Bài, ảnh: Công Xuân
(Dân Việt) Nói đến trái cây ngon vùng Quảng ngãi, hẳn nhiều người sẽ còn nhớ đặc sản xoài cơm một thời vang danh. Như để bù lại "khiếm khuyết” trái (quả) nhỏ chỉ bằng cườm tay, hạt to và thịt mỏng, xoài cơm chín có vị ngọt thanh cùng với mùi hương dịu nhẹ đã "níu lòng" những ai dù một lần thưởng thức.
Tuy không nổi tiếng, đắt tiền và hình thức bắt mắt như nhiều giống cùng loại như cát hoài lộc, tượng... Nhưng với người dân vùng thôn quê Quảng Ngãi và một số tỉnh, thành miền Trung thì đặc sản xoài cơm trái nhỏ là một loài cây trái in đậm trong ký ức của bao người về một thời khốn khó đã qua.
Còn nhớ trong nhiều năm liền của thập kỷ 80-90, cùng với mọc hoang dại ven bìa rừng, trên cánh đồng... xoài cơm được người dân trồng khá nhiều ở sân vườn để lấy quả và bóng mát.
Theo đó cứ mỗi năm 2 lần, vào khoảng thời gian từ tháng ba - năm và từ tháng sáu - tám, trên những cành cây xoài cơm trưởng thành đều nặng trĩu quả. Không ít cây quả nhiều và dày đặc đến mức làm cho người ta cảm giác nhiều hơn cả lá.
Những buổi tan học về, lũ trẻ trong xóm lại í ới gọi nhau, rồi kéo đến vườn nhà và cầm sào đập những quả xoài chín vàng ươm, rồi vội cầm lấy phủi nhẹ những hạt cát, đất bám phía ngoài và nhai ngấu nghiến cả vỏ.
Tuy nhiên những năm gần đây, do hiệu quả kinh tế mang lại không bao nhiêu nhưng lại choáng một diện tích đất khá lớn nên nhiều gia đình đã chặt bỏ. Dẫn đến xoài cơm trở nên hiếm dần.
Để rồi trong cuộc sống tất bật mưu sinh hôm nay, chợt bắt gặp cây xoài cơm to lừng lững, cành lá sum xuê tỏa bóng che mát cả một khu đất bên đường, không ít người chợt thấy nao lòng nhớ về loài cây đặc sản xoài cơmtrái nhỏ của một thời khốn khó đã qua.
Còn nhớ trong nhiều năm liền của thập kỷ 80-90, cùng với mọc hoang dại ven bìa rừng, trên cánh đồng... xoài cơm được người dân trồng khá nhiều ở sân vườn để lấy quả và bóng mát.
Theo đó cứ mỗi năm 2 lần, vào khoảng thời gian từ tháng ba - năm và từ tháng sáu - tám, trên những cành cây xoài cơm trưởng thành đều nặng trĩu quả. Không ít cây quả nhiều và dày đặc đến mức làm cho người ta cảm giác nhiều hơn cả lá.
Đặc sản xoài cơm trái nhỏ chín vàng, thơm ngon.
Bác Lê Thành (52 tuổi), ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ kể: "Bình thường xoài cơm trái nhỏ phải trồng 2-3 năm mới cho trái, vòng đời của nó lên đến 20-30 năm. Với những cây có tuổi đời chục năm trở lên gặp năm được mùa, thì lượng quả mỗi lần thu hoạch phải tính bằng gánh. Theo đó tiền bán quả mỗi vụ tuy không đến mức sắm vàng, thế nhưng đủ để mua thịt, cá... cho cả gia đình ăn cả chục ngày."Những buổi tan học về, lũ trẻ trong xóm lại í ới gọi nhau, rồi kéo đến vườn nhà và cầm sào đập những quả xoài chín vàng ươm, rồi vội cầm lấy phủi nhẹ những hạt cát, đất bám phía ngoài và nhai ngấu nghiến cả vỏ.
Tuy nhiên những năm gần đây, do hiệu quả kinh tế mang lại không bao nhiêu nhưng lại choáng một diện tích đất khá lớn nên nhiều gia đình đã chặt bỏ. Dẫn đến xoài cơm trở nên hiếm dần.
Để rồi trong cuộc sống tất bật mưu sinh hôm nay, chợt bắt gặp cây xoài cơm to lừng lững, cành lá sum xuê tỏa bóng che mát cả một khu đất bên đường, không ít người chợt thấy nao lòng nhớ về loài cây đặc sản xoài cơmtrái nhỏ của một thời khốn khó đã qua.
Một cây xoài cơm chừng 20 năm tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét