Vườn quốc gia ở Đồng Tháp đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở nhiều tuyến tham quan khi miền Tây sắp vào mùa du lịch hấp dẫn nhất trong năm.
Với diện tích 7.000 ha, vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đóng vai trò quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới. 200 hộ dân sinh sống tại đây được khai thác và sử dụng tài nguyên trong mùa nước nổi. |
Được công nhận là khu ramsar từ năm 2012, vườn quốc gia được đầu tư 1,2 triệu USD từ năm 2007 theo dự án bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng từ Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và công ty Coca-Cola. |
Dự án tuyên truyền, tập huấn người dân tham gia phục vụ du lịch như chèo xuồng, kể chuyện, bắt chuột đồng, nấu ăn... |
Sếu đầu đỏ tại Tràm Chim được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới (danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng). |
Theo thống kê của WWF, gần đây có khoảng 12.000 con cò nhạn, hơn 10.000 con điên điển, hơn 1.500 cồng cộc và 6.000 cò trắng đến sinh sống và sinh sản tại Tràm Chim. |
Hệ sinh thái Tràm Chim trở nên đặc biệt đa dạng vào mùa nước nổi ở miền Tây (từ tháng 8-11 âm lịch). Năm 2014, nơi này có hơn 60.000 lượt khách tham quan, tăng 4 lần so với trước đây. |
Du lịch sinh thái tại Tràm Chim được tỉnh Đồng Tháp xác định là một trong 4 mũi nhọn du lịch của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc vườn quốc gia, cho biết, nhiều du khách quốc tế sẵn sàng trả hàng nghìn USD để được ngắm các loài động vật quý hiếm ở Tràm Chim. |
Đồng Tháp sẽ tổ chức ngày hội du lịch tại khu ramsar này vào cuối tháng 9, với chủ đề "Tràm Chim mùa nước nổi", hứa hẹn thu hút nhiều lượt khách tới tham quan. Ảnh: Coca-Cola. |
Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim
PNO - Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) là vùng cảnh quan thiên nhiên còn sót lại của Đồng Tháp Mười nguyên thủy. Nơi đây không chỉ được coi là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mà còn là địa chỉ quen thuộc của các nhà nghiên cứu khoa học.
Với diện tích hơn 7 ngàn ha, Tràm Chim là nơi sinh sống của trên 130 loài thực vật bậc cao, chia thành 6 kiểu quần xã, như quần xã sen, quần xã năng, quần xã cỏ năn, lác, quần xã cỏ ống… Nhiều nhất là quần xã tràm, khoảng 3 ngàn ha. Tiếp đó là quần xã lúa ma, khoảng 500 ha, và đủ các loài rong, rau và cỏ dại…
Một góc Tràm Chim
Khi tôi hỏi về xuất xứ của địa danh Tràm Chim, anh hướng dẫn viên trẻ tên Phú giải thích: “Tràm Chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Chỉ đơn giản vậy thôi.”.
Phú cho biết, Tràm Chim có hơn 200 loài chim. Trong đó, 16 loài quý hiếm như ô tác, te vàng, già đẩy, choi choi… Ngoài ra, tại đây còn có 55 loài cá, gần 400 loài thực, động vật nổi, động vật đáy và hơn 50 loài thú, lưỡng cư, bò sát… Đặc biệt, từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim cư trú. Nếu đến Tràm Chim vào thời gian đó, bạn sẽ được chứng kiến những vũ điệu huyền ảo của loài chim quí tộc này.
Dọc hai bên bờ kênh là những khu rừng tràm rậm rạp nối dài
Ngồi trên tắc ráng chừng mươi phút, Tràm Chim hiện ra giữa mênh mông sông nước Đồng Tháp Mười, như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp với những sắc màu đa dạng: những thảm hoa vàng rực của loài rong cán, những cánh đồng bất tận hoa sen. Hiếm có nơi nào hoa sen đẹp như sen Tháp Mười. Sen trắng, sen hồng, sen nửa trắng nửa hồng… chấp chới, lao xao giữa những vồng lá xanh. Hoa súng ở Tràm Chim cũng đặc biệt: Bông hoa rất to, cánh dày, xếp thành nhiều lớp; màu hoa cũng thật ấn tượng: súng trắng thì trắng muốt, súng tím thì tím ngát. Còn súng phai thì e ấp một màu tím nhạt, đẹp đến nao lòng.
Dọc hai bên bờ kênh là những khu rừng tràm rậm rạp nối dài, tít tắp và mênh mông một màu xanh ngút mắt. Mỗi khi ca nô lướt tới, từ trong rừng tràm, từng đàn chim đồng loạt bay vút lên. Chấp chới trong nắng mai là màu trắng những cánh cò, màu đen của cồng cộc, màu xám của chiền chiện…
Hoa súng ở Tràm Chim
Hoa tràm
Xuồng đưa bạn đến thăm trung tâm Tràm Chim trong rừng tràm bạt ngàn. Giữa mênh mông màu xanh của tràm, ngôi nhà sàn bằng gỗ tràm nổi lên như một nét chấm phá ấm áp. Tại đây, bạn gặp những chùm hoa tràm với vẻ đẹp giản dị và mộc mạc. Hương tràm thơm thoang thoảng, nhưng bay rất xa, lôi kéo những đàn ong, tạo nên thứ mật ong tràm ngọt ngào thơm phức của Tháp Mười.
Bạn có thể quan sát cuộc sống của nhiều loài chim từ những chòi cao 20 mét, gọi là đài Vọng Cảnh. Từ nơi này, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả không gian bao la với những đàn chim đang chao liệng, biểu diễn những vũ điệu kỳ lạ. Thỉnh thoảng, một vài con tách đàn, phóng thẳng xuống mặt nước rồi bay vọt lên, trong mỏ là một con cá óng ánh vảy, lấp lánh dưới nắng. Tiếng chim kêu ríu rít, tiếng gọi bầy táo tác, tiếng tìm bạn dè dặt… Tất cả các âm thanh pha trộn, quấn quýt, hỗn độn, làm náo loạn cả không gian mênh mông.
Hoàng hôn Đồng Tháp Mười
Một điều rất thú vị nữa ở Tràm Chim: ngắm hoàng hôn vùng Đồng Tháp Mười. Mặt trời như một quả cầu tráng ánh bạc, chói lói, với những vầng hào quang đủ màu rực rỡ bao quanh, từ từ chìm xuống đường chân trời. Cả một vùng sông nước chợt hồng lên, rạng rỡ. Ráng chiều hắt lên mặt nước những mảng màu loang lổ bởi sự pha trộn màu sắc, huyền ảo: vàng tươi, hồng cam, trắng sáng… Du khách lặng người trước vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên.
GIAO THỦY
Thăm Tràm Chim mùa sếu đầu đỏ về
Vào thời điểm này, du khách có dịp về vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) sẽ tận mắt chiêm ngưỡng đàn sếu múa hót, chọn bạn tình… Một thú vui tao nhã, lý tưởng.
Sếu về. |
Đến Tràm Chim, khi bình minh vừa ló dạng,
sương mai còn đọng trên cành cây, ngọn cỏ… ngồi trên xuồng máy lướt sóng
trên dòng kênh, ngắm nhìn hai bên bờ… chim chóc bay đi kiếm ăn rất
nhiều, tiếng chim hót líu lo nghe thật vui tai.
Bầy le le - vịt trời cả trăm con, nghe tiếng xuồng máy
đến gần, vút bay lên cao rồi dang đôi cánh hướng về cụm rừng tràm xanh
thẳm phía xa. Có mấy con chim bói cá khoác màu lông xanh biếc, thảnh
thơi đậu trên những nhánh tràm, cọc tre; có con nhanh nhạy sà xuống nước
đớp mồi… trông thật ngoạn mục. Vài con chim trích mồng đỏ tươi, lông
xanh thẫm, đuôi vanh vảnh… thoắt ẩn thoắt hiện trong những đám cỏ năn
ven bờ kênh…
Từ trên đài quan sát nhìn xuống là cả một rừng tràm
nguyên sinh… Thân tràm lớn nhỏ hòa quyện nhau vươn lên trời cao, lá tràm
vi vu, đong đưa xào xạc trong gió sớm, bông tràm tỏa hương thơm ngào
ngạt, ngất ngây…
Bất chợt một thoáng như mơ, như thực, du khách sẽ bắt
gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước,
những cánh hạc chấp chới, nhẹ nhàng như những áng mây bồng bềnh, rồi
thả cánh xuống Tràm Chim - giữa đồng nước có lõm rừng tràm nguyên thủy - nơi trú ngụ của những “nữ hoàng sếu” và các loài chim muông quý hiếm...
Sếu về Tràm Chim vào tháng giêng và tìm bạn
tình vào tháng 5 (trước mùa mưa). Sau đó, di chuyển tìm địa bàn có môi
trường thích hợp để đẻ trứng và nuôi con, vào mùa nắng nhất thiết sẽ có
nước ngọt. Trong cấu tạo địa hình, Tràm Chim là môi trường
sinh thái rất lý tưởng, phù hợp cho sếu thường trú vì có nhiều nguồn
thức ăn và nhiều cây che khuất đảm bảo yên tĩnh...
Điều may mắn là hiện Tràm Chim không bị phá
hủy, con người sống chan hòa với thiên nhiên. Người dân Đồng Tháp rất tự
hào với hình ảnh những đàn sếu bay lượn chập chờn, hót vang trời...
Gió chiều lướt nhẹ trên cành cây, ngọn cỏ. Mặt nước rập
rờn. Ánh hoàng hôn nhuộm màu hồng lông sếu. Bầy sếu múa trong một khung
cảnh diễm huyền. Nước gợn sóng lăn tăn, cỏ rung rinh xào xạc... Cả
trời, đất, gió, mây và cả bóng chiều tà cũng múa theo nhịp điệu của bầy
sếu...
Sếu sống hiền hòa, giản dị và còn báo hiệu cho con
người biết được sự thay đổi khí hậu, thời tiết, nắng mưa... để tạo điều
kiện trong công việc đồng áng. Thiên nhiên nơi đây đã và đang thu hút
nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du ngoạn và nghiên cứu
khoa học.
Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng
chu vi hơn 70km, diện tích 7.313ha. Đây là mô hình thu nhỏ cảnh quan
thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười nguyên sơ và là nơi trú ngụ của hơn
20.000 cá thể loài chim nước, trên 150 loài cá nước ngọt, 191 loài thực
vật bậc cao cùng nhiều loài lưỡng cư, bò sát và các phiêu sinh vật
khác...
Trong đó có 231 loài chim quý hiếm của thế
giới có giá trị bảo tồn như ngan cánh trắng, cú lợn lưng nâu, đại bàng
đen, chích chòe lửa, ô tác, cò thìa, cò quắm, công đất, gà đãi, giang
sen, diệc, trích, rồng rộc vàng... Đặc biệt là loài sếu đầu đỏ, cổ trụi (hồng hạc) - một loài chim quý hiếm đang được thế giới bảo vệ...
Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim còn
lưu giữ, bảo tồn gần 3.000ha tràm và gần 1.000ha lúa trời, sen, súng,
cỏ, năn... là điều kiện thuận lợi cho các loài chim và nhiều động vật
khác đến trú ngụ, sinh sống... Vườn quốc gia Tràm Chim
đã được công nhận là khu Ramsar về đất ngập nước thứ 4 của Việt Nam và
thứ 2.000 của thế giới. Đây là một trong 8 vùng bảo tồn chim quan trọng
nhất của Việt Nam - sinh cảnh độc nhất vô nhị ở bán đảo Đông Dương.
|
Theo Tuổi Trẻ
Ngồi tắc ráng du ngoạn vườn quốc gia Tràm Chim
Là nơi cư trú của loài chim
Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên mê hoặc
lòng người, vườn quốc gia Tràm Chim hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trong
hành trình khám phá miền Tây.
Nằm ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp,
vườn quốc gia Tràm Chim thu hút khách du lịch bởi màu xanh ngút ngàn
của những cánh rừng Tràm ôm trong lòng vô vàn loài động thực vật quý
hiếm. Cứ vào mùa nước nổi (từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch), nơi đây lại
đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách lui tới tham quan.
Mênh mông rừng Tràm. Ảnh: tramchim.com.vn
|
Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau
(A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với
tổng chiều dài lên đến 59 km. Bằng phương tiện di chuyển đặc trưng của
vùng sông nước miền Tây là tắc ráng – một loại xuồng máy nhỏ, cứ mỗi đợt
rẽ nước là bức tranh thủy mặc Tràm Chim lại hiện ra rõ nét.
Dọc hai bên bờ kênh là những khu rừng tràm rậm rạp nối dài tít tắp. Lẩn
khuất trong đó là tiếng chim chóc gọi bầy, vỗ sải cánh bay lên trời cao
vút. Bạn sẽ tưởng mình như đang lạc giữa muôn chim khi ở đây có tới 200
loài các loại, trong đó có nhiều loài quý hiếm như ô tác, te vàng, già
đãy, choi choi…
Cánh đồng sen ở Tràm Chim. Ảnh: tranchim.com.vn
|
Theo tắc ráng xuôi theo kênh Mười Nhẹ, bạn sẽ với những cánh đồng bạt
ngàn cỏ xanh và sen súng muôn màu. Nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, sen
Tràm Chim xứng đáng với danh xưng đệ nhất. Sen ở đây cánh lớn và dày,
xếp thành nhiều lớp, bông thì trắng muốt, bông lại trắng hồng. Xen lẫn
trong đó là màu tím thủy chung của những bông súng còn lệ sương e ấp.
Nếu muốn chứng kiến cảnh tượng kỳ thú của những đàn sếu đầu đỏ bay về
Tràm Chim tránh rét, bạn có thể đến đây vào cuối tháng 12 đến đầu tháng 5
âm lịch. Khoác trên mình bộ áo lông xám mượt cùng đôi cánh rộng dài
trên đôi chân cao vút, mỗi màn chao liệng của sếu đầu đỏ trên không
giống như một vũ điệu thiên nhiên tuyệt diệu. Bạn sẽ nhanh chóng bị hút
hồn nếu bắt gặp màn trình diễn ấy trong ánh chiều đỏ rực lúc hoàng hôn.
Du khách có thể nhìn toàn cảnh rừng tràm từ đài Vọng Cảnh. Ảnh: tramchim.com.vn
|
Vào mùa nước nổi, bạn còn được tận mắt chứng kiến sự sinh sôi nảy nở
của các loài chim. Lúc này, nhớ tắt máy tắc ráng rồi bơi thuyền vào bãi,
khung cảnh ríu rít của những chú chim non chờ mẹ sẽ khiến bạn yêu thêm
rừng già và sông nước thiên nhiên. Bạn có thể quan sát cuộc sống của
nhiều loài chim từ những chòi cao 20 m mang tên đài Vọng Cảnh. Từ đây,
cũng có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm với một màu xanh ngút mắt,
thấp thoáng màu trắng cánh cò làm tổ trên cao.
Từ TP HCM, ngoài chuyến xe chạy thẳng xuống Tràm Chim, bạn có thể bắt
xe đi Cao Lãnh rồi đón buýt đi Thanh Bình để xuống vườn quốc gia. Đến
đây, bạn có thể mua tour hướng dẫn thăm quan Tràm Chim từ 1 đến 3 tiếng
hoặc thuê riêng tắc ráng nếu muốn tự do khám phá với giá 500.000 –
800.000 đồng mỗi xuồng.
Bạn có thể nghỉ đêm tại vườn quốc gia Tràm Chim nếu muốn thưởng thức dạ
khúc thiên nhiên với các phòng trọ từ 150.000 – 250.000 đồng. Và cũng
có thể quay ra thị trấn hoặc trở về Cao Lãnh nghỉ đêm kết hợp khám phá
cuộc sống của người dân vùng sông nước. Đừng quên thưởng thức các món
đặc sản nơi đây như cá lóc đồng nướng trui cuốn với lá sen non hay vạc
ra ràng nướng.
Kim Anh
Khám phá 'chốn thần tiên' ở Vườn quốc gia Tràm Chim
(iHay) Với hệ động thực vật tự nhiên phong phú và vẫn còn vẹn nguyên vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước đa dạng về sinh học, có tầm quan trọng quốc tế) thứ 4 của Việt Nam, và thứ 2.000 trên thế giới.
Vườn quốc giaTràm Chim đẹp nhất vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 11). Nếu đến Tràm Chim trong khoảng thời gian này, bạn có thể được ngắm những vạt nước mênh mang bên những đồng cỏ ống, năn kim, lúa trời, sen hồng, sen trắng, những rừng tràm phủ bóng xanh ngát xuống những dòng kênh.
Khám phá Tràm Chim vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn là tuyệt vời nhất. Khi ấy các loài chim bay về, muôn hình muôn vẻ, âm thanh sôi động cả một quãng sông. Và nhìn thấy vũ điệu đặc trưng của loài sếu đầu đỏ quý hiếm sẽ khiến bạn cảm thấy mình lạc vào chốn thần tiên.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia các tour hấp dẫn như xem chim sinh sản, trải nghiệm làm ngư dân hay tham quan và trải nghiệm thu hoạch lúa trời. Để trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên nghỉ đêm tại Tràm Chim. Vì các tour này bắt đầu hoặc thú vị nhất vào bình minh hoặc hoàng hôn.
Để khám phá Tràm Chim bạn nên thuê tắc ráng (một loại xuồng máy đặc trưng của miền Tây), đi men theo những dòng nước phủ bọc dưới mênh mông rừng tràm. Tắc ráng ở đây thường chở được 10-12 người. Tùy từng cung đường tham quan mà giá thuê tắc ráng dao động từ 500.000-1.200.000 đồng. Nếu đoàn không đủ 10-12 người, bạn có thể đăng ký với nhân viên ở vườn quốc gia để đi ghép với những đoàn khác.
Bên cạnh thuê tắc ráng khám phá Tràm Chim, bạn có thể thuê xuồng tự chèo trên dòng nước lững lờ ẩn mình dưới những rừng tràm mênh mang. Nhưng nếu thuê xuồng, bạn sẽ không đi được xa như ngồi trên tắc ráng.
Lúa trời hay còn gọi là lúa ma, quỷ cốc. Thường thì vào mùa nước nổi, các loài thực vật khác sẽ bị nước nhận chìm, chỉ riêng lúa trời là sinh sôi phát triển, làm thức ăn cho trâu bò và các loài khác |
Chúng tôi đến Tràm Chim khi chớm mùa nước nổi. Dù dạo quanh khu bảo tồn vào giữa trưa nắng, chẳng thấy một cánh chim, chẳng nghe một tiếng hót, chẳng thấy những cánh đồng sen trắng hồng xen lẫn, nhưng những cảnh bình yên mênh mang sông nước đã đủ ý nghĩa cho một chuyến đi.
Phượt ký của Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét