..
Xin được giới thiệu đến quý bạn đọc gần xa một món ăn thiên nhiên độc đáo đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam hàng bao thế kỷ qua. Ðó là cơm gạo lúa trời của Ðồng Tháp Mười, một trong những cánh đồng lúa lớn nhất nước, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, trù phú.
Cơm gạo lúa trời, đã từng có một thời được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp được Nguyễn Ánh (triều Nguyễn 1802 – 1945) đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm thực phẩm đặc sản đãi các đại sứ vua chúa nước Xiêm thời ấy. Với dân gian, gạo lúa trời có thêm cái tên huyền thoại đó là “lúa ma“.
Sở dĩ lúa trời rất hiếm và có những giai thoại kể trên, bởi lúa trời là một loại lúa thiên nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước từ năm này sang năm khác. Cọng lúa bò dài ra, mọc trồi vượt lên trên mặt nước để trổ bông. Bông lúa trời có hạt thóc to hơn lúa thường và hạt rất thưa, mỗi ngày một bông chín đôi ba hạt.
Muốn hái lúa trời phải làm một cái sào ngắn cắm giữa then xuồng cột hai sợi dây thòng xuống, cuối sợi dây vừa tầm của người ngồi, cột thêm hai khúc cây khoảng 1 m. Cầm hai cây đã treo trên sợi dây, vừa gom ngọn lúa vừa đập cho lúa rơi xuống lòng xuồng, khi đó phải có một người ngồi chống xuồng vào đám lúa, mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, từ khuya đến sáng mới đầy xuồng. Lúa trời có một đặc điểm muốn hái phải đi thật khuya, nếu sớm quá lúa chưa chín và hễ mặt trời mọc lên thì hạt lúa rụng hết, nên mới có cái tên là “Lúa ma”.
Sở dĩ lúa trời rất hiếm và có những giai thoại kể trên, bởi lúa trời là một loại lúa thiên nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước từ năm này sang năm khác. Cọng lúa bò dài ra, mọc trồi vượt lên trên mặt nước để trổ bông. Bông lúa trời có hạt thóc to hơn lúa thường và hạt rất thưa, mỗi ngày một bông chín đôi ba hạt.
Muốn hái lúa trời phải làm một cái sào ngắn cắm giữa then xuồng cột hai sợi dây thòng xuống, cuối sợi dây vừa tầm của người ngồi, cột thêm hai khúc cây khoảng 1 m. Cầm hai cây đã treo trên sợi dây, vừa gom ngọn lúa vừa đập cho lúa rơi xuống lòng xuồng, khi đó phải có một người ngồi chống xuồng vào đám lúa, mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, từ khuya đến sáng mới đầy xuồng. Lúa trời có một đặc điểm muốn hái phải đi thật khuya, nếu sớm quá lúa chưa chín và hễ mặt trời mọc lên thì hạt lúa rụng hết, nên mới có cái tên là “Lúa ma”.
Sau khi thu hoạch xong, giã giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, đun bằng củi hoặc rơm, nếu dùng chất khác để đun sẽ làm giảm hương vị lúa trời. Sau khi chín, lúa trời sẽ cho ta một món cơm tuyệt vời với mùi hương thơm lừng không loại gạo nào có thể sánh được, kể cả gạo Nàng Thơm chợ Ðào nổi tiếng. Gạo lúa trời có hương vị ngọt, béo độc đáo, khó diễn tả hết, chỉ có thưởng thức mới cảm nhận đủ. Gạo lúa trời ngoài dùng để làm cơm trắng, còn được chế biến làm bột tinh lọc đổ bánh xèo rất là tuyệt. Hiện nay bánh xèo Ðồng Tháp làm bằng bột gạo lúa trời bọc nhân thập cẩm được xem là món ăn nhiều người ưa thích nhất ở Ðồng Tháp và cũng là của khách du lịch thích thưởng thức ẩm thực đặc thù của miền quê hương sông nước.
Nếu có dịp về đồng bằng sông Cửu Long tham quan du lịch Ðồng Tháp, ngoài việc chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của miền quê hương sông nước, du khách sẽ được thưởng thức thứ gạo độc đáo mà thiên nhiên đãi ngộ cho riêng vùng đất này, đó là cơm gạo lúa trời. Tin chắc món ăn này sẽ để lại cho du khách những kỷ niệm khó phai.
(Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật ăn uống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét