(Dân Việt) Một cú điện thoại mời bữa trưa đến ăn cá diếc và được hỏi cá diếc làm món gì ngon. Tôi "bí" không biết trả lời sao, nhưng lại biết được một nơi thỉnh thoảng có bán cá diếc…
Cú điện thoại ấy của ông chủ quán Hải Hòn Chồng. Bữa ăn có món cá diếc ấy gồm hai món: Cá diếc nấu canh rau răm và cá diếc kho. May mắn lại còn được hầu chuyện cùng anh Cường - quản lý quán, dân Quảng Ngãi.
Bữa ăn "xóa mù" cá diếc
Bữa ăn “xoá mù” cá diếc cho tôi không lấy gì làm thoả mãn. Cá diếc toàn xương ngang, ăn phải rất thong thả, nhằn từng miếng xương.
Một ông bạn cùng ngồi ăn bữa ấy dân Bến Tre nói: “Cá này giống cá mè ở miền Tây”. Thịt cá có hương vị riêng nhờ mỡ, vừa béo vừa thơm. Nói cá ngon, chắc phải dùng từ “ngon” như một phép đo độ người ta đo độ nóng theo hệ Celsius. Cho 100 độ là ngon lý tưởng, thời cá diếc chỉ đạt chừng 30 độ ngon.
Sau đó cho chúng vào bơi trong một tô nước lạnh, ai ăn con nào bắt con đó bỏ vào nồi canh đang sôi. Rồi gắp ra ăn mới béo, mới đã. Nhưng cá diếc con bữa nay lớn quá. Phải con cỡ hai ngón tay, xương mềm hơn, nhai kỹ, không sợ mắc cổ.
Ra là vậy. Một anh bạn khác người miệt ngoải góp ý: Cá diếc kiểu này phải kho theo pháp của làng bác Chí Phèo mới ngon. Tức là kho dạng un trấu 24 tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ kho kiểu này loại nồi slow cooker trị được.
Có dịp phải mua cá về kho ăn lại thử. May ra mới “đồng bộ” được với lưỡi Quảng Ngãi. Vả, bên đông y, họ ca ngợi con cá bài thuốc này lên tận mây xanh. Ăn nó còn trị được bệnh mà thầy thuốc tây y chỉ định Viagra.
Tôi hỏi sang chuyện cá bống. Cường xác nhận cá bống sông Trà đúng là đặc sản Quảng Ngãi.
Anh Cường giới thiệu: Có một nơi chuyên bán đồ Quảng Ngãi nằm ở góc đường Ngô Thị Thu Minh – Dương Vân Nga, gần chợ Phạm Văn Hai. Anh còn cẩn thận cho tôi số điện thoại của cô Linh bán hàng ở đấy.
Xui rủi là hôm tôi đến, cá diếc không có bán. Hỏi có cá niên không. Cô Linh nói cá niên là cá gì cô không biết mà sao khách cứ tới đây hỏi hoài. Có cá bống không, cô cho biết vừa mới bán hết.
Cường nói: chỉ có cá bống sông Trà Khúc mới ngon nhất. Cá bống sông Vệ, sông Trà Bồng không ngon bằng. Lúc bấy giờ mới vỡ lẽ, nếu ở hàng chị Linh hôm ấy còn cá bống, chắc là tôi lại mua nhầm cá bống sông Trà Bồng, quê của chị, rồi lại chê cá bống sông Trà Khúc hàng top 50 ẩm thực xứ Việt.
Rủi thế nào lại chẳng được ăn don
Nhiều người còn tô vẽ rằng con bống sông Trà Khúc ngon nhất là nhờ cái thiêng của núi Thiên Ấn mà con sông uốn lượn theo. Còn tôi chẳng hiểu cá bống ở đó ngon có phải vì nó sống ở nước lợ gần cửa sông?
Tiếc công chạy từ quận tư đến tận chợ Phạm Văn Hai, tôi hỏi thêm chị Linh: Có don – con nhuyễn thể hai mảnh đặc sản Quảng Ngãi mà bà chị Xuân Sương bên Paris một hai gọi là gion và chỉ có “gion của tôi” – không? Dạ, chỉ có hến. Chồng cô ngồi bên cạnh mới nói: tụi tôi ở Trà Bồng nên không có don…
Sài Gòn có cái quán bán don tên Don ở khu Bàu Cát. Một đồng nghiệp làm bên báo Người Lao Động nói đã từng ăn don ở quán đó. Anh ta cho rằng don không lấy gì làm ngon. Nói như thế chị Xuân Sương “gion của tôi” có thể khóc thét lên. Tôi ngờ rằng ông bạn ăn don dỏm.
Sài Gòn vốn hay treo đầu dê bán thịt chó mà. Vì có lần đi Quảng Ngãi ăn đám cưới em một đồng nghiệp khác, tôi được dẫn vào một quán ăn tô don. Ngon thật chớ chẳng chơi! Tôi còn nhớ con don có cái đuôi hay cái ngoe hơi dài. Nước tô don ngọt cách gì. Nắng Quảng Ngãi là thế mà tô don giống y như áo lụa Hà Đông trong mắt nhà thơ Nguyên Sa.
Húp vài húp đã nghe mát rượi. Hôm đó ông bạn dạy: Phải bẻ bánh tráng nướng cho vào ăn mới đúng bài bản. Tuần trước thèm don, không đến quán Don, tôi hỏi thăm ông Google, chạy đến hai địa chỉ ở đường Nguyễn Văn Đậu mà ông ta chỉ.
Quán đầu tiên, tôi hỏi anh chàng giữ xe: quán có bán don không? Anh ta lắc đầu không biết don là gì. Quán thứ hai cửa đóng kín. Đành vô duyên với món Quảng Ngãi tại Sài Gòn.
Bữa ăn "xóa mù" cá diếc
Bữa ăn “xoá mù” cá diếc cho tôi không lấy gì làm thoả mãn. Cá diếc toàn xương ngang, ăn phải rất thong thả, nhằn từng miếng xương.
Một ông bạn cùng ngồi ăn bữa ấy dân Bến Tre nói: “Cá này giống cá mè ở miền Tây”. Thịt cá có hương vị riêng nhờ mỡ, vừa béo vừa thơm. Nói cá ngon, chắc phải dùng từ “ngon” như một phép đo độ người ta đo độ nóng theo hệ Celsius. Cho 100 độ là ngon lý tưởng, thời cá diếc chỉ đạt chừng 30 độ ngon.
Cá diếc là một loại cá họ chép hơi giống cá mè ở miền Tây. (Ảnh: TL)
Chẳng hiểu tại sao nhiều người dân Quảng Ngãi lại phong cá diếc lên hàng đặc sản? Và dân Quảng Nam cũng cho là đặc sản Quảng Nam. Anh Cường giải thích: Ở ngoài quê, người ta rộng cá diếc ba, bốn ngày cho sạch ruột.Sau đó cho chúng vào bơi trong một tô nước lạnh, ai ăn con nào bắt con đó bỏ vào nồi canh đang sôi. Rồi gắp ra ăn mới béo, mới đã. Nhưng cá diếc con bữa nay lớn quá. Phải con cỡ hai ngón tay, xương mềm hơn, nhai kỹ, không sợ mắc cổ.
Ra là vậy. Một anh bạn khác người miệt ngoải góp ý: Cá diếc kiểu này phải kho theo pháp của làng bác Chí Phèo mới ngon. Tức là kho dạng un trấu 24 tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ kho kiểu này loại nồi slow cooker trị được.
Có dịp phải mua cá về kho ăn lại thử. May ra mới “đồng bộ” được với lưỡi Quảng Ngãi. Vả, bên đông y, họ ca ngợi con cá bài thuốc này lên tận mây xanh. Ăn nó còn trị được bệnh mà thầy thuốc tây y chỉ định Viagra.
Tôi hỏi sang chuyện cá bống. Cường xác nhận cá bống sông Trà đúng là đặc sản Quảng Ngãi.
Anh Cường giới thiệu: Có một nơi chuyên bán đồ Quảng Ngãi nằm ở góc đường Ngô Thị Thu Minh – Dương Vân Nga, gần chợ Phạm Văn Hai. Anh còn cẩn thận cho tôi số điện thoại của cô Linh bán hàng ở đấy.
Xui rủi là hôm tôi đến, cá diếc không có bán. Hỏi có cá niên không. Cô Linh nói cá niên là cá gì cô không biết mà sao khách cứ tới đây hỏi hoài. Có cá bống không, cô cho biết vừa mới bán hết.
Cường nói: chỉ có cá bống sông Trà Khúc mới ngon nhất. Cá bống sông Vệ, sông Trà Bồng không ngon bằng. Lúc bấy giờ mới vỡ lẽ, nếu ở hàng chị Linh hôm ấy còn cá bống, chắc là tôi lại mua nhầm cá bống sông Trà Bồng, quê của chị, rồi lại chê cá bống sông Trà Khúc hàng top 50 ẩm thực xứ Việt.
Rủi thế nào lại chẳng được ăn don
Nhiều người còn tô vẽ rằng con bống sông Trà Khúc ngon nhất là nhờ cái thiêng của núi Thiên Ấn mà con sông uốn lượn theo. Còn tôi chẳng hiểu cá bống ở đó ngon có phải vì nó sống ở nước lợ gần cửa sông?
Tiếc công chạy từ quận tư đến tận chợ Phạm Văn Hai, tôi hỏi thêm chị Linh: Có don – con nhuyễn thể hai mảnh đặc sản Quảng Ngãi mà bà chị Xuân Sương bên Paris một hai gọi là gion và chỉ có “gion của tôi” – không? Dạ, chỉ có hến. Chồng cô ngồi bên cạnh mới nói: tụi tôi ở Trà Bồng nên không có don…
Sài Gòn có cái quán bán don tên Don ở khu Bàu Cát. Một đồng nghiệp làm bên báo Người Lao Động nói đã từng ăn don ở quán đó. Anh ta cho rằng don không lấy gì làm ngon. Nói như thế chị Xuân Sương “gion của tôi” có thể khóc thét lên. Tôi ngờ rằng ông bạn ăn don dỏm.
Sài Gòn vốn hay treo đầu dê bán thịt chó mà. Vì có lần đi Quảng Ngãi ăn đám cưới em một đồng nghiệp khác, tôi được dẫn vào một quán ăn tô don. Ngon thật chớ chẳng chơi! Tôi còn nhớ con don có cái đuôi hay cái ngoe hơi dài. Nước tô don ngọt cách gì. Nắng Quảng Ngãi là thế mà tô don giống y như áo lụa Hà Đông trong mắt nhà thơ Nguyên Sa.
Húp vài húp đã nghe mát rượi. Hôm đó ông bạn dạy: Phải bẻ bánh tráng nướng cho vào ăn mới đúng bài bản. Tuần trước thèm don, không đến quán Don, tôi hỏi thăm ông Google, chạy đến hai địa chỉ ở đường Nguyễn Văn Đậu mà ông ta chỉ.
Quán đầu tiên, tôi hỏi anh chàng giữ xe: quán có bán don không? Anh ta lắc đầu không biết don là gì. Quán thứ hai cửa đóng kín. Đành vô duyên với món Quảng Ngãi tại Sài Gòn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét