Hoàng Duy
(Dân Việt) Trong lần theo bạn về bản Pò Tập (thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, Cao Bằng) viết bài, ngoài ấn tượng khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, tôi còn nghiện luôn món xôi “đăm đeng” và vịt quay than.
Pò Tập là vùng đất nằm ở sát biên giới của Việt Nam, có phong cảnh thiên nhiên hung vĩ và chỉ cách phía Trung Quốc một con sông. Ở Pò Tập, món xôi “đăm đeng” theo tiếng Tày-Nùng nghĩa là “đen đỏ”, nhưng lại có tới 5 màu sắc của ngũ hành (trắng, đen, đỏ, tím, vàng) trông rất bắt mắt.
Với món vịt quay than - vịt béo: Vịt sau khi làm sạch, ngoài nguyên liệu nhồi thông thường như hành, tỏi, mọc nhĩ, nấm hương… còn phải băm giã nhỏ quả “mác mật” trộn vào. Quả mác mật màu vàng tựa quả quất húng bì có mùi thơm đặc trưng, vị hơi chua. Sau khi ướp vịt, nhồi nguyên liệu, ta dùng một que tre tươi xuyên suốt từ miệng vịt xuống cạnh phao câu. Phết ngoài da vịt một ít húng lìu, mạch nha rồi quay đều trên lò than củi. Vịt đổi màu vàng ruộm, hung hung đỏ, bốc ra một mùi thơm ngậy hết sức thèm thuồng khiến tôi phải quay đi, nuốt nước miếng.
Hai món ăn này phải mất một ngày mới làm xong; dù kỳ công nhưng không lãng phí. Tất cả đều ngon và đậm đà hương vị vùng cao Tây Bắc. Giữa không khí lạnh của núi rừng, được ăn xôi “đăm đeng” với vịt quay than, nhâm nhi chút rượu quả dâu rắc men lá (đựng trong quả bầu) khiến tôi say theo khung cảnh hữu tình nơi đây.
Xôi ngũ sắc (Ảnh: Internet)
Xôi “đăm đeng” được bà con người Tày, Nùng dùng trong các dịp lễ trọng. Đó là loại xôi ngâm nhuộm bằng ba thứ lá rừng và một thứ hoa núi nhỏ li ti màu vàng. Những thứ lá nhuộm xôi này hiện nay được bà con địa phương hái lượm, đem ra chợ bán nên khi cần là mua dễ dàng, thay vì phải vào rừng kiếm như trước đây. Ngày nay, xôi "đăm đeng" cũng được dùng khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng, thành phố, nhất là trong dịp ngày Rằm tháng 7, lễ cũng cô hồn.
(Ảnh: Internet)
Các phần gạo nhuộm màu được gói lá chuối riêng, rồi đổ chung trong một cái “kháo” (loại chõ đồ xôi đặc biệt làm bằng ống nứa to hoặc đoạn thân gỗ khoét ruột) rồi đun lửa liu riu. Muốn xôi thơm hơn có thể cho “lá cơm nếp” ướp vào. Xôi chín có mùi thơm đặc trưng, lại khỏi phải băn khoăn lo ngại vì sợ các loại phẩm hóa học. Hạt xôi bóng mượt, khi nguội, hạt se lại nhưng vẫn mềm dẻo và thơm dai. Với món vịt quay than - vịt béo: Vịt sau khi làm sạch, ngoài nguyên liệu nhồi thông thường như hành, tỏi, mọc nhĩ, nấm hương… còn phải băm giã nhỏ quả “mác mật” trộn vào. Quả mác mật màu vàng tựa quả quất húng bì có mùi thơm đặc trưng, vị hơi chua. Sau khi ướp vịt, nhồi nguyên liệu, ta dùng một que tre tươi xuyên suốt từ miệng vịt xuống cạnh phao câu. Phết ngoài da vịt một ít húng lìu, mạch nha rồi quay đều trên lò than củi. Vịt đổi màu vàng ruộm, hung hung đỏ, bốc ra một mùi thơm ngậy hết sức thèm thuồng khiến tôi phải quay đi, nuốt nước miếng.
Hai món ăn này phải mất một ngày mới làm xong; dù kỳ công nhưng không lãng phí. Tất cả đều ngon và đậm đà hương vị vùng cao Tây Bắc. Giữa không khí lạnh của núi rừng, được ăn xôi “đăm đeng” với vịt quay than, nhâm nhi chút rượu quả dâu rắc men lá (đựng trong quả bầu) khiến tôi say theo khung cảnh hữu tình nơi đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét