Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Đặc sản cốm Tú Lệ dẻo thơm nức lòng thực khách

Cốm Tú Lệ được coi là đặc sản của dân tộc Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Yên Bái bởi nó được làm từ giống gạo nếp Tan Lả có hạt to tròn, trắng trong, có hương vị thơm dẻo đặc biệt của giống nếp.
THẾ DUYỆT (TTXVN/VIETNAM+)
 Sau khi gặt về, lúa làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt. Làm cốm ngon nhất khi dùng lúa nếp non gần hết nước trắng sữa. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) Để có được mẻ cốm ngon, cốm rang phải vừa tầm. Khi vỏ thóc chuyển từ màu xanh của lúa non sang màu nâu vàng nhạt, và khi đảo thấy nhẹ tay là được. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) Để có được mẻ cốm ngon, cốm rang phải vừa tầm, khoảng 30 phút một mẻ. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) Để có được mẻ cốm ngon, cốm rang phải vừa tầm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa thì thì bị mất đi độ dẻo, thơm. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Thóc rang xong được rải ra cho đỡ nóng rồi mới cho vào cối giã. Bình thường, 10kg thóc đẹp sẽ cho ra khoảng 5kg cốm. Nếu nhiều hạt lép thì chỉ được khoảng 4kg cốm. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Thóc rang xong được rải ra cho đỡ nóng rồi mới cho vào cối giã, đến khi hạt cốm dẹt mỏng, dẻo và dậy mùi hương thơm là đạt yêu cầu. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Thóc rang xong được rải ra cho đỡ nóng rồi mới cho vào cối giã. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Thóc rang xong được rải ra cho đỡ nóng rồi mới cho vào cối giã. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Sau khi giã, cốm được đem sàng, sẩy để làm sạch trấu, kết thúc quy trình làm cốm. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Sản phẩm cốm Tú Lệ bày bán phục vụ du khách. Một mùa cốm thường kéo dài trong vòng 2 tháng, đem lại khoản thu nhập không nhỏ đối với người dân Tú Lệ. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét