chính là cá. Cá ở đây chính là cá cơm than, thường được đánh bắt vào tháng 3 âm lịch, thời điểm này cá chứa rất nhiều chất đạm, lựa những con cá tươi ngon nhất sau đó đem đi ủ muối.
Nguồn ảnh: cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Một điều chú ý là không được rửa cá bằng nước ngọt vì khi làm như thế thì cá sẽ dễ bị ươn và không để lâu được. Chum ủ cá phải được làm bằng gỗ mít, dưới đáy phải chèn sạn. Thông thường một chum như vậy thì có thể ủ được từ 200-300 ký cá, ủ trong vòng một năm trời. Khi trộn cá với muối phải thật đều tay, xếp chồng lên nhau nhưng không được làm nát cá. Cá sẽ được ủ trong phòng tối, kín gió, khoảng 7 tháng thì gỡ chum ra muối lại lần nữa rồi chờ cho đến khi có một lớp men trắng bám trên bề mặt thì hoàn thành.
Nguồn ảnh 4trips
Để phù hợp với nhu cầu của người dân thì nước nắm ở đây phân thành loại 1, loại 2, loại 3 và mức độ sàng lọc cá phụ thuộc vào từng loại nước mắm. Sau khi sàng lọc thì nước nắm sẽ có màu đỏ đậm, mùi thơm ngào ngạt rất là hấp dẫn.
Hiện nay thì có những dụng cụ hiện đại hỗ trợ rất nhiều cho việc sản xuất nước mắm. Thế nhưng điều đó không làm mất đi hương vị đặc trưng. Nước mắm Nam Ô bây giờ đã có nhãn mác đàng hoàng, sạch sẽ, có nguồn gốc nên người tiêu dung khá là yên tâm.
Nước nắm Nam Ô được bày bán khá nhiều, bạn có thể dễ dàng tìm mua trong khu chợ Hòa Khánh, Liên Chiểu. Giá 1 lít nước mắm bán tại chỗ là 40.000 đồng/lít đối với nước mắm loại 1; 30.000 đồng/lít với nước mắm loại 2 và 15.000 đồng/lít cho nước mắm loại 3. Có một chú ý nho nhỏ để bạn tránh mua phải hàng nhái đó là nhìn kỹ vào tem chai nước mắm Nam Ô. Hiện tại ở Quảng Nam và Đà Nẵng có 132 hộ sản xuất nước mắm Nam Ô chính hiệu, trên chai nước mắm này đều có dấu đỏ của cơ sở sản xuất, thời gian sử dụng loại nước mắm này là dưới 12 tháng.
2. Bánh tráng Đại Lộc
Đây là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Bánh tráng là một phần không thể thiếu trong những món ăn ở Đà Nẵng như “bánh tráng cuốn thịt heo”, “ram cuốn cải”, và nhất là không thể thiếu trong bàn cỗ cúng ông bà.
Đại Lộc là một vùng quê nghèo tỉnh Quảng Nam, hầu như ở đây nhà nào cũng làm bánh tráng. Bánh tráng được mọi người ăn quanh năm, bánh tráng mỏng dung làm món ăn chính, bánh tráng dày thì được dùng như một món ăn vặt, chỉ cần có lửa than thì thoáng chốc đã có một miếng bánh tráng nóng giòn trên tay.
Nếu đi vào khoảng tháng 6, tháng 7 thì ta sẽ thấy nhà nhà phơi bánh tráng, người người ăn bánh tráng, bánh tráng được phơi la liệt khắp nơi, mọi người tranh thủ cái nắng của mùa hè để phơi bánh cho khô. Trung bình thì mỗi xã có từ 70 – 100 hộ làm nghề này.
Ảnh sưu tầm
Bánh tráng Đại Lộc rất đặc biệt, nếu như ta ăn biết cách nhúng nước thì bánh sẽ rất dẻo, không dính tay, là nguyên liệu không thể thiếu khi ăn món “bánh tráng cuốn thịt heo”. Bánh tráng ở đây được chế biến thành rất nhiều loại, loại nhỏ mỏng dùng để cuốn, loại dày, loại có mè, loại có dừa…
Nguồn ảnh: khám phá 24h
Vào thời điểm gần tết thế này thì lượng bánh tráng được tiêu thụ rất nhiều. Tuy nhiên với thời tiết thất thường thế này thì không thể cho ra lò một mẻ bánh ngon được. Chính vì thế mà người dân nơi đây đã xây một cái lò sấy khô, nhờ những cái lò này mà quanh năm lúc nào bánh tráng cũng đều rất ngon. Những chiếc bánh tráng trắng mịn, tròn vành vạnh đã trở thành một đặc sản tiêu biểu của xứ Quảng. Giá mỗi kg bánh tráng ướt là từ 20-30 kg.
3. Chả bò Đà Nẵng
Với nguyên liệu chính là 100% thịt bò tươi, nhiều người nghĩ rằng làm chả bò dễ thế nhưng để có được một khoanh chả bò đúng điệu của nó thì là cả một khâu chế biến đặc biệt.
Để có được một đòn chả ngon trước tiên ta phải chọn nguyên liệu thật tươi, nấu đúng cách, canh nhiệt độ vừa phải, khi cho gia vị vào thịt phải vừa tay sao cho khi nấu vẫn giữ nguyên được mùi vị. Chả được buộc bằng lá chuối, lá chuối được nhúng sơ qua nước nóng cho mềm, khi buộc thì mới chắc nịch được. Để có được đòn chả có vị ngọt tự nhiên thì phải canh lửa tầm 45-60 phút, phải giữ đúng nhiệt độ để tránh tình trạng chả bị rổ trên bề mặt.
Nguồn ảnh: VNE
Khi cắt một khoanh chả thì bên trong ta sẽ thấy có màu hồng đặc trưng, vòng quanh ngoài có màu đà đà, mùi thơm nhẹ nhẹ của tiêu hành, vị ngọt thanh, rất giòn và dai. Chả bò thường được ăn kèm với nem chua, ngon khi ăn kèm với bánh mì, đồng thời là món nhậu kèm với bia thì không gì tuyệt bằng.
Chả bò Đà Nẵng không kén người ăn, nó có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt đậm đà. Ăn chả bò kết hợp với dưa hành, chút mắm tỏi cay cay là ta đã có một ngón ăn ngon không gì tuyệt bằng.
Với những người đi xa thì đây chính là món quà quê hương thấm tình của người dân Đà Nẵng. Giá mỗi kg chả bò là 260.000 đồng. Ở Đà Nẵng bạn có thể mua chả bò ở khu Bẩy Hiền, chả bò Tuấn mập, trong khu chợ Bà Hoa...
4. Tré Bà Đệ
Tré là một món ăn ngon, lạ miệng nhưng cũng khá kén người ăn. Bất cứ một người dân Đà Nẵng nào sành ăn cũng đều phải tấm tắc khen tré bà Đệ ngon số 1 Đà Nẵng.
Tré được làm từ thịt nạc và thịt ba chỉ cắt mỏng, sau đó trộn với tiêu, hành, tỏi, ớt, muối, đường được ủ trong 2,3 ngày cho lên men. Tré phải được bọn trong lá ổi rồi ở ngoài bọc thêm lá chuối. Nếu thích thì khi ăn tré ta sẽ ăn kèm thêm một chút lá ổi non, vị chat nhè nhẹ của lá ổi cộng với vị chua chua của tré thật rất kích thích vị giác.
Để tăng thêm hương vị của tré thì người ăn có thể ăn kèm với đậu phộng, cà rốt, đu đủ thái sợi, củ kiệu… phải thêm một chút ớt cay cay thì mới đúng vị của nó. Ăn tré phải ăn kèm với tương ớt của Hội An thì sẽ tạo nên một hỗn hợp ngây ngất người ăn.
Nguồn ảnh: quà 3 miền
Có thể nói rằng tré người xưa gọi đó là món ăn rẻ tiền vì nó làm từ những nguyên liệu rẻ từ con heo như gân, da, mũi…nhưng sau khi được chế biến thì nó trở thành một món ăn rất ngon. Nhìn thoạt qua thì nhiều người nói rằng nó khá là giống nem chạo ở một số nơi, nhưng khi ăn thì có vị rất lạ.
Tré thường được dùng làm món nhậu cho các quý ông, cũng là món quà biếu có ý nghĩa vào các dịp lễ tết. Món này không thua kém gì nem chua Hà nội đâu nhé, ăn kèm với men của bia thì rất là hợp.
Nguồn ảnh: quà 3 miền
Món tré này gần giống với món nem thính ngoài Bắc, nhưng vị lạ hơn, cay hơn. Tré được bán theo cặp, giá từ 15.000-20.000 đồng/cặp tùy loại to, nhỏ. Ở Đà Nẵng, bạn có thể mua món này ở trên đường Hải Phòng,
5. Bánh khô mè Cẩm Lệ
Bánh khô mè là một loại bánh truyền thống của dân tộc, là loại bánh không thể thiếu trong dịp tết. Ngoài bánh in, bánh khô, bánh đa …thì bánh khô mè của là một đặc sản có tiếng ở Đà Nẵng.
Bánh khô mè có 2 loại là bánh nổ và bánh mè nhưng nguyên liệu chính thì vẫn là bột gạo nếp nhưng chỉ khác nhau ở lớp vỏ ngoài. Bên cạnh đó thì bánh sử dụng đường non, gừng tươi, bột quế Trà My, mè để tăng thêm vị ngon, đặc biệt của bánh. Bánh khô mè nhìn thoạt có vẻ giống mè xửng Huế nhưng vị của nó thì khác xa.
Nguồn ảnh website làng nghề
Mè xửng Huế thì khá là dẻo nhưng bánh khô mè ở đây thì rất giòn, khô, xốp, cắn một miếng đã thấy giòn tan trong miệng. Bánh đạt chuẩn phải mè phải được rang vàng phủ phía ngoài, với bánh nổ thì bánh được phủ đều, màu trắng tin của nếp nổ, lớp vỏ phải có chút dẻo dẻo của đường non và độ xốp cao, vị ngọt vừa phải, ăn không ngán. Những khoanh bánh nhỏ nhắn hình vuông, màu sắc bắt mắt, ăn kèm với trà nóng thì rất tuyệt vời.
Nguồn ảnh: pháp luật thành phố HCM
Công đoạn làm qua một miếng bánh khô mè khá là vất vả từ việc rang mè, làm nổ nếp, nấu đường. Chỉ có khi chăm chút từng lát bánh như vậy thì mới tạo nên một mẻ bánh ngon. Những yếu tố đó đã tạo nên một loại bánh đặc trưng riêng của Đà Nẵng.
1. Nước mắm Nam Ô
Làng nghề nước mắm Nam Ô nổi danh từ rất lâu, đây là một làng chài nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Trải qua bao thăng trầm nay nước nắm Nam Ô trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Đà Nẵng, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Mỗi loại nước mắm đều có một quy trình chế biến riêng của nó, nước nắm Nam Ô cũng vậy. Xuất thân từ một làng chài chuyên đánh bắt cá nên người dân ở đây hơn ai hết hiểu rõ rằng để có được một chai nước mắm ngon thì phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu chính là cá. Cá ở đây chính là cá cơm than, thường được đánh bắt vào tháng 3 âm lịch, thời điểm này cá chứa rất nhiều chất đạm, lựa những con cá tươi ngon nhất sau đó đem đi ủ muối.
Nguồn ảnh: cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Một điều chú ý là không được rửa cá bằng nước ngọt vì khi làm như thế thì cá sẽ dễ bị ươn và không để lâu được. Chum ủ cá phải được làm bằng gỗ mít, dưới đáy phải chèn sạn. Thông thường một chum như vậy thì có thể ủ được từ 200-300 ký cá, ủ trong vòng một năm trời. Khi trộn cá với muối phải thật đều tay, xếp chồng lên nhau nhưng không được làm nát cá. Cá sẽ được ủ trong phòng tối, kín gió, khoảng 7 tháng thì gỡ chum ra muối lại lần nữa rồi chờ cho đến khi có một lớp men trắng bám trên bề mặt thì hoàn thành.
Nguồn ảnh 4trips
Để phù hợp với nhu cầu của người dân thì nước nắm ở đây phân thành loại 1, loại 2, loại 3 và mức độ sàng lọc cá phụ thuộc vào từng loại nước mắm. Sau khi sàng lọc thì nước nắm sẽ có màu đỏ đậm, mùi thơm ngào ngạt rất là hấp dẫn.
Hiện nay thì có những dụng cụ hiện đại hỗ trợ rất nhiều cho việc sản xuất nước mắm. Thế nhưng điều đó không làm mất đi hương vị đặc trưng. Nước mắm Nam Ô bây giờ đã có nhãn mác đàng hoàng, sạch sẽ, có nguồn gốc nên người tiêu dung khá là yên tâm.
Nước nắm Nam Ô được bày bán khá nhiều, bạn có thể dễ dàng tìm mua trong khu chợ Hòa Khánh, Liên Chiểu. Giá 1 lít nước mắm bán tại chỗ là 40.000 đồng/lít đối với nước mắm loại 1; 30.000 đồng/lít với nước mắm loại 2 và 15.000 đồng/lít cho nước mắm loại 3. Có một chú ý nho nhỏ để bạn tránh mua phải hàng nhái đó là nhìn kỹ vào tem chai nước mắm Nam Ô. Hiện tại ở Quảng Nam và Đà Nẵng có 132 hộ sản xuất nước mắm Nam Ô chính hiệu, trên chai nước mắm này đều có dấu đỏ của cơ sở sản xuất, thời gian sử dụng loại nước mắm này là dưới 12 tháng.
2. Bánh tráng Đại Lộc
Đây là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Bánh tráng là một phần không thể thiếu trong những món ăn ở Đà Nẵng như “bánh tráng cuốn thịt heo”, “ram cuốn cải”, và nhất là không thể thiếu trong bàn cỗ cúng ông bà.
Đại Lộc là một vùng quê nghèo tỉnh Quảng Nam, hầu như ở đây nhà nào cũng làm bánh tráng. Bánh tráng được mọi người ăn quanh năm, bánh tráng mỏng dung làm món ăn chính, bánh tráng dày thì được dùng như một món ăn vặt, chỉ cần có lửa than thì thoáng chốc đã có một miếng bánh tráng nóng giòn trên tay.
Nếu đi vào khoảng tháng 6, tháng 7 thì ta sẽ thấy nhà nhà phơi bánh tráng, người người ăn bánh tráng, bánh tráng được phơi la liệt khắp nơi, mọi người tranh thủ cái nắng của mùa hè để phơi bánh cho khô. Trung bình thì mỗi xã có từ 70 – 100 hộ làm nghề này.
Ảnh sưu tầm
Bánh tráng Đại Lộc rất đặc biệt, nếu như ta ăn biết cách nhúng nước thì bánh sẽ rất dẻo, không dính tay, là nguyên liệu không thể thiếu khi ăn món “bánh tráng cuốn thịt heo”. Bánh tráng ở đây được chế biến thành rất nhiều loại, loại nhỏ mỏng dùng để cuốn, loại dày, loại có mè, loại có dừa…
Nguồn ảnh: khám phá 24h
Vào thời điểm gần tết thế này thì lượng bánh tráng được tiêu thụ rất nhiều. Tuy nhiên với thời tiết thất thường thế này thì không thể cho ra lò một mẻ bánh ngon được. Chính vì thế mà người dân nơi đây đã xây một cái lò sấy khô, nhờ những cái lò này mà quanh năm lúc nào bánh tráng cũng đều rất ngon. Những chiếc bánh tráng trắng mịn, tròn vành vạnh đã trở thành một đặc sản tiêu biểu của xứ Quảng. Giá mỗi kg bánh tráng ướt là từ 20-30 kg.
3. Chả bò Đà Nẵng
Với nguyên liệu chính là 100% thịt bò tươi, nhiều người nghĩ rằng làm chả bò dễ thế nhưng để có được một khoanh chả bò đúng điệu của nó thì là cả một khâu chế biến đặc biệt.
Để có được một đòn chả ngon trước tiên ta phải chọn nguyên liệu thật tươi, nấu đúng cách, canh nhiệt độ vừa phải, khi cho gia vị vào thịt phải vừa tay sao cho khi nấu vẫn giữ nguyên được mùi vị. Chả được buộc bằng lá chuối, lá chuối được nhúng sơ qua nước nóng cho mềm, khi buộc thì mới chắc nịch được. Để có được đòn chả có vị ngọt tự nhiên thì phải canh lửa tầm 45-60 phút, phải giữ đúng nhiệt độ để tránh tình trạng chả bị rổ trên bề mặt.
Nguồn ảnh: VNE
Khi cắt một khoanh chả thì bên trong ta sẽ thấy có màu hồng đặc trưng, vòng quanh ngoài có màu đà đà, mùi thơm nhẹ nhẹ của tiêu hành, vị ngọt thanh, rất giòn và dai. Chả bò thường được ăn kèm với nem chua, ngon khi ăn kèm với bánh mì, đồng thời là món nhậu kèm với bia thì không gì tuyệt bằng.
Chả bò Đà Nẵng không kén người ăn, nó có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt đậm đà. Ăn chả bò kết hợp với dưa hành, chút mắm tỏi cay cay là ta đã có một ngón ăn ngon không gì tuyệt bằng.
Với những người đi xa thì đây chính là món quà quê hương thấm tình của người dân Đà Nẵng. Giá mỗi kg chả bò là 260.000 đồng. Ở Đà Nẵng bạn có thể mua chả bò ở khu Bẩy Hiền, chả bò Tuấn mập, trong khu chợ Bà Hoa...
4. Tré Bà Đệ
Tré là một món ăn ngon, lạ miệng nhưng cũng khá kén người ăn. Bất cứ một người dân Đà Nẵng nào sành ăn cũng đều phải tấm tắc khen tré bà Đệ ngon số 1 Đà Nẵng.
Tré được làm từ thịt nạc và thịt ba chỉ cắt mỏng, sau đó trộn với tiêu, hành, tỏi, ớt, muối, đường được ủ trong 2,3 ngày cho lên men. Tré phải được bọn trong lá ổi rồi ở ngoài bọc thêm lá chuối. Nếu thích thì khi ăn tré ta sẽ ăn kèm thêm một chút lá ổi non, vị chat nhè nhẹ của lá ổi cộng với vị chua chua của tré thật rất kích thích vị giác.
Để tăng thêm hương vị của tré thì người ăn có thể ăn kèm với đậu phộng, cà rốt, đu đủ thái sợi, củ kiệu… phải thêm một chút ớt cay cay thì mới đúng vị của nó. Ăn tré phải ăn kèm với tương ớt của Hội An thì sẽ tạo nên một hỗn hợp ngây ngất người ăn.
Nguồn ảnh: quà 3 miền
Có thể nói rằng tré người xưa gọi đó là món ăn rẻ tiền vì nó làm từ những nguyên liệu rẻ từ con heo như gân, da, mũi…nhưng sau khi được chế biến thì nó trở thành một món ăn rất ngon. Nhìn thoạt qua thì nhiều người nói rằng nó khá là giống nem chạo ở một số nơi, nhưng khi ăn thì có vị rất lạ.
Tré thường được dùng làm món nhậu cho các quý ông, cũng là món quà biếu có ý nghĩa vào các dịp lễ tết. Món này không thua kém gì nem chua Hà nội đâu nhé, ăn kèm với men của bia thì rất là hợp.
Nguồn ảnh: quà 3 miền
Món tré này gần giống với món nem thính ngoài Bắc, nhưng vị lạ hơn, cay hơn. Tré được bán theo cặp, giá từ 15.000-20.000 đồng/cặp tùy loại to, nhỏ. Ở Đà Nẵng, bạn có thể mua món này ở trên đường Hải Phòng,
5. Bánh khô mè Cẩm Lệ
Bánh khô mè là một loại bánh truyền thống của dân tộc, là loại bánh không thể thiếu trong dịp tết. Ngoài bánh in, bánh khô, bánh đa …thì bánh khô mè của là một đặc sản có tiếng ở Đà Nẵng.
Bánh khô mè có 2 loại là bánh nổ và bánh mè nhưng nguyên liệu chính thì vẫn là bột gạo nếp nhưng chỉ khác nhau ở lớp vỏ ngoài. Bên cạnh đó thì bánh sử dụng đường non, gừng tươi, bột quế Trà My, mè để tăng thêm vị ngon, đặc biệt của bánh. Bánh khô mè nhìn thoạt có vẻ giống mè xửng Huế nhưng vị của nó thì khác xa.
Nguồn ảnh website làng nghề
Mè xửng Huế thì khá là dẻo nhưng bánh khô mè ở đây thì rất giòn, khô, xốp, cắn một miếng đã thấy giòn tan trong miệng. Bánh đạt chuẩn phải mè phải được rang vàng phủ phía ngoài, với bánh nổ thì bánh được phủ đều, màu trắng tin của nếp nổ, lớp vỏ phải có chút dẻo dẻo của đường non và độ xốp cao, vị ngọt vừa phải, ăn không ngán. Những khoanh bánh nhỏ nhắn hình vuông, màu sắc bắt mắt, ăn kèm với trà nóng thì rất tuyệt vời.
Nguồn ảnh: pháp luật thành phố HCM
Công đoạn làm qua một miếng bánh khô mè khá là vất vả từ việc rang mè, làm nổ nếp, nấu đường. Chỉ có khi chăm chút từng lát bánh như vậy thì mới tạo nên một mẻ bánh ngon. Những yếu tố đó đã tạo nên một loại bánh đặc trưng riêng của Đà Nẵng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét