Phải đến lần thứ 3 chiến thắng quân Nguyên thì quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Trần mới giữ vững được bờ cõi. Đuổi Thoát Hoan, bắt sống Ô Mã Nhi, tiêu diệt gần hết thủy binh nhà Nguyên là chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Lấy cớ quân Việt lấn biên, nhà Nguyên phát động chiến tranh lần 3
Hốt Tất Liệt nhà Nguyên
Hốt Tất Liệt bàn với quần thần: “Nhật Bản chưa từng xâm lấn ta, nay Giao Chỉ xâm phạm biên giới, nên gác việc Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ”. Việc xâm phạm biên giới mà Hốt Tất Liệt nói đến là chỉ việc quân ta truy kích Thoát Hoan đánh tràn qua châu Tư Minh của nước Nguyên.
Cuộc xâm lược Đại Việt năm 1285 thất bại đã khiến cho Nguyên Mông hao binh tổn tướng rất nhiều. Hàng chục vạn quân Nguyên, trong đó có nhiều tinh binh đã bỏ xác trên chiến trường Đại Việt. Ngay cả những danh tướng hàng đầu của nước Nguyên là Lý Hằng, Toa Đô cũng thiệt mạng trong tay quân dân Đại Việt. Quả là kết cuộc cay đắng cho cuộc viễn chinh mà Nguyên triều đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bất chấp thất bại tại chiến trường Đại Việt, đế chế Nguyên Mông vẫn đang ở trong thời kỳ sung mãn nhất dưới sự cai trị của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Trong thời kỳ này, đế chế Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt đã thừa hưởng những thành tựu văn minh tiên tiến nhất từ những đế chế cũ là Kim, Tống, Khwarem...
Lãnh thổ Nguyên Mông rất rộng lớn bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, toàn bộ Mông Cổ, một phần miền nam nước Nga ngày nay. Vương quốc Cao Ly sau nhiều lần cố gắng chiến đấu bảo vệ nền độc lập, cuối cùng cũng phải chấp nhận trở thành nước phụ thuộc của Nguyên Mông. Đồng thời, ngoài đế quốc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt còn có các Hãn quốc của người Mông Cổ lập nên tại các vùng đông dân, giàu có ở khắp lục địa Á - Âu tạo thành thế tựa lưng vào nhau giữa các Hãn quốc Mông Cổ. Vì vậy, Nguyên Mông hầu như không lo lắng đến việc bị xâm lược, càng tập trung vào mưu đồ bành trướng lãnh thổ.
Với khí thế đang lên, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt không thể nuốt trôi nỗi nhục bại trận. Ngay từ khi mà cuộc chiến tranh đẫm máu vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, một cuộc chiến tranh mới đã manh nha thành hình. Khi Thoát Hoan đang phải vất vả tìm đường tháo chạy khỏi Đại Việt, tin tức bại trận đã được tướng Đường Cổ Đái chạy trạm báo về triều đình Nguyên Mông. Ngày 9.7.1285, xa giá của hai vua Trần mới về lại Thăng Long thì ngày 21.8.1285 Khu mật viện nước Nguyên đã bàn việc nam chinh ngay trong năm 1285. Theo kế hoạch này, vào khoảng tháng 11.1285 quân Nguyên sẽ tổ chức tập kết tại Đàm Châu (Hồ Nam). Lực lượng bao gồm tàn quân mới bại trận ở Đại Việt chạy về, lại phái Áo Lỗ Xích điều động thêm quân Mông Cổ, các hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Kinh Hồ điều động thêm bộ binh người Hán (miền bắc Trung Quốc) và quân Tân phụ (miền nam Trung Quốc).
Đạo quân mới sẽ vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan và A Lý Hải Nha tiến đánh Đại Việt. Quần thần nước Nguyên muốn nhân lúc quân dân Đại Việt chưa lại sức sau quãng thời gian chiến đấu dài mà đánh bồi thêm một đòn mới. Tuy nhiên, quân ta dẫu có mệt mỏi nhưng vẫn còn khí thế mạnh mẽ của những người chiến thắng, còn chính quân Nguyên mới không đủ thời gian để phục hồi sức lực và tinh thần sau những tổn thất lớn.
Hốt Tất Liệt dùng binh muốn san bằng nước ta, rốt cuộc không thắng được lại đâm ra thù hận nước ta. Bụng dạ của tên quốc chủ nước Nguyên là như thế. Hốt Tất Liệt tuy rất nóng lòng “báo thù” nhưng vẫn phải cân nhắc việc chuẩn bị. Đường Cổ Đái, tên tướng vừa trải qua những kinh hoàng ở chiến trường Đại Việt thấu hiểu rõ quân tình của đám bại binh, đã tâu xin Hốt Tất Liệt cho quân tướng vừa trở về từ Đại Việt được nghỉ ngơi dưỡng sức. Hốt Tất Liệt sau khi cân nhắc đã chấp nhận cho quân sĩ nghỉ ngơi, dời lại tiến độ cuộc xâm lược đến sang năm để chuẩn bị chu đáo hơn. Đồng thời, Nguyên triều sai Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar Qaya) đi sứ Đại Việt, muốn lấy cớ đặt lại chức Đạt Lỗ Hoa Xích (chức quan đô hộ của Nguyên Mông) để dò thám tình hình và kiếm cớ gây sự. Triều đình nhà Trần tiếp sứ rồi tiễn về, không cho Hợp Tán Nhi Hải Nha nhậm chức.
Sang năm 1286, để tập trung vào chiến trường Đại Việt, Nguyên triều đã quyết định bãi bỏ kế hoạch chuẩn bị đánh Nhật Bản vẫn đang tiến hành gấp rút. Trước đó, Nguyên Mông đã hai lần ôm hận trước Nhật Bản, lần nào cũng bị bão biển làm tan tác hạm đội. Quân Nhật Bản cũng chuẩn bị các thành trì phòng thủ rất kỹ lưỡng và có quân đội mạnh nên thừa cơ hội được “Thần Phong” giúp sức, tổ chức tiêu diệt quân Nguyên. Hai lần xâm lược Nhật Bản bất thành, trước sau quân Nguyên bị tổn thất đến hơn 12 vạn nhân mạng cùng một hạm thuyền khổng lồ. Đó cũng là những thất bại chua cay của đế chế Nguyên Mông cho tới thời điểm bấy giờ, nhưng vẫn không sánh được với thất bại to lớn ở Đại Việt khi mà hàng chục vạn quân Nguyên đã bỏ mạng, đồng thời cũng không thể mở một cửa ngõ bành trướng xuống Đông Nam Á như Nguyên triều kỳ vọng. Hốt Tất Liệt bàn với quần thần: “Nhật Bản chưa từng xâm lấn ta, nay Giao Chỉ xâm phạm biên giới, nên gác việc Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ”. Việc xâm phạm biên giới mà Hốt Tất Liệt nói đến là chỉ việc quân ta truy kích Thoát Hoan đánh tràn qua châu Tư Minh của nước Nguyên. Thực ra đây chỉ là một cái cớ của Nguyên triều. Cái chính là chúng muốn nhanh chóng khai thông con đường bành trướng xuống phương nam, đồng thời trả mối thù bại trận.
Bộ khung tướng lĩnh xâm lược được định xong trong tháng 3.1286. Thoát Hoan (Toghan) là thống soái đạo quân viễn chinh. Hầu hết các tướng chủ chốt là những tên đã quen thuộc với chiến trường Đại Việt. A Lý Hải Nha (Ariq Qaya) giữ chức Hành trung thư tỉnh Tả thừa tướng, đóng vai trò tham mưu chính cho Thoát Hoan. Các tướng chủ chốt là Áo Lỗ Xích (Ayuruci), Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, Diệp Hắc Mê Thất (Yimis), A Lý Quỹ Thuận (Ariq Qusun), Đường Cổ Đái (Tanggutai)… Sau A Lý Hải Nha bệnh chết nên Áo Lỗ Xích được chỉ định thay thế hắn phụ tá cho Thoát Hoan và chỉ huy luôn phần binh lực của A Lý Hải Nha. Lực lượng quân Nguyên được điều động từ khắp nơi trong nước Nguyên. Riêng các vùng phía nam nằm gần Đại Việt là Hồ Quảng, Chiết Giang, Giang Tây. Chiến thuyền được gấp rút đóng mới. Quân Nguyên hẹn nhau tập kết tại Ung Châu, Liêm Châu vào cuối thu để tiến sang Đại Việt. Từ hướng Vân Nam, Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (Asar Tamur) bấy giờ giữ chức Vân Nam vương cùng Nạp Tốc Lạp Đinh cũng được lệnh điều binh sẵn sàng phối hợp với đại quân của Thoát Hoan.
Đám hàng thần được Hốt Tất Liệt dựng lên thành một triều đình bù nhìn để dễ bề dụ hàng quân dân nước ta. Trần Ích Tắc được vua Nguyên phong làm “An Nam Quốc Vương”, Trần Tú Hoãn làm “Phụ Nghĩa công”. Con trưởng Ích Tắc là Trần Bá Ý được phong “An phủ sứ lộ Đà Giang”, em họ Tú Hoãn là Lại Ích Khuy được làm “An phủ sứ lộ Nam Sách, Trần Văn Lộng được làm “Tuyên phủ sứ lộ Quy Hóa”... Cả đám bù nhìn sẽ đi theo quân Nguyên vào nước ta. Nguyên triều lại soạn một tờ “kể tội” vua Trần, dụ dỗ quân dân Đại Việt buôn giáo. Tờ chiếu như sau:
“Trước kia, vua nước các ngươi đã xưng thần, quy phục, hàng năm dâng cống, nhưng không thân vào chầu, nên khi chú y là Trần Di Ái sang chầu, ta uỷ cho trông coi việc nước An Nam thay y. Di Ái về nước thì bị giết. Đạt Lỗ Hoa Xích là Bột Nhan Thiếp Mộc Nhi sang thì không chịu nhận. Còn như quân ta đi đánh Chiêm Thành, lệnh phải giúp lương thì lại không chịu giúp. Vì thế, Trấn Nam vương Thoát Hoan, Hành tỉnh bình chương sự A Lý Hải Nha phải đem quân sang đánh. Trong khi giao chiến, hai bên đều giết hại lẫn nhau. Nay cận thần của nước các ngươi là bọn Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn lo sợ nước bị sụp đổ, tuyệt diệt, tai hoạ đến kẻ vô tội nên thường xuyên bảo vua các ngươi vào chầu, nhưng rốt cuộc vẫn không được nghe theo. Bọn ấy đã tự đến quy phục. Ta thương bọn này có lòng trung hiếu, đã đặc cách phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn làm Phụ Nghĩa công, để phụng tự họ Trần. Lại sai Trấn Nam vương Thoát Hoan, Bình chương sự áo Lỗ Xích đem quân sang bình định nước các người. Những tội lỗi trước đây chỉ thuộc một mình y, quan và dân không liên quan. Khi chiếu thư tới, các ngươi nên trở về đồng ruộng yên ổn làm ăn. Vậy xuống chiếu để hiểu dụ”.
Văn ngôn trong tờ chiếu của Nguyên là một đòn tâm lý chiến đánh vào nhân tâm nước ta. Người Nguyên miệng nói toàn điều lễ nghĩa, nhưng quân Nguyên trước sau đi đến đâu là tàn sát, cướp bóc đến đó. Quân dân Đại Việt hơn ai hết hiểu rõ dã tâm của quân xâm lược. Chúng ta sẽ thấy được trong cuộc chiến rằng những chiếu thư dụ dỗ như thế này không đem lại nhiều hiệu quả. Nhà Trần bấy giờ căn cơ đã vững, nhân dân một lòng với triều đình. Một vài lời xảo ngôn của quân xâm lược đâu dễ gì lung lạc được.
Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược trong bối cảnh khó khăn hơn lần xâm lược trước. Ở các vùng phía nam nước Nguyên, việc lao dịch, bắt lính, vơ vét thuế má, lương thực đã khiến cho dân chúng nhiều nơi lâm vào cảnh khốn cùng, rủ nhau phất cờ khởi nghĩa. Quân đội nhà Nguyên hùng mạnh, tạm thời vẫn làm chủ tình hình nhưng việc này đã khiến cho quá trình chuẩn bị xâm lược Đại Việt gặp trở ngại lớn. Một số quan lại địa phương nước Nguyên còn có lòng thương dân, liên tiếp tâu trình xin Hốt Tất Liệt giãn tiến độ chuẩn bị. Khoảng tháng 7.1285, Tuyên úy ti Hồ Nam đã dâng sớ xin Hốt Tất Liệt hoãn binh:
“Luôn năm đánh Nhật Bản và dùng binh ở Chiêm Thành, trăm họ phục dịch vận chuyển rất vất vả cực nhọc, quân sĩ mắc phải chướng lệ chết rất nhiều. Dân chúng kêu than, tứ dân bỏ nghiệp. Người nghèo phải bỏ con để cầu sống, kẻ giàu phải bán sản nghiệp để ứng dịch. Nỗi khổ như bị treo ngược, mỗi ngày một tăng. Nay lại có việc đánh Giao Chỉ, điều động đến trăm vạn người (1), tiêu phí đến nghìn vàng, đó chẳng phải là việc để thương sĩ dân. Vả lại trong lúc cử động, lợi hại không phải chỉ là một. Lại thêm nữa, Giao Chỉ vẫn thường sai sứ dâng biểu xưng phiên thần. Nếu theo lời xin để phục hồi sức dân thì là kế hay nhất. Nếu không được thì nên nới phú thuế cho trăm họ, chứa lương thực, sắm giáp binh, đợi đến năm sau thiên thời địa lợi tất hơn chút nữa hãy cất quân cũng chưa muộn”.
Hành tỉnh Hồ Quảng là Tuyến Kha (Sanag) đem sớ vào triều còn nói thêm: “Tỉnh tôi trấn giữ hơn 70 sở, luôn năm chinh chiến, quân sĩ tinh nhuệ đều mệt nhọc ở ngoài, kẻ còn lại đều già yếu, mỗi thành ấp nhiều không quá hai trăm quân, trộm nghĩ rằng sợ kẻ gian dò xét được tình hình đó. Năm ngoái bình chương A Lý Hải Nha xuất chinh, thu 3 vạn thạch lương, dân còn kêu khổ. Nay lại thu gấp bội số đó, quan không có tích trữ, còn mua ở trong dân, trăm họ sẽ khốn khổ khôn xiết. Nên theo lời của tuyên úy ti, xin hoãn quân đánh phương Nam”.
Ngay trong triều đình trung ương nước Nguyên cũng có người không mong muốn việc khởi binh đánh Đại Việt. Lễ bộ thượng thư nước Nguyên là Lưu Tuyên tâu xin Hốt Tất Liệt nên đàm phán với Đại Việt, tránh nạn binh đao:
“Luôn năm đánh Nhật Bản, trăm họ sầu oán, quan phủ nhiễu nhương. Mùa xuân năm nay bãi binh, quân dân Giang Chiết reo mừng như sấm. An Nam là nước nhỏ, thần phục đã bao năm, tuế cống chưa từng sai hạn. Vì tướng ở biên sinh sự hưng binh, nên kẻ kia trốn tránh ra hải đảo, khiến cất đại quân đi mà không được công trạng gì, tướng sĩ lại bị thương tổn. Nay lại hạ lệnh đi đánh nữa, ai nghe thấy cũng lo sợ. Từ xưa dấy quân, tất phải theo thiên thời. Ở vùng trung nguyên đất bằng còn phải tránh giữa mùa hạ. Giao Quảng là đất viêm chướng, khí độc hại người còn hơn là binh đao. Nay định tháng 7 họp các đạo quân ở Tĩnh Giang đến An Nam tất nhiều người mắc bệnh chết, lúc cần cấp gặp giặc biết lấy gì ứng phó. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa, trâu bò chuyên chở thì không thể tránh được vận chuyển đường bộ. Một người phu gánh 5 đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, còn quan quân được một nửa. Nếu có 10 vạn thạch lương, dùng 40 vạn người cũng chỉ có thể có lương cho quân 1, 2 tháng. Chuyên chở, đóng thuyền, phục dịch việc quân phải dùng đến 5, 60 vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân ly tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không thể làm được. Huống chi Hồ Quảng rất gần khe động, trộm cướp thường nhiều, vạn nhất kẻ gian dò được, chờ đại quân một khi đi khỏi, thừa lúc bỏ không mà gây biến. Tuy có quân mã lưu lại nhưng là người già yếu mệt nhọc, khó bề ứng biến. Sao không cùng người hiểu biết sự thể trong quan quân bên kia mà bàn bạc phương lược vạn toàn. Nếu không thì sẽ giẫm vào vết xe cũ”.
Những lời can gián của Lưu Tuyên rất thấu tình đạt lý. Không chỉ viên quan này nghĩ cho nhân dân hai nước, mà thực sự lợi ích của Nguyên triều cũng được y phân tích rất chính xác. Bấy giờ miền nam nước Nguyên dân tình đã quá cơ cực, những hào kiệt chỉ chực chờ cơ hội để nổi dậy. Việc trọng đại của nước Nguyên bấy giờ là tạo phúc cho dân, thu phục lòng dân để có được căn cơ vững chắc. Hòa bình với Đại Việt sẽ giúp cho đôi bên cùng thắng. Hốt Tất Liệt dù rất nóng lòng tiến hành nam chinh, vẫn không thể bất chấp tất cả. Mặc dù không có lòng trắc ẩn thương dân đi chăng nữa, thì vua Nguyên cũng không thể không xét đến những nguy cơ. Bởi vậy, Hốt Tất Liệt sau khi suy xét đã một lần nữa hạ lệnh tạm hoãn việc xuất quân. Gươm đã tuốt khỏi vỏ lại phải tạm cất đi.
Nhưng Hốt Tất Liệt hẳn là không nghĩ giống như Lưu Tuyên. Tham vọng bành trướng và lòng hận thù của hắn vẫn còn đó. Khi mà khó khăn trong nước tạm thời dịu xuống, công cuộc chuẩn bị cho việc xâm lược Đại Việt lại được tiến hành mạnh mẽ.Việc chuẩn bị càng dời tiến độ, thì binh lực của đạo quân xâm lược càng to lớn hơn. Cuối năm 1286, ngựa chiến được cấp thêm cho Thoát Hoan. Chinh Giao Chỉ hành tỉnh được lập ra, giao cho A Bát Xích (Abaci) làm Hữu thừa. Tháng giêng năm 1287, Hốt Tất Liệt hạ lệnh điều động thêm quân lính. Gồm có 1.000 quân Tân Phụ (người Nam Tống cũ ), 7 vạn quân Mông Cổ và quân Hán (người nước Kim cũ), 6.000 quân Vân Nam (người nước Đại Lý cũ), 15.000 quân người Lê (đảo Hải Nam)… cùng với một số quân người Choang (người Âu Việt ở Quảng Tây). Số quân tăng thêm này cộng với những quân lính đã điều động từ trước và tàn quân của lần xâm lược trước chạy về, gộm chung toàn bộ đạo quân Nguyên xâm lược nước Đại Việt lần này theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là 30 vạn quân. Một số tướng lĩnh cũng được tăng cường thêm dưới quyền Thoát Hoan là Ái Lỗ (Aruq), Tích Đô Nhi (Siktur), Trương Ngọc, Lưu Khuê…
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, quân Nguyên trang bị hai hạm thuyền lớn. Hạm đội tải lương dưới quyền của Trương Văn Hổ, chở theo 17 vạn thạch lương (có sách chép 70 vạn) để giúp đảm bảo hậu cần cho quân Nguyên, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc tải lương đường bộ vốn rất khó khăn và tốn nhiều nhân lực. Hạm đội chiến đấu gồm có cả thảy hơn 600 chiến thuyền dưới quyền tổng chỉ huy của Ô Mã Nhi, với hàng vạn thủy quân tinh nhuệ nhất của nước Nguyên là những sắc quân người Lê đảo Hải Nam, quân Tân Phụ miền Giang Nam. Hạm đội của Ô Mã Nhi có nhiệm vụ đánh mở đường và hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, đồng thời sẽ là một lực lượng quan trọng để phá tan ưu thế thủy chiến của quân Đại Việt.
Cuối thu năm 1287, quân Nguyên đã tập kết thành ba khối quân. Khối đại quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy tập kết tại Quảng Tây. Khối quân ở Vân Nam dưới quyền tổng chỉ huy của Ái Lỗ là khối quân phối hợp. Khối thủy quân Nguyên dưới quyền của Ô Mã Nhi, Trương Văn Hổ tập kết ở Khâm Châu, sẵn sàng vượt biển tiến vào Đại Việt. Lần xâm lược này, quân Nguyên có tổng quân số ít hơn lần trước nhưng đặc biệt nguy hiểm là thủy quân của chúng được tăng cường mạnh mẽ hơn rõ rệt. Trong lần xâm lược trước, quân Nguyên cực mạnh về kỵ bộ nhưng cách điều quân của Đại Việt đã khiến cho nhiều lực lượng kỵ bộ của quân Nguyên trở thành “người thừa”. Trái lại, thủy quân tinh nhuệ là lực lượng mà quân Nguyên trong lần xâm lược năm 1285 rất cần nhưng lại thiếu thốn. Lần này, sức mạnh quân Nguyên cân đối hơn giữa thủy và bộ, lại chú trọng hậu cần hơn trước. Dù binh lực thủy bộ đều rất hùng hậu, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Gần sát ngày tiến quân, Hốt Tất Liệt ra chỉ dụ căn dặn các tướng : “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
Sau hồi binh lửa, quân Nguyên bại trận, thây phơi đầy nội đã đành, quân dân Đại Việt là bên chiến thắng cũng không tránh khỏi nhiều tang thương. Giặc đi đến đâu là xóm làng xơ xác đến đó. Quân dân ta vừa thắng trận, vết thương chiến tranh chưa kịp lành đã phải chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh vệ quốc mới trước đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Giữa năm 1285, quan quân rước vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông về lại kinh thành Thăng Long, trăm họ trở về quê nhà sau những ngày tránh giặc và chiến đấu bên cạnh quân đội triều đình. Một trong những việc quan trọng đầu tiên mà vua Trần thực hiện là xét thưởng công trạng cho những người có công lao trong cuộc chiến, xử tội những kẻ hèn nhát hàng giặc. Vua thương trăm họ vừa chịu khổ chiến tranh, xuống chiếu đại xá cho cả nước.
Cuối năm 1285, vua Trần Nhân Tông lại chiếu cho cả nước định lại hộ khẩu, muốn qua đó thống kê lại sổ sách về thuế má, dân đinh. Triều thần sợ việc này sẽ gây ra nhũng nhiễu cho dân, đồng loạt can vua: “Dân đương lao khổ, mà định số nhân khẩu, không phải là việc cấp”. Vua đáp lời: “Chỉ có thể định hộ khẩu vào lúc này. Chẳng nên qua đó mà xem xét sự hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?”.(theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Triều thần nghe vua nói thế đều khen là phải. Khắp nơi trong nước nhộn nhịp việc định lại nhân khẩu. Về việc này, sử gia các đời có nhiều ý kiến trái chiều. Mặt lợi là giúp hệ thống cai trị được tổ chức lại chặt chẽ hơn sau những xáo trộn do chiến tranh, giúp cho triều đình dễ dàng nắm rõ và huy động các tiềm lực trong dân. Mặt hại là bởi thời kỳ này việc hành chính còn phức tạp mà định lại nhân khẩu cho cả nước là việc lớn, do đó sinh ra nhiều sự phiền phức trong dân. Tuy nhiên qua những diễn biến thời bấy giờ cho thấy mọi việc đang diễn ra khá suôn sẻ. Dân phiêu tán đã bắt đầu trở lại làng quê cày cấy. Các hải cảng đã sầm uất trở lại. Từ đống tro tàn của chiến tranh, quân dân ta gấp rút xây dựng lại đất nước.
Tù binh bắt được trong cuộc chiến rất nhiều. Trong quân của Toa Đô có những tù binh người Chiêm Thành đã quy hàng và chiến đấu cùng quân Nguyên, vua Trần lệnh bắt những người này đem trả về cho vua Chiêm Thành xét xử, thể hiện thiện chí giữa hai nước.
Đối với Nguyên Mông, triều đình Đại Việt thể hiện thái độ hết sức mềm mỏng để tìm kiếm hòa bình lâu dài. Vừa dứt chiến tranh không lâu, sứ bộ Đại Việt đã sang Nguyên tặng cống phẩm, đưa biểu “tạ tội”. Đầu năm 1286, vua Trần đã lệnh trao trả 5 vạn tù binh quân Nguyên về nước. Những động thái này thể hiện thiện chí rất lớn của triều đình Đại Việt. Khi vua Nguyên sai sứ là Hợp Tán Lý Hải Nha sang nước ta, triều đình Đại Việt đã đón tiếp thân thiện hòng nối lại mối quan hệ thân thiện với Nguyên Mông. Tuy nhiên, sự nhún nhường, thân thiện của triều đình Đại Việt cũng không đủ dập tắt được họa chiến tranh do tham vọng và lòng hận thù của Nguyên Mông quá lớn. Yêu sách của Nguyên triều vẫn là đòi đặt chức Đạt Lỗ Hoa Xích, thiết lập nền đô hộ trên nước Đại Việt. Để bảo vệ nền độc lập, triều đình nước ta đã phải từ chối yêu sách này.
Sứ Nguyên về rồi, tin tức do thám liên tục báo về rằng Nguyên triều đang ráo riết sửa soạn quân đội ở các vùng phía nam. Vua Trần Nhân Tông biết chuyện chẳng lành, đoán rằng giặc sẽ tiến sang trong nay mai.
Vua cho triệu Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đến hỏi: “Năm nay quân Nguyên tất lại sang, chưa biết tình thế chúng thế nào?”.
Hưng Đạo vương đáp rằng: “Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng trốn chạy. Nhờ uy tín của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng còn nơm lớp cái thất bại của Hằng, Quán (1) không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn”. (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lời phân tích của Hưng Đạo vương lại dựa trên những thuận lợi mà quân dân Đại Việt đang nắm giữ. Quả thực sau cuộc chiến năm 1285, toàn bộ dân tộc ta đã được tôi rèn trở thành một dân tộc chiến binh. Tuy nhiên sự chắc thắng như lời Hưng Đạo vương nói chỉ có thể có được khi mà quân dân ta vẫn giữ được sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm như lần kháng chiến trước đó.
Tất nhiên là dù ý thức được những thuận lợi so với lần kháng chiến trước nhưng triều đình Đại Việt không hề tỏ ra chủ quan. Việc binh bị trong nước được củng cố rất khẩn trương để đề phòng quân giặc. Vua Trần nghe lời tâu của Hưng Đạo vương xong, khen ngợi là phải lẽ rồi giao cho Hưng Đạo vương quyền đốc suất quân đội cả nươc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Hưng Đạo vương cho triệu tập vương hầu, hạ lệnh khẩn trương chiêu mộ thêm binh lính, sắm sửa vũ khí, thuyền bè, đêm ngày luyện tập. Đồng thời, các ải hiểm yếu ở biên giới, các hải cảng phía đông bắc đều có binh lực mạnh đóng giữ.
Đầu đông năm 1286, Hưng Đạo vương tổ chức duyệt binh quy mô lớn hòng kiểm tra chất lượng quân đội, đặc biệt là những tân binh mới điều động. Bấy giờ quân đã tinh nhuệ, có thể dùng được. Nắm được rằng quân Nguyên tăng cường thủy binh rất mạnh, lần này Đại Việt tăng cường phòng thủ mặt biển. Phó đô tướng – Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, một tướng giỏi thời bấy giờ được Hưng Đạo vương giao trọng trách tổng chỉ huy phòng thủ ven biển đông bắc, đóng thủy binh mạnh tại hải cảng Vân Đồn. Nhân Đức hầu Trần Toàn cùng phối hợp với Trần Khánh Dư sắp đặt binh thuyền đón đánh thủy quân Nguyên.
Sang năm 1287, tình hình chuẩn bị chiến tranh của cả hai bên Đại Việt – Nguyên Mông càng khẩn trương hơn. Lúc này quân Nguyên đã hoàn toàn lộ rõ ý đồ xâm lược, các cụm quân lớn đã bắt đầu quá trình tập kết. Cũng như những lần kháng chiến chống Nguyên Mông trước, các căn cứ dự phòng được quân Đại Việt chuẩn bị kỹ càng. Những căn cứ như phủ Long Hưng, phủ Thiên Trường, Trường Yên đều có thể là nơi quân ta rút về khi gặp bất lợi. Nhân dân cả nước chỉ vừa mới ổn định sản xuất được hơn một năm, đã lại bắt đầu chuẩn bị cất giấu lương thực, tự vũ trang hoặc chuẩn bị sơ tán. Trần Khánh Dư đóng ở cảng Vân Đồn, hạ lệnh cho các hạng dân phải đội nón Ma Lôi (một loại nón lá) để phân biệt với khách buôn ngoại quốc, đề phòng trong lúc hỗn loạn khó phân biệt gián điệp của địch cài vào. Đây là việc làm rất cần thiết, nhưng Trần Khánh Dư lại nhân cơ hội này cho người nhà mua nón Ma Lôi để đầu cơ, đẩy giá lên cao ngất rồi mới bán ra cho dân. Vì việc này mà ông đã bị Thượng hoàng Trần Thánh Tông khiển trách. Các sử gia đời sau cũng hết mực chê trách. Tuy nhiên, Khánh Dư bấy giờ là tướng tài cả nước phải trông cậy nên Thượng hoàng cũng không xử mạnh tay.
Nhận thấy rõ lần này của quân Nguyên mạnh cả thủy lẫn bộ, vua Trần và triều thần có nhiều người lo lắng binh lực của ta chưa đủ mạnh. Quan chấp chính khuyên Hưng Đạo vương nên tuyển chọn thêm dân đinh sung vào quân để tăng quân số. Hưng Đạo vương đáp rằng: “Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên (2) thì cũng làm gì được ?”. Thêm quân đông sẽ càng làm cho hậu cần bị gánh nặng, điều động chậm chạp. Không bằng dùng quân số vừa đủ mà tinh nhuệ để có thể cơ động dễ dàng. Vả lại luyện binh cũng đòi hỏi không ít thời gian, công sức. Lời của Hưng Đạo vương cũng là phương châm xây dựng quân đội của Đại Việt thời Trần.
Vua Trần Nhân Tông một lần nữa hỏi ý kiến của Hưng Đạo vương: “Năm nay thế giặc ra sao?”. Hưng Đạo vương bình thản đáp: “Năm nay đánh giặc nhàn”.(theo ĐVSKTT). Sự tự tin của vị Quốc Công Tiết Chế là rất có cơ sở. Dù cho thủy quân Nguyên Mông hùng mạnh, nhưng thủy chiến là sở trường của quân ta. Lại thêm lần này nước ta không bị lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch như lần trước (năm 1285 Thoát Hoan từ bắc đánh xuống, Toa Đô từ nam đánh lên). Về quân số, quân Nguyên lần này cũng không đông như lần trước. Tuy nhiên, trong chiến tranh có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà ta sẽ thấy trong diễn biến cuộc chiến.
Cuối năm 1287, quân Nguyên dưới quyền của Thoát Hoan đã tiến quân đến châu Tư Minh, sát biên giới nước ta. Thủy quân địch đã tập kết tại cảng Khâm, sẵn sàng vượt biển. Một cuộc chiến mới lại sắp bắt đầu
Lãnh thổ Nguyên Mông rất rộng lớn bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, toàn bộ Mông Cổ, một phần miền nam nước Nga ngày nay. Vương quốc Cao Ly sau nhiều lần cố gắng chiến đấu bảo vệ nền độc lập, cuối cùng cũng phải chấp nhận trở thành nước phụ thuộc của Nguyên Mông. Đồng thời, ngoài đế quốc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt còn có các Hãn quốc của người Mông Cổ lập nên tại các vùng đông dân, giàu có ở khắp lục địa Á - Âu tạo thành thế tựa lưng vào nhau giữa các Hãn quốc Mông Cổ. Vì vậy, Nguyên Mông hầu như không lo lắng đến việc bị xâm lược, càng tập trung vào mưu đồ bành trướng lãnh thổ.
Đạo quân mới sẽ vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan và A Lý Hải Nha tiến đánh Đại Việt. Quần thần nước Nguyên muốn nhân lúc quân dân Đại Việt chưa lại sức sau quãng thời gian chiến đấu dài mà đánh bồi thêm một đòn mới. Tuy nhiên, quân ta dẫu có mệt mỏi nhưng vẫn còn khí thế mạnh mẽ của những người chiến thắng, còn chính quân Nguyên mới không đủ thời gian để phục hồi sức lực và tinh thần sau những tổn thất lớn.
Hốt Tất Liệt dùng binh muốn san bằng nước ta, rốt cuộc không thắng được lại đâm ra thù hận nước ta. Bụng dạ của tên quốc chủ nước Nguyên là như thế. Hốt Tất Liệt tuy rất nóng lòng “báo thù” nhưng vẫn phải cân nhắc việc chuẩn bị. Đường Cổ Đái, tên tướng vừa trải qua những kinh hoàng ở chiến trường Đại Việt thấu hiểu rõ quân tình của đám bại binh, đã tâu xin Hốt Tất Liệt cho quân tướng vừa trở về từ Đại Việt được nghỉ ngơi dưỡng sức. Hốt Tất Liệt sau khi cân nhắc đã chấp nhận cho quân sĩ nghỉ ngơi, dời lại tiến độ cuộc xâm lược đến sang năm để chuẩn bị chu đáo hơn. Đồng thời, Nguyên triều sai Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar Qaya) đi sứ Đại Việt, muốn lấy cớ đặt lại chức Đạt Lỗ Hoa Xích (chức quan đô hộ của Nguyên Mông) để dò thám tình hình và kiếm cớ gây sự. Triều đình nhà Trần tiếp sứ rồi tiễn về, không cho Hợp Tán Nhi Hải Nha nhậm chức.
Sang năm 1286, để tập trung vào chiến trường Đại Việt, Nguyên triều đã quyết định bãi bỏ kế hoạch chuẩn bị đánh Nhật Bản vẫn đang tiến hành gấp rút. Trước đó, Nguyên Mông đã hai lần ôm hận trước Nhật Bản, lần nào cũng bị bão biển làm tan tác hạm đội. Quân Nhật Bản cũng chuẩn bị các thành trì phòng thủ rất kỹ lưỡng và có quân đội mạnh nên thừa cơ hội được “Thần Phong” giúp sức, tổ chức tiêu diệt quân Nguyên. Hai lần xâm lược Nhật Bản bất thành, trước sau quân Nguyên bị tổn thất đến hơn 12 vạn nhân mạng cùng một hạm thuyền khổng lồ. Đó cũng là những thất bại chua cay của đế chế Nguyên Mông cho tới thời điểm bấy giờ, nhưng vẫn không sánh được với thất bại to lớn ở Đại Việt khi mà hàng chục vạn quân Nguyên đã bỏ mạng, đồng thời cũng không thể mở một cửa ngõ bành trướng xuống Đông Nam Á như Nguyên triều kỳ vọng. Hốt Tất Liệt bàn với quần thần: “Nhật Bản chưa từng xâm lấn ta, nay Giao Chỉ xâm phạm biên giới, nên gác việc Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ”. Việc xâm phạm biên giới mà Hốt Tất Liệt nói đến là chỉ việc quân ta truy kích Thoát Hoan đánh tràn qua châu Tư Minh của nước Nguyên. Thực ra đây chỉ là một cái cớ của Nguyên triều. Cái chính là chúng muốn nhanh chóng khai thông con đường bành trướng xuống phương nam, đồng thời trả mối thù bại trận.
Bộ khung tướng lĩnh xâm lược được định xong trong tháng 3.1286. Thoát Hoan (Toghan) là thống soái đạo quân viễn chinh. Hầu hết các tướng chủ chốt là những tên đã quen thuộc với chiến trường Đại Việt. A Lý Hải Nha (Ariq Qaya) giữ chức Hành trung thư tỉnh Tả thừa tướng, đóng vai trò tham mưu chính cho Thoát Hoan. Các tướng chủ chốt là Áo Lỗ Xích (Ayuruci), Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, Diệp Hắc Mê Thất (Yimis), A Lý Quỹ Thuận (Ariq Qusun), Đường Cổ Đái (Tanggutai)… Sau A Lý Hải Nha bệnh chết nên Áo Lỗ Xích được chỉ định thay thế hắn phụ tá cho Thoát Hoan và chỉ huy luôn phần binh lực của A Lý Hải Nha. Lực lượng quân Nguyên được điều động từ khắp nơi trong nước Nguyên. Riêng các vùng phía nam nằm gần Đại Việt là Hồ Quảng, Chiết Giang, Giang Tây. Chiến thuyền được gấp rút đóng mới. Quân Nguyên hẹn nhau tập kết tại Ung Châu, Liêm Châu vào cuối thu để tiến sang Đại Việt. Từ hướng Vân Nam, Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (Asar Tamur) bấy giờ giữ chức Vân Nam vương cùng Nạp Tốc Lạp Đinh cũng được lệnh điều binh sẵn sàng phối hợp với đại quân của Thoát Hoan.
Đám hàng thần được Hốt Tất Liệt dựng lên thành một triều đình bù nhìn để dễ bề dụ hàng quân dân nước ta. Trần Ích Tắc được vua Nguyên phong làm “An Nam Quốc Vương”, Trần Tú Hoãn làm “Phụ Nghĩa công”. Con trưởng Ích Tắc là Trần Bá Ý được phong “An phủ sứ lộ Đà Giang”, em họ Tú Hoãn là Lại Ích Khuy được làm “An phủ sứ lộ Nam Sách, Trần Văn Lộng được làm “Tuyên phủ sứ lộ Quy Hóa”... Cả đám bù nhìn sẽ đi theo quân Nguyên vào nước ta. Nguyên triều lại soạn một tờ “kể tội” vua Trần, dụ dỗ quân dân Đại Việt buôn giáo. Tờ chiếu như sau:
“Trước kia, vua nước các ngươi đã xưng thần, quy phục, hàng năm dâng cống, nhưng không thân vào chầu, nên khi chú y là Trần Di Ái sang chầu, ta uỷ cho trông coi việc nước An Nam thay y. Di Ái về nước thì bị giết. Đạt Lỗ Hoa Xích là Bột Nhan Thiếp Mộc Nhi sang thì không chịu nhận. Còn như quân ta đi đánh Chiêm Thành, lệnh phải giúp lương thì lại không chịu giúp. Vì thế, Trấn Nam vương Thoát Hoan, Hành tỉnh bình chương sự A Lý Hải Nha phải đem quân sang đánh. Trong khi giao chiến, hai bên đều giết hại lẫn nhau. Nay cận thần của nước các ngươi là bọn Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn lo sợ nước bị sụp đổ, tuyệt diệt, tai hoạ đến kẻ vô tội nên thường xuyên bảo vua các ngươi vào chầu, nhưng rốt cuộc vẫn không được nghe theo. Bọn ấy đã tự đến quy phục. Ta thương bọn này có lòng trung hiếu, đã đặc cách phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn làm Phụ Nghĩa công, để phụng tự họ Trần. Lại sai Trấn Nam vương Thoát Hoan, Bình chương sự áo Lỗ Xích đem quân sang bình định nước các người. Những tội lỗi trước đây chỉ thuộc một mình y, quan và dân không liên quan. Khi chiếu thư tới, các ngươi nên trở về đồng ruộng yên ổn làm ăn. Vậy xuống chiếu để hiểu dụ”.
Văn ngôn trong tờ chiếu của Nguyên là một đòn tâm lý chiến đánh vào nhân tâm nước ta. Người Nguyên miệng nói toàn điều lễ nghĩa, nhưng quân Nguyên trước sau đi đến đâu là tàn sát, cướp bóc đến đó. Quân dân Đại Việt hơn ai hết hiểu rõ dã tâm của quân xâm lược. Chúng ta sẽ thấy được trong cuộc chiến rằng những chiếu thư dụ dỗ như thế này không đem lại nhiều hiệu quả. Nhà Trần bấy giờ căn cơ đã vững, nhân dân một lòng với triều đình. Một vài lời xảo ngôn của quân xâm lược đâu dễ gì lung lạc được.
Nhà Nguyên tính dùng cả triệu người đánh Đại Việt, dân Hán lầm than
"Dân chúng kêu than, tứ dân bỏ nghiệp. Người nghèo phải bỏ con để cầu sống, kẻ giàu phải bán sản nghiệp để ứng dịch. Nỗi khổ như bị treo ngược, mỗi ngày một tăng. Nay lại có việc đánh Giao Chỉ, điều động đến trăm vạn người (1), tiêu phí đến nghìn vàng, đó chẳng phải là việc để thương sĩ dân".
Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược trong bối cảnh khó khăn hơn lần xâm lược trước. Ở các vùng phía nam nước Nguyên, việc lao dịch, bắt lính, vơ vét thuế má, lương thực đã khiến cho dân chúng nhiều nơi lâm vào cảnh khốn cùng, rủ nhau phất cờ khởi nghĩa. Quân đội nhà Nguyên hùng mạnh, tạm thời vẫn làm chủ tình hình nhưng việc này đã khiến cho quá trình chuẩn bị xâm lược Đại Việt gặp trở ngại lớn. Một số quan lại địa phương nước Nguyên còn có lòng thương dân, liên tiếp tâu trình xin Hốt Tất Liệt giãn tiến độ chuẩn bị. Khoảng tháng 7.1285, Tuyên úy ti Hồ Nam đã dâng sớ xin Hốt Tất Liệt hoãn binh:
Hành tỉnh Hồ Quảng là Tuyến Kha (Sanag) đem sớ vào triều còn nói thêm: “Tỉnh tôi trấn giữ hơn 70 sở, luôn năm chinh chiến, quân sĩ tinh nhuệ đều mệt nhọc ở ngoài, kẻ còn lại đều già yếu, mỗi thành ấp nhiều không quá hai trăm quân, trộm nghĩ rằng sợ kẻ gian dò xét được tình hình đó. Năm ngoái bình chương A Lý Hải Nha xuất chinh, thu 3 vạn thạch lương, dân còn kêu khổ. Nay lại thu gấp bội số đó, quan không có tích trữ, còn mua ở trong dân, trăm họ sẽ khốn khổ khôn xiết. Nên theo lời của tuyên úy ti, xin hoãn quân đánh phương Nam”.
Ngay trong triều đình trung ương nước Nguyên cũng có người không mong muốn việc khởi binh đánh Đại Việt. Lễ bộ thượng thư nước Nguyên là Lưu Tuyên tâu xin Hốt Tất Liệt nên đàm phán với Đại Việt, tránh nạn binh đao:
“Luôn năm đánh Nhật Bản, trăm họ sầu oán, quan phủ nhiễu nhương. Mùa xuân năm nay bãi binh, quân dân Giang Chiết reo mừng như sấm. An Nam là nước nhỏ, thần phục đã bao năm, tuế cống chưa từng sai hạn. Vì tướng ở biên sinh sự hưng binh, nên kẻ kia trốn tránh ra hải đảo, khiến cất đại quân đi mà không được công trạng gì, tướng sĩ lại bị thương tổn. Nay lại hạ lệnh đi đánh nữa, ai nghe thấy cũng lo sợ. Từ xưa dấy quân, tất phải theo thiên thời. Ở vùng trung nguyên đất bằng còn phải tránh giữa mùa hạ. Giao Quảng là đất viêm chướng, khí độc hại người còn hơn là binh đao. Nay định tháng 7 họp các đạo quân ở Tĩnh Giang đến An Nam tất nhiều người mắc bệnh chết, lúc cần cấp gặp giặc biết lấy gì ứng phó. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa, trâu bò chuyên chở thì không thể tránh được vận chuyển đường bộ. Một người phu gánh 5 đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, còn quan quân được một nửa. Nếu có 10 vạn thạch lương, dùng 40 vạn người cũng chỉ có thể có lương cho quân 1, 2 tháng. Chuyên chở, đóng thuyền, phục dịch việc quân phải dùng đến 5, 60 vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân ly tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không thể làm được. Huống chi Hồ Quảng rất gần khe động, trộm cướp thường nhiều, vạn nhất kẻ gian dò được, chờ đại quân một khi đi khỏi, thừa lúc bỏ không mà gây biến. Tuy có quân mã lưu lại nhưng là người già yếu mệt nhọc, khó bề ứng biến. Sao không cùng người hiểu biết sự thể trong quan quân bên kia mà bàn bạc phương lược vạn toàn. Nếu không thì sẽ giẫm vào vết xe cũ”.
Những lời can gián của Lưu Tuyên rất thấu tình đạt lý. Không chỉ viên quan này nghĩ cho nhân dân hai nước, mà thực sự lợi ích của Nguyên triều cũng được y phân tích rất chính xác. Bấy giờ miền nam nước Nguyên dân tình đã quá cơ cực, những hào kiệt chỉ chực chờ cơ hội để nổi dậy. Việc trọng đại của nước Nguyên bấy giờ là tạo phúc cho dân, thu phục lòng dân để có được căn cơ vững chắc. Hòa bình với Đại Việt sẽ giúp cho đôi bên cùng thắng. Hốt Tất Liệt dù rất nóng lòng tiến hành nam chinh, vẫn không thể bất chấp tất cả. Mặc dù không có lòng trắc ẩn thương dân đi chăng nữa, thì vua Nguyên cũng không thể không xét đến những nguy cơ. Bởi vậy, Hốt Tất Liệt sau khi suy xét đã một lần nữa hạ lệnh tạm hoãn việc xuất quân. Gươm đã tuốt khỏi vỏ lại phải tạm cất đi.
Nhưng Hốt Tất Liệt hẳn là không nghĩ giống như Lưu Tuyên. Tham vọng bành trướng và lòng hận thù của hắn vẫn còn đó. Khi mà khó khăn trong nước tạm thời dịu xuống, công cuộc chuẩn bị cho việc xâm lược Đại Việt lại được tiến hành mạnh mẽ.Việc chuẩn bị càng dời tiến độ, thì binh lực của đạo quân xâm lược càng to lớn hơn. Cuối năm 1286, ngựa chiến được cấp thêm cho Thoát Hoan. Chinh Giao Chỉ hành tỉnh được lập ra, giao cho A Bát Xích (Abaci) làm Hữu thừa. Tháng giêng năm 1287, Hốt Tất Liệt hạ lệnh điều động thêm quân lính. Gồm có 1.000 quân Tân Phụ (người Nam Tống cũ ), 7 vạn quân Mông Cổ và quân Hán (người nước Kim cũ), 6.000 quân Vân Nam (người nước Đại Lý cũ), 15.000 quân người Lê (đảo Hải Nam)… cùng với một số quân người Choang (người Âu Việt ở Quảng Tây). Số quân tăng thêm này cộng với những quân lính đã điều động từ trước và tàn quân của lần xâm lược trước chạy về, gộm chung toàn bộ đạo quân Nguyên xâm lược nước Đại Việt lần này theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là 30 vạn quân. Một số tướng lĩnh cũng được tăng cường thêm dưới quyền Thoát Hoan là Ái Lỗ (Aruq), Tích Đô Nhi (Siktur), Trương Ngọc, Lưu Khuê…
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, quân Nguyên trang bị hai hạm thuyền lớn. Hạm đội tải lương dưới quyền của Trương Văn Hổ, chở theo 17 vạn thạch lương (có sách chép 70 vạn) để giúp đảm bảo hậu cần cho quân Nguyên, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc tải lương đường bộ vốn rất khó khăn và tốn nhiều nhân lực. Hạm đội chiến đấu gồm có cả thảy hơn 600 chiến thuyền dưới quyền tổng chỉ huy của Ô Mã Nhi, với hàng vạn thủy quân tinh nhuệ nhất của nước Nguyên là những sắc quân người Lê đảo Hải Nam, quân Tân Phụ miền Giang Nam. Hạm đội của Ô Mã Nhi có nhiệm vụ đánh mở đường và hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, đồng thời sẽ là một lực lượng quan trọng để phá tan ưu thế thủy chiến của quân Đại Việt.
Cuối thu năm 1287, quân Nguyên đã tập kết thành ba khối quân. Khối đại quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy tập kết tại Quảng Tây. Khối quân ở Vân Nam dưới quyền tổng chỉ huy của Ái Lỗ là khối quân phối hợp. Khối thủy quân Nguyên dưới quyền của Ô Mã Nhi, Trương Văn Hổ tập kết ở Khâm Châu, sẵn sàng vượt biển tiến vào Đại Việt. Lần xâm lược này, quân Nguyên có tổng quân số ít hơn lần trước nhưng đặc biệt nguy hiểm là thủy quân của chúng được tăng cường mạnh mẽ hơn rõ rệt. Trong lần xâm lược trước, quân Nguyên cực mạnh về kỵ bộ nhưng cách điều quân của Đại Việt đã khiến cho nhiều lực lượng kỵ bộ của quân Nguyên trở thành “người thừa”. Trái lại, thủy quân tinh nhuệ là lực lượng mà quân Nguyên trong lần xâm lược năm 1285 rất cần nhưng lại thiếu thốn. Lần này, sức mạnh quân Nguyên cân đối hơn giữa thủy và bộ, lại chú trọng hậu cần hơn trước. Dù binh lực thủy bộ đều rất hùng hậu, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Gần sát ngày tiến quân, Hốt Tất Liệt ra chỉ dụ căn dặn các tướng : “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
Được trả 5 vạn tù binh, nhà Nguyên vẫn không nguội dã tâm
Đầu năm 1286, vua Trần đã lệnh trao trả 5 vạn tù binh quân Nguyên về nước. Tuy nhiên, sự nhún nhường, thân thiện của triều đình Đại Việt cũng không đủ dập tắt được họa chiến tranh do tham vọng và lòng hận thù của Nguyên Mông quá lớn.
Giữa năm 1285, quan quân rước vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông về lại kinh thành Thăng Long, trăm họ trở về quê nhà sau những ngày tránh giặc và chiến đấu bên cạnh quân đội triều đình. Một trong những việc quan trọng đầu tiên mà vua Trần thực hiện là xét thưởng công trạng cho những người có công lao trong cuộc chiến, xử tội những kẻ hèn nhát hàng giặc. Vua thương trăm họ vừa chịu khổ chiến tranh, xuống chiếu đại xá cho cả nước.
Cuối năm 1285, vua Trần Nhân Tông lại chiếu cho cả nước định lại hộ khẩu, muốn qua đó thống kê lại sổ sách về thuế má, dân đinh. Triều thần sợ việc này sẽ gây ra nhũng nhiễu cho dân, đồng loạt can vua: “Dân đương lao khổ, mà định số nhân khẩu, không phải là việc cấp”. Vua đáp lời: “Chỉ có thể định hộ khẩu vào lúc này. Chẳng nên qua đó mà xem xét sự hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?”.(theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Triều thần nghe vua nói thế đều khen là phải. Khắp nơi trong nước nhộn nhịp việc định lại nhân khẩu. Về việc này, sử gia các đời có nhiều ý kiến trái chiều. Mặt lợi là giúp hệ thống cai trị được tổ chức lại chặt chẽ hơn sau những xáo trộn do chiến tranh, giúp cho triều đình dễ dàng nắm rõ và huy động các tiềm lực trong dân. Mặt hại là bởi thời kỳ này việc hành chính còn phức tạp mà định lại nhân khẩu cho cả nước là việc lớn, do đó sinh ra nhiều sự phiền phức trong dân. Tuy nhiên qua những diễn biến thời bấy giờ cho thấy mọi việc đang diễn ra khá suôn sẻ. Dân phiêu tán đã bắt đầu trở lại làng quê cày cấy. Các hải cảng đã sầm uất trở lại. Từ đống tro tàn của chiến tranh, quân dân ta gấp rút xây dựng lại đất nước.
Tù binh bắt được trong cuộc chiến rất nhiều. Trong quân của Toa Đô có những tù binh người Chiêm Thành đã quy hàng và chiến đấu cùng quân Nguyên, vua Trần lệnh bắt những người này đem trả về cho vua Chiêm Thành xét xử, thể hiện thiện chí giữa hai nước.
Đối với Nguyên Mông, triều đình Đại Việt thể hiện thái độ hết sức mềm mỏng để tìm kiếm hòa bình lâu dài. Vừa dứt chiến tranh không lâu, sứ bộ Đại Việt đã sang Nguyên tặng cống phẩm, đưa biểu “tạ tội”. Đầu năm 1286, vua Trần đã lệnh trao trả 5 vạn tù binh quân Nguyên về nước. Những động thái này thể hiện thiện chí rất lớn của triều đình Đại Việt. Khi vua Nguyên sai sứ là Hợp Tán Lý Hải Nha sang nước ta, triều đình Đại Việt đã đón tiếp thân thiện hòng nối lại mối quan hệ thân thiện với Nguyên Mông. Tuy nhiên, sự nhún nhường, thân thiện của triều đình Đại Việt cũng không đủ dập tắt được họa chiến tranh do tham vọng và lòng hận thù của Nguyên Mông quá lớn. Yêu sách của Nguyên triều vẫn là đòi đặt chức Đạt Lỗ Hoa Xích, thiết lập nền đô hộ trên nước Đại Việt. Để bảo vệ nền độc lập, triều đình nước ta đã phải từ chối yêu sách này.
Sứ Nguyên về rồi, tin tức do thám liên tục báo về rằng Nguyên triều đang ráo riết sửa soạn quân đội ở các vùng phía nam. Vua Trần Nhân Tông biết chuyện chẳng lành, đoán rằng giặc sẽ tiến sang trong nay mai.
Vua cho triệu Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đến hỏi: “Năm nay quân Nguyên tất lại sang, chưa biết tình thế chúng thế nào?”.
Hưng Đạo vương đáp rằng: “Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng trốn chạy. Nhờ uy tín của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng còn nơm lớp cái thất bại của Hằng, Quán (1) không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn”. (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lời phân tích của Hưng Đạo vương lại dựa trên những thuận lợi mà quân dân Đại Việt đang nắm giữ. Quả thực sau cuộc chiến năm 1285, toàn bộ dân tộc ta đã được tôi rèn trở thành một dân tộc chiến binh. Tuy nhiên sự chắc thắng như lời Hưng Đạo vương nói chỉ có thể có được khi mà quân dân ta vẫn giữ được sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm như lần kháng chiến trước đó.
Tất nhiên là dù ý thức được những thuận lợi so với lần kháng chiến trước nhưng triều đình Đại Việt không hề tỏ ra chủ quan. Việc binh bị trong nước được củng cố rất khẩn trương để đề phòng quân giặc. Vua Trần nghe lời tâu của Hưng Đạo vương xong, khen ngợi là phải lẽ rồi giao cho Hưng Đạo vương quyền đốc suất quân đội cả nươc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Hưng Đạo vương cho triệu tập vương hầu, hạ lệnh khẩn trương chiêu mộ thêm binh lính, sắm sửa vũ khí, thuyền bè, đêm ngày luyện tập. Đồng thời, các ải hiểm yếu ở biên giới, các hải cảng phía đông bắc đều có binh lực mạnh đóng giữ.
Đầu đông năm 1286, Hưng Đạo vương tổ chức duyệt binh quy mô lớn hòng kiểm tra chất lượng quân đội, đặc biệt là những tân binh mới điều động. Bấy giờ quân đã tinh nhuệ, có thể dùng được. Nắm được rằng quân Nguyên tăng cường thủy binh rất mạnh, lần này Đại Việt tăng cường phòng thủ mặt biển. Phó đô tướng – Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, một tướng giỏi thời bấy giờ được Hưng Đạo vương giao trọng trách tổng chỉ huy phòng thủ ven biển đông bắc, đóng thủy binh mạnh tại hải cảng Vân Đồn. Nhân Đức hầu Trần Toàn cùng phối hợp với Trần Khánh Dư sắp đặt binh thuyền đón đánh thủy quân Nguyên.
Sang năm 1287, tình hình chuẩn bị chiến tranh của cả hai bên Đại Việt – Nguyên Mông càng khẩn trương hơn. Lúc này quân Nguyên đã hoàn toàn lộ rõ ý đồ xâm lược, các cụm quân lớn đã bắt đầu quá trình tập kết. Cũng như những lần kháng chiến chống Nguyên Mông trước, các căn cứ dự phòng được quân Đại Việt chuẩn bị kỹ càng. Những căn cứ như phủ Long Hưng, phủ Thiên Trường, Trường Yên đều có thể là nơi quân ta rút về khi gặp bất lợi. Nhân dân cả nước chỉ vừa mới ổn định sản xuất được hơn một năm, đã lại bắt đầu chuẩn bị cất giấu lương thực, tự vũ trang hoặc chuẩn bị sơ tán. Trần Khánh Dư đóng ở cảng Vân Đồn, hạ lệnh cho các hạng dân phải đội nón Ma Lôi (một loại nón lá) để phân biệt với khách buôn ngoại quốc, đề phòng trong lúc hỗn loạn khó phân biệt gián điệp của địch cài vào. Đây là việc làm rất cần thiết, nhưng Trần Khánh Dư lại nhân cơ hội này cho người nhà mua nón Ma Lôi để đầu cơ, đẩy giá lên cao ngất rồi mới bán ra cho dân. Vì việc này mà ông đã bị Thượng hoàng Trần Thánh Tông khiển trách. Các sử gia đời sau cũng hết mực chê trách. Tuy nhiên, Khánh Dư bấy giờ là tướng tài cả nước phải trông cậy nên Thượng hoàng cũng không xử mạnh tay.
Nhận thấy rõ lần này của quân Nguyên mạnh cả thủy lẫn bộ, vua Trần và triều thần có nhiều người lo lắng binh lực của ta chưa đủ mạnh. Quan chấp chính khuyên Hưng Đạo vương nên tuyển chọn thêm dân đinh sung vào quân để tăng quân số. Hưng Đạo vương đáp rằng: “Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên (2) thì cũng làm gì được ?”. Thêm quân đông sẽ càng làm cho hậu cần bị gánh nặng, điều động chậm chạp. Không bằng dùng quân số vừa đủ mà tinh nhuệ để có thể cơ động dễ dàng. Vả lại luyện binh cũng đòi hỏi không ít thời gian, công sức. Lời của Hưng Đạo vương cũng là phương châm xây dựng quân đội của Đại Việt thời Trần.
Vua Trần Nhân Tông một lần nữa hỏi ý kiến của Hưng Đạo vương: “Năm nay thế giặc ra sao?”. Hưng Đạo vương bình thản đáp: “Năm nay đánh giặc nhàn”.(theo ĐVSKTT). Sự tự tin của vị Quốc Công Tiết Chế là rất có cơ sở. Dù cho thủy quân Nguyên Mông hùng mạnh, nhưng thủy chiến là sở trường của quân ta. Lại thêm lần này nước ta không bị lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch như lần trước (năm 1285 Thoát Hoan từ bắc đánh xuống, Toa Đô từ nam đánh lên). Về quân số, quân Nguyên lần này cũng không đông như lần trước. Tuy nhiên, trong chiến tranh có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà ta sẽ thấy trong diễn biến cuộc chiến.
Cuối năm 1287, quân Nguyên dưới quyền của Thoát Hoan đã tiến quân đến châu Tư Minh, sát biên giới nước ta. Thủy quân địch đã tập kết tại cảng Khâm, sẵn sàng vượt biển. Một cuộc chiến mới lại sắp bắt đầu
Quân Nguyên kinh hoàng trước tài bắn cung nỏ của Đại Việt
Quân Nguyên tiến đánh, quân ta dùng tên độc bắn ra như mưa, giặc chết rất nhiều, không tiến quân được. Quân Nguyên từ tướng đến lính trước vốn đã sợ uy lính cung nỏ của Đại Việt giỏi dùng tên độc, nay lại gặp tổn thất nặng nên rất kinh hoàng.
Cũng như hầu hết các lần xâm lược Đại Việt của các quốc gia phương bắc, việc chuẩn bị đòi thời gian và công sức rất lớn. Sau những sự trì hoãn, kể từ đầu năm 1286 thì Nguyên Mông đã tiến hành ráo riết việc chuẩn bị tấn công Đại Việt. Dù vậy, cũng phải đến cuối năm 1287 thì các đạo quân viễn chinh Nguyên Mông mới hoàn thành việc tập kết lực lượng ở các điểm tiền tiêu.
Ngày 11.10.1287, đại quân Nguyên Mông dưới quyền Thoát Hoan, Áo Lỗ Xích (Ayuruyci) bắt đầu từ Ngạc Châu xuất phát. Ngày 4.12.1287, quân Nguyên đến Lai Tân, Quảng Tây, Thoát Hoan chia quân thủy bộ tiến sang Đại Việt. A Bát Xích (Abaci) dẫn 1000 quân đi trước dẫn đường. Ngày 18.12.1287,Thoát Hoan đến châu Tư Minh chấn chỉnh đội ngũ, chia 2.500 quân dưới quyền Vạn hộ Hạ Chỉ canh giữ xe cộ, quân nhu. Ngày 25.12.1287, quân Nguyên đến con sông Kỳ Cùng ở biên giới. Quân biên phòng của Đại Việt đã đụng trận với tiền quân Nguyên Mông rồi nhanh chóng rút lui.
Quân Nguyên liền đồng loạt vượt biên giới, tiến đến Lộc Châu vào ngày 29.12.1287. Tại Lộc Châu, Thoát Hoan chia quân làm hai khối như lần trước. Bột La Hợp Đáp Nhĩ (Bolqadar) cùng Trịnh Bằng Phi dẫn 1 vạn quân Hán đi phía tây, theo đường Vĩnh Bình xuống ải Chi Lăng. A Bát Xích đem 1 vạn quân tiên phong đi đường phía đông, từ Lộc Bình (Lạng Sơn) tiến xuống Sơn Động (Bắc Giang). Thoát Hoan đem đại quân đi sau cánh quân của A Bát Xích.
Các cửa ải phía bắc đa phần nhỏ hẹp, khó mà dàn quân đánh lớn. Vì vậy, hai đạo tiên phong của quân Nguyên cũng không huy động đông quân mà dùng những quân lính tinh nhuệ để phá ải. Những tướng cầm đầu đều chọn người dũng mãnh, gan dạ. Về phía quân Đại Việt cũng chia làm nhiều cụm phòng ngự nhỏ, cốt là để tận dụng cơ hội đánh tiêu hao địch. Nguyên sử chép rằng cánh quân của Bột La Hợp Đáp Nhĩ và Trịnh Bằng Phi đã giao tranh với quân Đại Việt giữ các cửa ải Chi Lăng, Hãm Sa, Từ Trúc 17 trận và “đều thắng cả”. Thực ra, quân Đại Việt đã rút kinh nghiệm từ lần chiến đấu trước, không còn đặt nhiều trọng binh ở các ải ngoài biên nữa. Tuy nhiên, sự hy sinh của quân lính ở các ải tiền đồn không vì thế mà có thể xem nhẹ. Các trận phá ải đều khiến quân Nguyên tổn hao nhân mạng do địa thế hiểm trở và sức chiến đấu của quân ta.
Bột La Hợp Đáp Nhĩ cùng Trịnh Bằng Phi kéo quân qua được vùng núi phía bắc khá nhanh, đến địa phận lộ Bắc Giang thì gặp phải sức kháng cự mạnh của quân ta. Cấm quân tinh nhuệ của triều đình Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đức hầu Trần Quán đã bày trận sẵn ở cửa ải Lãng Kinh (Đáp Cầu, Bắc Ninh ngày nay), thủy bộ Đại Việt cùng nhau phối hợp chặn giặc. Quân Nguyên tiến đánh, quân ta dùng tên độc bắn ra như mưa, giặc chết rất nhiều, không tiến quân được. Quân Nguyên từ tướng đến lính trước vốn đã sợ uy lính cung nỏ của Đại Việt giỏi dùng tên độc, nay lại gặp tổn thất nặng nên rất kinh hoàng. Tướng giặc Bột La Hợp Đáp Nhĩ, Trịnh Bằng Phi phải lệnh lui quân về đóng ở ải Vũ Cao, chờ đợi phối hợp với cánh quân phía đông của Thoát Hoan.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
Về cánh đại quân phía đông của Thoát Hoan, đoán được rằng đây là hướng tiến quân mạnh của địch nên Hưng Đạo vương đã chủ trương tránh giao tranh lớn ngay với địch, hòng bảo toàn lực lượng đánh lâu dài. Do đó, Thoát Hoan được thuận lợi mà tiến quân khá nhanh. A Bát Xích đi tiên phong, Thoát Hoan đi phía sau, vượt qua các ải Nữ Nhi, Khả Ly … Quân Nguyên đi một mạch từ Lộc Bình đến gần Vạn Kiếp trong 4 ngày. Tại đây, quân địch bắt gặp trước mặt là trận tuyến với đông đảo quân Đại Việt do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, lưng tựa vào sông, lấy núi Phả Lại làm đồn quan sát.
Thoát Hoan đã có những kinh nghiệm xương máu từ lần thất bại trước nên lần này hắn không coi việc chiếm kinh thành Thăng Long làm nhiệm vụ trọng tâm nữa. Thoát Hoan coi Vạn Kiếp mới là địa bàn chiến lược, từ đó có thể kiểm soát những vùng quan trọng để phá thế trận của Đại Việt. Thoát Hoan biết rút kinh nghiệm từ thất bại thì Hưng Đạo vương càng biết tìm phương cách mới để chiến thắng. Thế trận của quân ta cũng thay đổi hoàn toàn so với lần trước.
Tại Vạn Kiếp lần này, không còn là thế trận phòng thủ chặt chẽ với quy mô lớn của quân Đại Việt nữa mà thay vào đó là thế trận linh hoạt, dễ bề tiến thoái với binh thuyền luôn sẵn sàng chở quân rút lui theo các hướng. Tuy vậy, Hưng Đạo vương vẫn cho quân bày trận rất đông đảo, làm như là sẵn sàng đánh lớn với Thoát Hoan, cốt là buộc Thoát Hoan phải dừng bước hội quân. Thoát Hoan muốn tung quân đánh lớn, sai điều cánh quân của Trịnh Bằng Phi và Bột La Hợp Đáp Nhĩ đến hội, đồng thời chờ đợi thủy quân của Ô Mã Nhi kéo đến.
Nói về cánh thủy quân Nguyên Mông, bấy giờ do Ô Mã Nhi chỉ huy đã từ cảng Khâm vượt biển tiến vào địa phận nước ta. Thủy quân Nguyên lại chia làm những hạm đội riêng biệt để tiện bề phối hợp trong các vịnh nhỏ hẹp ven biển Đại Việt. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trực tiếp chỉ huy 18.000 thủy quân. Các tướng khác là Ô Vy, Trương Ngọc, Lưu Khuê… mỗi tên chỉ huy một hạm đội, tổng cộng chừng vài vạn thủy quân với các chiến thuyền đi biển cỡ lớn. Trương Văn Hổ dẫn hạm đội tải lương đi sau cùng. Ngày 17.12.1287, thủy quân Nguyên từ cảng Khâm xuất phát. Ngày 20.12, quân địch tiến vào vùng biển Vạn Ninh (Móng Cái). Quân Đại Việt do Nhân Đức hầu Trần Toàn chỉ huy đặt phục binh ở Đa Mỗ đợi giặc. Thuyền quân Nguyên đến cửa Ngọc Sơn thì gặp thủy quân ta chặn đánh. Do lực lượng quá chênh lệnh, quân ta không thể cản được bước tiến của giặc.
Phần lớn thủy quân Nguyên vượt qua được chốt phòng thủ đầu tiên của Đại Việt. Nhân Đức hầu Trần Toàn thấy thủy quân Nguyên đông và mạnh, biết không thể chặn đường tiến của giặc nên kiên nhẫn chờ đợi đánh tiêu hao. Khi quân Nguyên tiến qua trận địa gần hết, Trần Toàn mới cho quân mai phục đem thuyền ra đánh vào các hạm thuyền đi sau cùng của giặc, đánh giết được rất nhiều quân Nguyên, thu được thuyền bè, ngựa chiến, tù binh. Trần Toàn dù lập được quân công nhưng thủy quân Nguyên vẫn còn rất đông và mạnh. Đến vùng biển Vân Đồn, đạo thủy quân lớn của Đại Việt mới xuất chiến. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đem binh thuyền giao chiến với Ô Mã Nhi, hai quân kịch chiến. Thuyền quân Nguyên dần chiếm thế thượng phong, quân ta chết nhiều, Trần Khánh Dư phải thu quân rút lui. Ô Mã Nhi đem thủy quân nhanh chóng vào cửa sông Bạch Đằng, đến về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Bấy giờ quân Nguyên ở Vạn Kiếp
Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là người nông nổi, trước kia thường phạm nhiều lỗi lầm. Vua và Thượng hoàng còn vị nể chiến công và tiếc tài làm tướng nên nhiều lần khoan dung, lại giao cho trọng trách trấn giữ mặt biển, ngăn chặn thủy quân giặc. Nay Khánh Dư thua trận mất mát nhiều quân sĩ, để cho giặc rộng đường tiến vào nội địa. Thượng hoàng Trần Thánh Tông giận lắm, sai trung sứ đi xiềng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư giải về đại doanh trị tội.“Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội. Nhưng xin khất hai ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.(theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Trung sứ nghe lời tâu xin của Trần Khánh Dư hợp lý, chấp nhận cho Khánh Dư cơ hội lập công chuộc tội. Bấy giờ thủy quân ta dưới trướng Trần Khánh Dư tuy gặp tổn thất nặng nhưng vẫn còn khá đáng kể. Quân ta chỉ bị đánh lui, vỡ trận chứ không bị tiêu diệt. Không chỉ mỗi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, quân sĩ dưới trướng ông cũng mong muốn cùng chủ tướng lập công chuộc tội. Quân ta ráo riết xốc lại lực lượng, bố trí mai phục chờ đoàn thuyền lương của giặc mà Nhân Huệ vương đoán rằng sẽ đến trong nay mai.
Ngày 11.10.1287, đại quân Nguyên Mông dưới quyền Thoát Hoan, Áo Lỗ Xích (Ayuruyci) bắt đầu từ Ngạc Châu xuất phát. Ngày 4.12.1287, quân Nguyên đến Lai Tân, Quảng Tây, Thoát Hoan chia quân thủy bộ tiến sang Đại Việt. A Bát Xích (Abaci) dẫn 1000 quân đi trước dẫn đường. Ngày 18.12.1287,Thoát Hoan đến châu Tư Minh chấn chỉnh đội ngũ, chia 2.500 quân dưới quyền Vạn hộ Hạ Chỉ canh giữ xe cộ, quân nhu. Ngày 25.12.1287, quân Nguyên đến con sông Kỳ Cùng ở biên giới. Quân biên phòng của Đại Việt đã đụng trận với tiền quân Nguyên Mông rồi nhanh chóng rút lui.
Quân Nguyên liền đồng loạt vượt biên giới, tiến đến Lộc Châu vào ngày 29.12.1287. Tại Lộc Châu, Thoát Hoan chia quân làm hai khối như lần trước. Bột La Hợp Đáp Nhĩ (Bolqadar) cùng Trịnh Bằng Phi dẫn 1 vạn quân Hán đi phía tây, theo đường Vĩnh Bình xuống ải Chi Lăng. A Bát Xích đem 1 vạn quân tiên phong đi đường phía đông, từ Lộc Bình (Lạng Sơn) tiến xuống Sơn Động (Bắc Giang). Thoát Hoan đem đại quân đi sau cánh quân của A Bát Xích.
Các cửa ải phía bắc đa phần nhỏ hẹp, khó mà dàn quân đánh lớn. Vì vậy, hai đạo tiên phong của quân Nguyên cũng không huy động đông quân mà dùng những quân lính tinh nhuệ để phá ải. Những tướng cầm đầu đều chọn người dũng mãnh, gan dạ. Về phía quân Đại Việt cũng chia làm nhiều cụm phòng ngự nhỏ, cốt là để tận dụng cơ hội đánh tiêu hao địch. Nguyên sử chép rằng cánh quân của Bột La Hợp Đáp Nhĩ và Trịnh Bằng Phi đã giao tranh với quân Đại Việt giữ các cửa ải Chi Lăng, Hãm Sa, Từ Trúc 17 trận và “đều thắng cả”. Thực ra, quân Đại Việt đã rút kinh nghiệm từ lần chiến đấu trước, không còn đặt nhiều trọng binh ở các ải ngoài biên nữa. Tuy nhiên, sự hy sinh của quân lính ở các ải tiền đồn không vì thế mà có thể xem nhẹ. Các trận phá ải đều khiến quân Nguyên tổn hao nhân mạng do địa thế hiểm trở và sức chiến đấu của quân ta.
Bột La Hợp Đáp Nhĩ cùng Trịnh Bằng Phi kéo quân qua được vùng núi phía bắc khá nhanh, đến địa phận lộ Bắc Giang thì gặp phải sức kháng cự mạnh của quân ta. Cấm quân tinh nhuệ của triều đình Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đức hầu Trần Quán đã bày trận sẵn ở cửa ải Lãng Kinh (Đáp Cầu, Bắc Ninh ngày nay), thủy bộ Đại Việt cùng nhau phối hợp chặn giặc. Quân Nguyên tiến đánh, quân ta dùng tên độc bắn ra như mưa, giặc chết rất nhiều, không tiến quân được. Quân Nguyên từ tướng đến lính trước vốn đã sợ uy lính cung nỏ của Đại Việt giỏi dùng tên độc, nay lại gặp tổn thất nặng nên rất kinh hoàng. Tướng giặc Bột La Hợp Đáp Nhĩ, Trịnh Bằng Phi phải lệnh lui quân về đóng ở ải Vũ Cao, chờ đợi phối hợp với cánh quân phía đông của Thoát Hoan.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
Về cánh đại quân phía đông của Thoát Hoan, đoán được rằng đây là hướng tiến quân mạnh của địch nên Hưng Đạo vương đã chủ trương tránh giao tranh lớn ngay với địch, hòng bảo toàn lực lượng đánh lâu dài. Do đó, Thoát Hoan được thuận lợi mà tiến quân khá nhanh. A Bát Xích đi tiên phong, Thoát Hoan đi phía sau, vượt qua các ải Nữ Nhi, Khả Ly … Quân Nguyên đi một mạch từ Lộc Bình đến gần Vạn Kiếp trong 4 ngày. Tại đây, quân địch bắt gặp trước mặt là trận tuyến với đông đảo quân Đại Việt do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, lưng tựa vào sông, lấy núi Phả Lại làm đồn quan sát.
Thoát Hoan đã có những kinh nghiệm xương máu từ lần thất bại trước nên lần này hắn không coi việc chiếm kinh thành Thăng Long làm nhiệm vụ trọng tâm nữa. Thoát Hoan coi Vạn Kiếp mới là địa bàn chiến lược, từ đó có thể kiểm soát những vùng quan trọng để phá thế trận của Đại Việt. Thoát Hoan biết rút kinh nghiệm từ thất bại thì Hưng Đạo vương càng biết tìm phương cách mới để chiến thắng. Thế trận của quân ta cũng thay đổi hoàn toàn so với lần trước.
Tại Vạn Kiếp lần này, không còn là thế trận phòng thủ chặt chẽ với quy mô lớn của quân Đại Việt nữa mà thay vào đó là thế trận linh hoạt, dễ bề tiến thoái với binh thuyền luôn sẵn sàng chở quân rút lui theo các hướng. Tuy vậy, Hưng Đạo vương vẫn cho quân bày trận rất đông đảo, làm như là sẵn sàng đánh lớn với Thoát Hoan, cốt là buộc Thoát Hoan phải dừng bước hội quân. Thoát Hoan muốn tung quân đánh lớn, sai điều cánh quân của Trịnh Bằng Phi và Bột La Hợp Đáp Nhĩ đến hội, đồng thời chờ đợi thủy quân của Ô Mã Nhi kéo đến.
Nói về cánh thủy quân Nguyên Mông, bấy giờ do Ô Mã Nhi chỉ huy đã từ cảng Khâm vượt biển tiến vào địa phận nước ta. Thủy quân Nguyên lại chia làm những hạm đội riêng biệt để tiện bề phối hợp trong các vịnh nhỏ hẹp ven biển Đại Việt. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trực tiếp chỉ huy 18.000 thủy quân. Các tướng khác là Ô Vy, Trương Ngọc, Lưu Khuê… mỗi tên chỉ huy một hạm đội, tổng cộng chừng vài vạn thủy quân với các chiến thuyền đi biển cỡ lớn. Trương Văn Hổ dẫn hạm đội tải lương đi sau cùng. Ngày 17.12.1287, thủy quân Nguyên từ cảng Khâm xuất phát. Ngày 20.12, quân địch tiến vào vùng biển Vạn Ninh (Móng Cái). Quân Đại Việt do Nhân Đức hầu Trần Toàn chỉ huy đặt phục binh ở Đa Mỗ đợi giặc. Thuyền quân Nguyên đến cửa Ngọc Sơn thì gặp thủy quân ta chặn đánh. Do lực lượng quá chênh lệnh, quân ta không thể cản được bước tiến của giặc.
Phần lớn thủy quân Nguyên vượt qua được chốt phòng thủ đầu tiên của Đại Việt. Nhân Đức hầu Trần Toàn thấy thủy quân Nguyên đông và mạnh, biết không thể chặn đường tiến của giặc nên kiên nhẫn chờ đợi đánh tiêu hao. Khi quân Nguyên tiến qua trận địa gần hết, Trần Toàn mới cho quân mai phục đem thuyền ra đánh vào các hạm thuyền đi sau cùng của giặc, đánh giết được rất nhiều quân Nguyên, thu được thuyền bè, ngựa chiến, tù binh. Trần Toàn dù lập được quân công nhưng thủy quân Nguyên vẫn còn rất đông và mạnh. Đến vùng biển Vân Đồn, đạo thủy quân lớn của Đại Việt mới xuất chiến. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đem binh thuyền giao chiến với Ô Mã Nhi, hai quân kịch chiến. Thuyền quân Nguyên dần chiếm thế thượng phong, quân ta chết nhiều, Trần Khánh Dư phải thu quân rút lui. Ô Mã Nhi đem thủy quân nhanh chóng vào cửa sông Bạch Đằng, đến về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Bấy giờ quân Nguyên ở Vạn Kiếp
Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là người nông nổi, trước kia thường phạm nhiều lỗi lầm. Vua và Thượng hoàng còn vị nể chiến công và tiếc tài làm tướng nên nhiều lần khoan dung, lại giao cho trọng trách trấn giữ mặt biển, ngăn chặn thủy quân giặc. Nay Khánh Dư thua trận mất mát nhiều quân sĩ, để cho giặc rộng đường tiến vào nội địa. Thượng hoàng Trần Thánh Tông giận lắm, sai trung sứ đi xiềng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư giải về đại doanh trị tội.“Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội. Nhưng xin khất hai ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.(theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Trung sứ nghe lời tâu xin của Trần Khánh Dư hợp lý, chấp nhận cho Khánh Dư cơ hội lập công chuộc tội. Bấy giờ thủy quân ta dưới trướng Trần Khánh Dư tuy gặp tổn thất nặng nhưng vẫn còn khá đáng kể. Quân ta chỉ bị đánh lui, vỡ trận chứ không bị tiêu diệt. Không chỉ mỗi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, quân sĩ dưới trướng ông cũng mong muốn cùng chủ tướng lập công chuộc tội. Quân ta ráo riết xốc lại lực lượng, bố trí mai phục chờ đoàn thuyền lương của giặc mà Nhân Huệ vương đoán rằng sẽ đến trong nay mai.
Nhà Trần tung cú đấm vào mạng mỡ quân Nguyên, cục diện đảo chiều
Thủy thì quân ta đem thuyền ra chặn mặt trước, lại thêm binh thuyền từ Vân Đồn vây mặt sau, thuyền quân Nguyên cồng kềnh nên bị mắc cạn, hết đường tiến thoái.
1. Quân Nguyên hội quân ở Vạn Kiếp:
Đầu tháng 1.1288, Thoát Hoan tự mình cầm đại quân đánh vào Vạn Kiếp, trong lúc đó Ô Mã Nhi sau khi vượt qua các chốt thủy ngoài ven biển Đại Việt cũng theo dòng sông Bạch Đằng tiến gấp về Vạn Kiếp. Quân Nguyên do Trịnh Bằng Phi chỉ huy sau thất bại ở Lãng Kinh cũng kéo về hội với Thoát Hoan. Thủy bộ quân Nguyên gần 30 vạn hai mặt giáp công, khí thế rất mạnh. Hưng Đạo vương vốn chỉ đem quân bày trận khiêu khích địch, buộc chúng phải tiến hành hội quân quy mô lớn, giảm tiến độ hành quân. Bấy giờ Thoát Hoan muốn đánh lớn, nhưng Hưng Đạo vương là chưa muốn quyết chiến quá sớm, nhanh chóng chỉ huy cho quân rút lui bảo toàn lực lượng. Thế trận Vạn Kiếp do đó mà diễn ra khá chóng vánh, thương vong của cả hai phía là không đáng kể. Quân Đại Việt tạm thời nhường địa bàn cho địch.
Dễ dàng chiếm được Vạn Kiếp, Thoát Hoan quyết định cho lập đại bản doanh tại đây. Hắn muốn kiểm soát thật vững chắc vùng Vạn Kiếp và phụ cận trước khi tiến hành các bước chiến lược tiếp theo, sai Lưu Uyên dẫn 2 vạn quân thủy bộ đánh tỏa ra những vùng quanh Vạn Kiếp. Quân Nguyên thừa thế đánh chiếm thành Linh Sơn (núi Chí Linh). Thủy quân Nguyên đóng dày các ngã sông ở Vạn Kiếp (sông Thái Bình, sông Lục Nam). Tướng dưới trướng A Bát Xích là Tích Đô Nhi (Siktur) dẫn quân chiếm thành Chữ Nhất (thành nằm gần Vạn Kiếp, chưa rõ vị trí). Các tướng Trịnh Bằng Phi, A Lí (Ali), Lưu Giang thống lĩnh 2 vạn quân, được Thoát Hoan giao nhiệm vụ đóng giữ đại doanh.
Quân Nguyên dựa vào thế núi Phả Lại, núi Chí Linh mà xây dựng thành gỗ, kho lương, doanh trại rất kỳ công. Sở dĩ Thoát Hoan coi trọng vị trí của Vạn Kiếp như vậy là do rút kinh nghiệm từ lần xâm lược trước. Lúc ấy, quân Nguyên hùng hổ tiến sâu xuống đánh chiếm Thăng Long và các vùng phía nam đồng bằng sông Hồng, để hở Vạn Kiếp cho Hưng Đạo vương đem quân đánh bọc hậu, khiến chúng bị dồn vào giữa. Lần ấy Thoát Hoan đã phải vội vã xin thêm quân tiếp viện. Vả lại, kiểm soát tốt Vạn Kiếp là kiểm soát được lộ Hải Đông (Quảng Ninh, một phần Hải Dương, Hải Phòng ngày nay), giới hạn rất nhiều không gian tác chiến của thủy quân Đại Việt.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn sau khi rút khỏi Vạn Kiếp thì đem quân bày trận tuyến mới trên sông Đuống, che chắn Thăng Long từ phía bắc. Trong lúc đó, vua và Thượng hoàng đã sẵn sàng các phương án tiến thủ. Ngày 10.1.1288, vua Trần phái Minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh Dực dũng nghĩa đến cửa Đại Than (ngã ba nơi sông Đuống và sông Lục Đầu giao nhau) tăng viện cho quân của Hưng Đạo vương. Phòng tuyến mới này lại buộc Thoát Hoan phải tốn thêm thời gian chuẩn bị lực lượng tiến đánh, vì quân số của ta vẫn được bảo toàn gần như nguyên vẹn sau khi rút lui từ Vạn Kiếp về.
2. Mặt trận tây bắc:
Ở mặt trận phía tây bắc, tình hình tương tự như cuộc kháng chiến lần trước. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật nhận nhiệm vụ che chắn cho Thăng Long từ phía tây bắc. Chiêu Văn vương có 4 vạn quân với đủ mọi thành phần sắc tộc. Quân Đại Việt ở hướng tây bắc dựng hai phòng tuyến để chặn giặc. Phòng tuyến thứ nhất là cửa ải Mộc Ngột (Bạch Hạc, Việt Trì), với chốt quân thủy bày dọc sông Lô, sông Hồng. Phòng tuyến thứ hai là cửa ải Phú Lương (chưa rõ vị trí cụ thể), nằm phía tây bắc Thăng Long. Cùng chiến đấu với lực lượng quân đội của Chiêu Văn vương là các lực lượng dân binh người dân tộc thiểu số các vùng tây bắc. Đó là những đội quân nhỏ, bố trí dọc đường từ Vân Nam vào lãnh thổ Đại Việt, chờ đợi phục kích, đánh tỉa quân Nguyên.
Quân Nguyên từ Vân Nam tiến sang Đại Việt khá sớm. Tháng 12.1287, vương tử A Thai (A Tai), Hữu thừa Ái Lỗ cùng tướng Mang Cổ Đái đem vài vạn quân tiến vào nước ta theo ngã Quy Hóa (thuộc Lào Cai ngày nay). Quân Nguyên cánh này có nhiều kỵ binh người Mông Cổ, người Bạch và các sắc dân Vân Nam khác, lực lượng có phần hùng mạnh hơn lần xâm lược trước. Vừa tiến vào biên giới nước ta, ngay lập tức quân Nguyên đã bị hàng loạt các toán quân nhỏ người thiểu số của nước Đại Việt liên tiếp quấy nhiễu hàng chục trận, khiến chúng tổn thất lực lượng liên tiếp. Tuy nhiên quân Nguyên vẫn còn rất đông và tiến nhanh. Các đạo dân binh chỉ có khả năng dựa vào địa lợi mà đánh tỉa, không đủ năng lực chặn giặc hay gây thương vong lớn.
Ngày 11.12.1287, quân Nguyên tiến đến Bạch Hạc, đụng trận với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật ở cửa ải Mộc Ngột. Quân số hai bên gần tương đương nhau nhưng quân Nguyên tinh nhuệ hơn. Quân Đại Việt thất thế, Chiêu Văn vương lệnh bỏ thuyền lui quân về Phú Lương. Các tướng Đại Việt là Lê Thạch, Hà Anh cầm quân chặn hậu, kéo dài được thêm một thời gian rồi bị giặc bắt. Nhờ sự hy sinh đó mà quân Đại Việt có dư dả thời gian rút lui về tuyến sau tái tổ chức thế trận. Quân Nguyên chiếm được ải Mộc Ngột và vùng Bạch Hạc, chiếm được một số chiến thuyền của ta, tiếp tục tiến sâu vào trung tâm Đại Việt. Ngày 19.12.1287, Ái Lỗ dẫn quân Nguyên đánh vào cửa quan Phú Lương, Chiêu Văn vương cùng quân phòng thủ ở đây đã cầm chân được giặc. Quân Nguyên đánh liên tục nhiều ngày, trước sau cả thảy 18 trận lớn nhỏ không qua được ải, hai bên ghìm nhau. Ái Lỗ đóng quân chờ cánh quân của Thoát Hoan đến để cùng phối hợp.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
3. Trần Khánh Dư lập công lớn chuộc tội:
Lại nói về Phó đô tướng, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư sau khi bại trận ở Vân Đồn, tội cũ tội mới cộng dồn. Thượng hoàng bèn sai Trung sứ đến giải về trị tội. Trần Khánh Dư biết lỗi, xin Trung sứ khấn vài hôm để lập công chuộc tội và được Trung sứ đồng ý.
Trần Khánh Dư đoán định rất chính xác rằng sau khi thủy quân của Ô Mã Nhi đi qua rồi, tất hạm đội tải lương của quân Nguyên sẽ tiến sau. Ô Mã Nhi vội vã tiến gấp phần là vì muốn nhanh chóng hội quân với Thoát Hoan để đánh lớn, dứt điểm nhanh cuộc chiến, phần là chủ quan coi khinh thủy quân của Trần Khánh Dư, cho rằng thủy quân ta đã nhanh chóng bị đánh tan nên không có đáng ngại. Ô Mã Nhi đã quên mất những điều quan trọng. Một là quân Đại Việt có kỷ luật rất cao. Sau thất bại, quân ta bị tan rã nhiều hướng liền tìm về cơ ngũ, lực lượng do đó vẫn có khá mạnh. Hai là lương thực vốn là điều quan trọng hàng đầu đối với một đạo quân viễn chinh đông đảo như quân Nguyên. Ô Mã Nhi chỉ tham công lúc ban đầu mà không đủ thận trọng, để cho hạm đội tải lương của quân Nguyên rơi vào thế cô độc.
Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư thu thập số quân lính và thuyền bè còn lại, đặt mai phục ở Vân Đồn, quanh vịnh Hạ Long, Lục Thủy (Cửa Lục, Hòn Gai ngày nay) chờ đợi giặc. Một ngày, hai ngày, quân ta vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Cuối cùng, một ngày đầu tháng 2.1288, đoàn thuyền lương của quân Nguyên cũng ì ạch tiến đến. Tướng chỉ huy là Trương Văn Hổ. Thuyền lương của quân Nguyên tuy to lớn nhưng chở nặng nên rất chậm chạp, lại không có thủy quân chiến đấu bảo vệ, trở thành mục tiêu thuận lợi cho quân ta. Chờ cho thuyền giặc tiến vào trận địa mai phục, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư phát lệnh tấn công. Từ Vân Đồn, binh thuyền quân ta tràn ra tấn công bất ngờ, dồn dập. Quân Nguyên trở tay không kịp, thuyền bị đánh đắm, quân lính chết đuối rất nhiều. Trương Văn Hổ chẳng biết làm sao, chỉ thúc quân thẳng tiến vào nội địa. Đến Lục Thủy thì quân ta đem thuyền ra chặn mặt trước, lại thêm binh thuyền từ Vân Đồn vây mặt sau, thuyền quân Nguyên cồng kềnh nên bị mắc cạn, hết đường tiến thoái. Trương Văn Hổ đành phải lệnh cho quân ném lương thực xuống biển để tìm đường đào thoát. Kể cả như vậy thì mọi việc cũng đã quá muộn. Quân Đại Việt quyết tâm cao độ, cùng nhau đánh gấp, chia cắt đội hình thuyền quân Nguyên. Cuối cùng, gần như toàn bộ hạm đội giặc bị tiêu diệt và bị bắt. Trương Văn Hổ dùng thuyền nhỏ chèo trốn, may mắn thoát thân một mình về Quỳnh Châu. Quân ta bắt được lương thực, khí giới, thuyền bè, tù binh nhiều không kể xiết. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cùng quân sĩ thắng trận giòn giã, rất vui mừng, liền cho người chạy trạm mang thư về triều báo tiệp.
Chiến thắng Vân Đồn – Lục Thủy là bước ngoặc quan trọng của cuộc chiến. Mặc dù cuộc kháng chiến còn kéo dài thêm một thời gian với khá nhiều diễn biến cam go, gay cấn nhưng tiền đề chiến thắng được nhiều sử gia đánh giá là bắt nguồn từ việc Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư phá tan được thuyền lương của giặc. Nhờ đó mà mọi toan tính chiến lược của quân Nguyên đã bị đảo lộn. Việc thiếu lương thực đã đẩy chúng vào một thế trận hoàn toàn bị động.
Cương mục viết: “Quân Nguyên từ đấy thiếu lương ăn, mỗi ngày một quẫn bách thêm. Quân sĩ ai cũng muốn về, không ai có lòng chiến đấu. Cho nên năm bấy giờ quân Nguyên lại kéo sang mà dân ta bị hại không đến nỗi thảm khốc như năm trước. Khánh Dư thực đã dự một phần công lao”.
Đầu tháng 1.1288, Thoát Hoan tự mình cầm đại quân đánh vào Vạn Kiếp, trong lúc đó Ô Mã Nhi sau khi vượt qua các chốt thủy ngoài ven biển Đại Việt cũng theo dòng sông Bạch Đằng tiến gấp về Vạn Kiếp. Quân Nguyên do Trịnh Bằng Phi chỉ huy sau thất bại ở Lãng Kinh cũng kéo về hội với Thoát Hoan. Thủy bộ quân Nguyên gần 30 vạn hai mặt giáp công, khí thế rất mạnh. Hưng Đạo vương vốn chỉ đem quân bày trận khiêu khích địch, buộc chúng phải tiến hành hội quân quy mô lớn, giảm tiến độ hành quân. Bấy giờ Thoát Hoan muốn đánh lớn, nhưng Hưng Đạo vương là chưa muốn quyết chiến quá sớm, nhanh chóng chỉ huy cho quân rút lui bảo toàn lực lượng. Thế trận Vạn Kiếp do đó mà diễn ra khá chóng vánh, thương vong của cả hai phía là không đáng kể. Quân Đại Việt tạm thời nhường địa bàn cho địch.
Dễ dàng chiếm được Vạn Kiếp, Thoát Hoan quyết định cho lập đại bản doanh tại đây. Hắn muốn kiểm soát thật vững chắc vùng Vạn Kiếp và phụ cận trước khi tiến hành các bước chiến lược tiếp theo, sai Lưu Uyên dẫn 2 vạn quân thủy bộ đánh tỏa ra những vùng quanh Vạn Kiếp. Quân Nguyên thừa thế đánh chiếm thành Linh Sơn (núi Chí Linh). Thủy quân Nguyên đóng dày các ngã sông ở Vạn Kiếp (sông Thái Bình, sông Lục Nam). Tướng dưới trướng A Bát Xích là Tích Đô Nhi (Siktur) dẫn quân chiếm thành Chữ Nhất (thành nằm gần Vạn Kiếp, chưa rõ vị trí). Các tướng Trịnh Bằng Phi, A Lí (Ali), Lưu Giang thống lĩnh 2 vạn quân, được Thoát Hoan giao nhiệm vụ đóng giữ đại doanh.
Quân Nguyên dựa vào thế núi Phả Lại, núi Chí Linh mà xây dựng thành gỗ, kho lương, doanh trại rất kỳ công. Sở dĩ Thoát Hoan coi trọng vị trí của Vạn Kiếp như vậy là do rút kinh nghiệm từ lần xâm lược trước. Lúc ấy, quân Nguyên hùng hổ tiến sâu xuống đánh chiếm Thăng Long và các vùng phía nam đồng bằng sông Hồng, để hở Vạn Kiếp cho Hưng Đạo vương đem quân đánh bọc hậu, khiến chúng bị dồn vào giữa. Lần ấy Thoát Hoan đã phải vội vã xin thêm quân tiếp viện. Vả lại, kiểm soát tốt Vạn Kiếp là kiểm soát được lộ Hải Đông (Quảng Ninh, một phần Hải Dương, Hải Phòng ngày nay), giới hạn rất nhiều không gian tác chiến của thủy quân Đại Việt.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn sau khi rút khỏi Vạn Kiếp thì đem quân bày trận tuyến mới trên sông Đuống, che chắn Thăng Long từ phía bắc. Trong lúc đó, vua và Thượng hoàng đã sẵn sàng các phương án tiến thủ. Ngày 10.1.1288, vua Trần phái Minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh Dực dũng nghĩa đến cửa Đại Than (ngã ba nơi sông Đuống và sông Lục Đầu giao nhau) tăng viện cho quân của Hưng Đạo vương. Phòng tuyến mới này lại buộc Thoát Hoan phải tốn thêm thời gian chuẩn bị lực lượng tiến đánh, vì quân số của ta vẫn được bảo toàn gần như nguyên vẹn sau khi rút lui từ Vạn Kiếp về.
2. Mặt trận tây bắc:
Ở mặt trận phía tây bắc, tình hình tương tự như cuộc kháng chiến lần trước. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật nhận nhiệm vụ che chắn cho Thăng Long từ phía tây bắc. Chiêu Văn vương có 4 vạn quân với đủ mọi thành phần sắc tộc. Quân Đại Việt ở hướng tây bắc dựng hai phòng tuyến để chặn giặc. Phòng tuyến thứ nhất là cửa ải Mộc Ngột (Bạch Hạc, Việt Trì), với chốt quân thủy bày dọc sông Lô, sông Hồng. Phòng tuyến thứ hai là cửa ải Phú Lương (chưa rõ vị trí cụ thể), nằm phía tây bắc Thăng Long. Cùng chiến đấu với lực lượng quân đội của Chiêu Văn vương là các lực lượng dân binh người dân tộc thiểu số các vùng tây bắc. Đó là những đội quân nhỏ, bố trí dọc đường từ Vân Nam vào lãnh thổ Đại Việt, chờ đợi phục kích, đánh tỉa quân Nguyên.
Quân Nguyên từ Vân Nam tiến sang Đại Việt khá sớm. Tháng 12.1287, vương tử A Thai (A Tai), Hữu thừa Ái Lỗ cùng tướng Mang Cổ Đái đem vài vạn quân tiến vào nước ta theo ngã Quy Hóa (thuộc Lào Cai ngày nay). Quân Nguyên cánh này có nhiều kỵ binh người Mông Cổ, người Bạch và các sắc dân Vân Nam khác, lực lượng có phần hùng mạnh hơn lần xâm lược trước. Vừa tiến vào biên giới nước ta, ngay lập tức quân Nguyên đã bị hàng loạt các toán quân nhỏ người thiểu số của nước Đại Việt liên tiếp quấy nhiễu hàng chục trận, khiến chúng tổn thất lực lượng liên tiếp. Tuy nhiên quân Nguyên vẫn còn rất đông và tiến nhanh. Các đạo dân binh chỉ có khả năng dựa vào địa lợi mà đánh tỉa, không đủ năng lực chặn giặc hay gây thương vong lớn.
Ngày 11.12.1287, quân Nguyên tiến đến Bạch Hạc, đụng trận với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật ở cửa ải Mộc Ngột. Quân số hai bên gần tương đương nhau nhưng quân Nguyên tinh nhuệ hơn. Quân Đại Việt thất thế, Chiêu Văn vương lệnh bỏ thuyền lui quân về Phú Lương. Các tướng Đại Việt là Lê Thạch, Hà Anh cầm quân chặn hậu, kéo dài được thêm một thời gian rồi bị giặc bắt. Nhờ sự hy sinh đó mà quân Đại Việt có dư dả thời gian rút lui về tuyến sau tái tổ chức thế trận. Quân Nguyên chiếm được ải Mộc Ngột và vùng Bạch Hạc, chiếm được một số chiến thuyền của ta, tiếp tục tiến sâu vào trung tâm Đại Việt. Ngày 19.12.1287, Ái Lỗ dẫn quân Nguyên đánh vào cửa quan Phú Lương, Chiêu Văn vương cùng quân phòng thủ ở đây đã cầm chân được giặc. Quân Nguyên đánh liên tục nhiều ngày, trước sau cả thảy 18 trận lớn nhỏ không qua được ải, hai bên ghìm nhau. Ái Lỗ đóng quân chờ cánh quân của Thoát Hoan đến để cùng phối hợp.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
3. Trần Khánh Dư lập công lớn chuộc tội:
Lại nói về Phó đô tướng, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư sau khi bại trận ở Vân Đồn, tội cũ tội mới cộng dồn. Thượng hoàng bèn sai Trung sứ đến giải về trị tội. Trần Khánh Dư biết lỗi, xin Trung sứ khấn vài hôm để lập công chuộc tội và được Trung sứ đồng ý.
Trần Khánh Dư đoán định rất chính xác rằng sau khi thủy quân của Ô Mã Nhi đi qua rồi, tất hạm đội tải lương của quân Nguyên sẽ tiến sau. Ô Mã Nhi vội vã tiến gấp phần là vì muốn nhanh chóng hội quân với Thoát Hoan để đánh lớn, dứt điểm nhanh cuộc chiến, phần là chủ quan coi khinh thủy quân của Trần Khánh Dư, cho rằng thủy quân ta đã nhanh chóng bị đánh tan nên không có đáng ngại. Ô Mã Nhi đã quên mất những điều quan trọng. Một là quân Đại Việt có kỷ luật rất cao. Sau thất bại, quân ta bị tan rã nhiều hướng liền tìm về cơ ngũ, lực lượng do đó vẫn có khá mạnh. Hai là lương thực vốn là điều quan trọng hàng đầu đối với một đạo quân viễn chinh đông đảo như quân Nguyên. Ô Mã Nhi chỉ tham công lúc ban đầu mà không đủ thận trọng, để cho hạm đội tải lương của quân Nguyên rơi vào thế cô độc.
Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư thu thập số quân lính và thuyền bè còn lại, đặt mai phục ở Vân Đồn, quanh vịnh Hạ Long, Lục Thủy (Cửa Lục, Hòn Gai ngày nay) chờ đợi giặc. Một ngày, hai ngày, quân ta vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Cuối cùng, một ngày đầu tháng 2.1288, đoàn thuyền lương của quân Nguyên cũng ì ạch tiến đến. Tướng chỉ huy là Trương Văn Hổ. Thuyền lương của quân Nguyên tuy to lớn nhưng chở nặng nên rất chậm chạp, lại không có thủy quân chiến đấu bảo vệ, trở thành mục tiêu thuận lợi cho quân ta. Chờ cho thuyền giặc tiến vào trận địa mai phục, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư phát lệnh tấn công. Từ Vân Đồn, binh thuyền quân ta tràn ra tấn công bất ngờ, dồn dập. Quân Nguyên trở tay không kịp, thuyền bị đánh đắm, quân lính chết đuối rất nhiều. Trương Văn Hổ chẳng biết làm sao, chỉ thúc quân thẳng tiến vào nội địa. Đến Lục Thủy thì quân ta đem thuyền ra chặn mặt trước, lại thêm binh thuyền từ Vân Đồn vây mặt sau, thuyền quân Nguyên cồng kềnh nên bị mắc cạn, hết đường tiến thoái. Trương Văn Hổ đành phải lệnh cho quân ném lương thực xuống biển để tìm đường đào thoát. Kể cả như vậy thì mọi việc cũng đã quá muộn. Quân Đại Việt quyết tâm cao độ, cùng nhau đánh gấp, chia cắt đội hình thuyền quân Nguyên. Cuối cùng, gần như toàn bộ hạm đội giặc bị tiêu diệt và bị bắt. Trương Văn Hổ dùng thuyền nhỏ chèo trốn, may mắn thoát thân một mình về Quỳnh Châu. Quân ta bắt được lương thực, khí giới, thuyền bè, tù binh nhiều không kể xiết. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cùng quân sĩ thắng trận giòn giã, rất vui mừng, liền cho người chạy trạm mang thư về triều báo tiệp.
Chiến thắng Vân Đồn – Lục Thủy là bước ngoặc quan trọng của cuộc chiến. Mặc dù cuộc kháng chiến còn kéo dài thêm một thời gian với khá nhiều diễn biến cam go, gay cấn nhưng tiền đề chiến thắng được nhiều sử gia đánh giá là bắt nguồn từ việc Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư phá tan được thuyền lương của giặc. Nhờ đó mà mọi toan tính chiến lược của quân Nguyên đã bị đảo lộn. Việc thiếu lương thực đã đẩy chúng vào một thế trận hoàn toàn bị động.
Cương mục viết: “Quân Nguyên từ đấy thiếu lương ăn, mỗi ngày một quẫn bách thêm. Quân sĩ ai cũng muốn về, không ai có lòng chiến đấu. Cho nên năm bấy giờ quân Nguyên lại kéo sang mà dân ta bị hại không đến nỗi thảm khốc như năm trước. Khánh Dư thực đã dự một phần công lao”.
Quân Trần đánh tan triều đình bù nhìn do nhà Nguyên ngụy dựng
Cuối tháng 1.1288, đám Việt gian cùng đoàn quân hộ tống do Tỉnh đô sự hầu Sư, Vạn hộ Đạt, Thiên hộ Tiên chỉ huy vượt qua biên giới, tiến vào địa phận Lạng Sơn. Lúc này, các tin tức về sự di chuyển của địch đã được quan quân Đại Việt do thám được.
1. Thoát Hoan tiến chiếm Thăng Long. Triều Trần lần thứ 3 rút khỏi kinh thành:
Chiến thắng Vân Đồn – Cửa Lục của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cùng các quân sĩ dưới trướng là một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến, đem lại cho quân dân Đại Việt rất nhiều lợi thế. Triệt tiêu được nguồn quân lương quan trọng của địch, quân ta có thể tiếp tục triển khai thế trận trường kỳ như lần kháng chiến trước, trong khi quân Nguyên sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng đói khát. Tuy nhiên trong nhất thời quân Nguyên vẫn còn hung hăng do số quân lương mang theo ban đầu bằng đường bộ vẫn còn, và chúng vẫn chưa hay biết gì về sự thảm bại của Trương Văn Hổ. Sĩ khí của quân Nguyên vì thế vẫn cao, lực lượng địch lại đông đảo, chúng vẫn tiếp tục đà tấn công mạnh.
Thoát Hoan chưa thấy thuyền thương của Trương Văn Hổ đến, tạm thời vẫn cho rằng việc hành quân bị chậm trễ chứ chưa biết thuyền lương đã bị quân ta đánh tan tác. Hắn sai Ô Mã Nhi cầm quân cướp bóc, vơ vét lương thực ở những vùng chiếm đóng để nuôi quân. Nhân dân quanh vùng Vạn Kiếp phải rên xiết dưới gót xâm lăng. Ngày 7.1.1288, quân Nguyên tiến đánh Tứ Thập Nguyên gần Vạn Kiếp để củng cố vùng chiếm đóng. Sau đó, Thoát Hoan gom quân thủy bộ tiến về hướng Thăng Long, đánh phá những cứ điểm tiền tiêu của quân ta, lấn dần từng bước một.
Ngày 21.1.1288, thủy bộ quân Nguyên cùng phối hợp đánh vào các vị trí tiền tiêu bảo vệ Thăng Long của quân ta trên sông Đuống. Thủy quân địch đánh vào cảng Mao La (bến cảng trên sông Đuống), Hưng Đạo vương cho quân vừa đánh vừa lui dần. Kỵ bộ địch thừa thế đánh vào trại quân ta ở Phù Sơn (chưa rõ vị trí cụ thể), chiếm lấy trại làm tiền tiêu.
Ngày 27.1.1288, Thoát Hoan chia quân tấn công kinh thành Thăng Long. Ô Mã Nhi làm tiên phong cánh thủy quân, A Bát Xích làm tiên phong cánh bộ binh, Phàn Tiếp chỉ huy thủy quân hộ tống đại quân của Thoát Hoan tiến sau làm hậu viện. Khí thế quân Nguyên rất mạnh, hành quân rất quy củ.
Hưng Đạo vương chia quân đánh cầm chân quân Nguyên, lại đặt mai phục ở nhiều nơi để đánh tỉa lược lượng giặc, trong khi đó việc chuẩn bị sơ tán quân dân khỏi Thăng Long đã sẵn sàng. Ngày 30.1, tiên phong thủy quân Nguyên chạm trán với quân Đại Việt do Minh tự Nguyễn Thức chỉ huy tại cửa Đại Than. Quân ta đánh bại được tiên phong của giặc, Nguyễn Thức cho quân rút lui ngay sau đó theo kế hoạch đã định trước. Quân Nguyên vẫn còn rất đông, xốc lại lực lượng tiến đến gần Gia Lâm.Quân Đại Việt mai phục từ trước đổ ra đánh một hồi rồi lại rút lui. Thuyền quân Nguyên đuổi theo một quãng rồi thôi.
Thoát Hoan kéo tới Gia Lâm, dừng quân đóng trại, chỉnh đốn lực lượng chuẩn bị vượt sông công phá thành Thăng Long. Vua Trần tranh thủ lúc dừng quân, sai sứ sang trại giặc phân tích thiệt hơn phải trái và yêu cầu hòa đàm. Thoát Hoan không nghe, sai Sát Hãn (Cayan) “kể tội” vua Trần, đuổi sứ về chuyển lời đến vua Trần. Những kẻ xâm lược tưởng rằng đã nắm được thế thượng phong nên không ngần ngại khép lại mọi nỗ lực hòa bình. Thực ra vua tôi nhà Trần đã bày sẵn thế trận liên hoàn chờ đón chúng.
Ngày 2.2.1288, Thoát Hoan từ Gia Lâm tung quân vượt sông công phá Thăng Long. Đại quân ta đã rút khỏi đây cùng với hoàng thất và nhân dân, chỉ còn một số chiến sĩ cảm tử quân ở lại thủ thành để dựa vào thành trì cố gắng gây cho địch nhiều tổn thất nhất có thể. Do vậy, Thoát Hoan nhanh chóng chiếm được Thăng Long. Quân ta các đồn quanh Thăng Long cũng lần lượt rút lui. Cánh quân Nguyên ở Vân Nam tiến xuống nước ta từ hướng tây bắc dưới trướng Ái Lỗ nhiều ngày bị cầm chân ở ải Phú Lương, nay mới có thể thuận lợi kéo quân đến hội sư với Thoát Hoan.
Ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông, ba lần vua tôi nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh thành. Cũng như lần kháng chiến trước, Hưng Đạo vương cùng triều đình nhà Trần quyết định bỏ ngỏ Thăng Long, chuyển lực lượng về phía nam tránh thế mạnh ban đầu của giặc. Lần này quân ta có kinh nghiệm hơn, tiến hành đánh và rút, đổ bộ, chuyển quân, chặn hậu đều rất thành thục. Những chiến thuyền chở quân đều rất nhanh nhẹn, thuyền quân Nguyên không sao đuổi kịp. Cuộc rượt đuổi trên dòng sông Hồng vì thế mà ưu thế luôn nghiêng về phía quân ta.
2. Đánh đuổi Việt gian – Trận Nội Bàng:
Bấy giờ tại châu Tư Minh còn một đạo quân Nguyên có nhiệm vụ hộ tống đám Việt gian thuộc biên chế của “triều đình” bù nhìn mà Nguyên triều dựng lên. Khi thấy đường tiến vào nước ta đã mở, chúng lục tục kéo vào nước ta. Đạo quân hộ tống đông đến 5.000 tên. Đám Việt gian về nước lần này có Lê Trắc là thuộc hạ của tên quý tộc phản bội Trần Kiện đã bị giết trong lần kháng chiến trước. Ngoài ra còn có các tên Nguyễn Lĩnh, Lê Án, Trần Dục (con trai Trần Ích Tắc, mới 9 tuổi)…
Quân địch nghĩ đơn giản rằng những nơi mà quân Thoát Hoan đã đi qua hẳn là đã tương đối an toàn do quân các cửa ải của Đại Việt đã bị quân Nguyên đánh hạ. Nhưng thực sự quân ta còn rất đông ở rải rác các vùng biên giới, dọc theo trục đường tiến quân của giặc. Theo kế hoạch của Hưng Đạo vương, quân dân những vùng biên giới chỉ đánh cầm chân, tiêu hao đại quân Nguyên dưới trướng Thoát Hoan rồi rút lui, lẩn tránh nơi rừng núi chờ cơ hội quấy rối hậu tuyến của giặc. Và điều mà đám Việt gian và đoàn quân hộ tống không ngờ nhất là chẳng những quân Đại Việt còn bám trụ lại, mà quân ta còn đông đảo hơn hẳn con số 5.000 quân của chúng, lại còn nguyên bộ khung tác chiến, sẵn sàng tản ra để ẩn giấu hình tích hay hợp lại để đánh những đòn mạnh.
Cuối tháng 1.1288, đám Việt gian cùng đoàn quân hộ tống do Tỉnh đô sự hầu Sư, Vạn hộ Đạt, Thiên hộ Tiên chỉ huy vượt qua biên giới, tiến vào địa phận Lạng Sơn. Lúc này, các tin tức về sự di chuyển của địch đã được quan quân Đại Việt do thám được. Quân ta âm thầm tập họp lực lượng bao gồm quân chính quy triều đình, thổ binh, dân binh các châu động đón lõng địch ở ải Nội Bàng. Ngày 1.2.1288, quân địch tiến vào ải Nội Bàng (thuộc thị trấn Chũ, Bắc Giang ngày nay), quân ta trước sau chặn đánh. Quân Nguyên cùng đám Việt gian lọt vòng vây, rút vào làng ven sông Bình Giang (một đoạn sông Lục Nam chảy qua Nội Bàng) cố thủ. Địch đốt nhà dân để làm chướng ngại vật, bày trận tựa lưng vào sông chống cự lại, hy vọng quân Nguyên từ Vạn Kiếp tới ứng cứu. Quân ta quyết tâm cao độ, tiến đánh không ngừng nghỉ suốt một ngày một đêm.
Đến hừng sáng hôm sau thì trận thế quân Nguyên tan vỡ, mạnh ai nấy chạy. Quân Đại Việt thả sức truy kích, 5.000 quân địch bị giết gần hết, Tỉnh đô sự hầu Sư chết trong đám loạn quân. Lê Trắc thuộc đường nên dẫn bọn Vạn hộ Đạt, Thiên hộ Tiêu, Nguyễn Lĩnh, Lê Án, Trần Dục … cùng khoảng 60 kỵ binh còn sót lại đêm ngày chạy trốn về nước Nguyên. Truy binh Đại Việt vẫn đuổi dài theo sau, có lúc suýt bắt kịp cả bọn. Bọn Lê Trắc chạy bán sống bán chết mới thoát được về châu Tư Minh nước Nguyên vào ngày 3.2.1288. Bấy giờ là đúng là mồng 1 Tết Nguyên tán, đám Việt gian cùng tàn binh bại tướng bày tiệc ăn Tết và ăn mừng thoát chết. Lê Trắc tự ghi trong hối ký của mình: “Chật vật hiểm nghèo, muôn phần chắc chết. Ngày chạy mấy trăm dặm, từ nửa đêm đến tảng sáng đến châu, vọng bái cửa khuyết, mừng tết năm Mậu Tý”.
Chiến thắng tại ải Nội Bàng của quân dân vùng biên giới diễn ra chớp nhoáng, nhanh gọn, là minh chứng cho sự thất bại của quân Nguyên trong việc kiểm soát vùng hậu tuyến. Sau trận chiến, quân ta lại tản ra và rút về các nơi ém quân an toàn. Mặc dù Thoát Hoan có cố gắng xây dựng căn cứ Vạn Kiếp vững chắc với mong muốn đảm bảo sự thông suốt về quân lực, liên lạc, hậu cần giữa các tuyến đường mà quân Nguyên đi qua thì tình hình cũng không khả quan hơn lần xâm lược trước là bao. Thất bại này nối tiếp thất bại khác trong chuỗi kế hoạch tác chiến của quân Nguyên. Quân xâm lược dù đông và mạnh nhưng cũng đầy những điểm yếu để quân dân ta khai thác hòng giành thắng lợi cuối cùng.
Chiến thắng Vân Đồn – Cửa Lục của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cùng các quân sĩ dưới trướng là một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến, đem lại cho quân dân Đại Việt rất nhiều lợi thế. Triệt tiêu được nguồn quân lương quan trọng của địch, quân ta có thể tiếp tục triển khai thế trận trường kỳ như lần kháng chiến trước, trong khi quân Nguyên sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng đói khát. Tuy nhiên trong nhất thời quân Nguyên vẫn còn hung hăng do số quân lương mang theo ban đầu bằng đường bộ vẫn còn, và chúng vẫn chưa hay biết gì về sự thảm bại của Trương Văn Hổ. Sĩ khí của quân Nguyên vì thế vẫn cao, lực lượng địch lại đông đảo, chúng vẫn tiếp tục đà tấn công mạnh.
Thoát Hoan chưa thấy thuyền thương của Trương Văn Hổ đến, tạm thời vẫn cho rằng việc hành quân bị chậm trễ chứ chưa biết thuyền lương đã bị quân ta đánh tan tác. Hắn sai Ô Mã Nhi cầm quân cướp bóc, vơ vét lương thực ở những vùng chiếm đóng để nuôi quân. Nhân dân quanh vùng Vạn Kiếp phải rên xiết dưới gót xâm lăng. Ngày 7.1.1288, quân Nguyên tiến đánh Tứ Thập Nguyên gần Vạn Kiếp để củng cố vùng chiếm đóng. Sau đó, Thoát Hoan gom quân thủy bộ tiến về hướng Thăng Long, đánh phá những cứ điểm tiền tiêu của quân ta, lấn dần từng bước một.
Ngày 21.1.1288, thủy bộ quân Nguyên cùng phối hợp đánh vào các vị trí tiền tiêu bảo vệ Thăng Long của quân ta trên sông Đuống. Thủy quân địch đánh vào cảng Mao La (bến cảng trên sông Đuống), Hưng Đạo vương cho quân vừa đánh vừa lui dần. Kỵ bộ địch thừa thế đánh vào trại quân ta ở Phù Sơn (chưa rõ vị trí cụ thể), chiếm lấy trại làm tiền tiêu.
Ngày 27.1.1288, Thoát Hoan chia quân tấn công kinh thành Thăng Long. Ô Mã Nhi làm tiên phong cánh thủy quân, A Bát Xích làm tiên phong cánh bộ binh, Phàn Tiếp chỉ huy thủy quân hộ tống đại quân của Thoát Hoan tiến sau làm hậu viện. Khí thế quân Nguyên rất mạnh, hành quân rất quy củ.
Hưng Đạo vương chia quân đánh cầm chân quân Nguyên, lại đặt mai phục ở nhiều nơi để đánh tỉa lược lượng giặc, trong khi đó việc chuẩn bị sơ tán quân dân khỏi Thăng Long đã sẵn sàng. Ngày 30.1, tiên phong thủy quân Nguyên chạm trán với quân Đại Việt do Minh tự Nguyễn Thức chỉ huy tại cửa Đại Than. Quân ta đánh bại được tiên phong của giặc, Nguyễn Thức cho quân rút lui ngay sau đó theo kế hoạch đã định trước. Quân Nguyên vẫn còn rất đông, xốc lại lực lượng tiến đến gần Gia Lâm.Quân Đại Việt mai phục từ trước đổ ra đánh một hồi rồi lại rút lui. Thuyền quân Nguyên đuổi theo một quãng rồi thôi.
Thoát Hoan kéo tới Gia Lâm, dừng quân đóng trại, chỉnh đốn lực lượng chuẩn bị vượt sông công phá thành Thăng Long. Vua Trần tranh thủ lúc dừng quân, sai sứ sang trại giặc phân tích thiệt hơn phải trái và yêu cầu hòa đàm. Thoát Hoan không nghe, sai Sát Hãn (Cayan) “kể tội” vua Trần, đuổi sứ về chuyển lời đến vua Trần. Những kẻ xâm lược tưởng rằng đã nắm được thế thượng phong nên không ngần ngại khép lại mọi nỗ lực hòa bình. Thực ra vua tôi nhà Trần đã bày sẵn thế trận liên hoàn chờ đón chúng.
Ngày 2.2.1288, Thoát Hoan từ Gia Lâm tung quân vượt sông công phá Thăng Long. Đại quân ta đã rút khỏi đây cùng với hoàng thất và nhân dân, chỉ còn một số chiến sĩ cảm tử quân ở lại thủ thành để dựa vào thành trì cố gắng gây cho địch nhiều tổn thất nhất có thể. Do vậy, Thoát Hoan nhanh chóng chiếm được Thăng Long. Quân ta các đồn quanh Thăng Long cũng lần lượt rút lui. Cánh quân Nguyên ở Vân Nam tiến xuống nước ta từ hướng tây bắc dưới trướng Ái Lỗ nhiều ngày bị cầm chân ở ải Phú Lương, nay mới có thể thuận lợi kéo quân đến hội sư với Thoát Hoan.
Ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông, ba lần vua tôi nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh thành. Cũng như lần kháng chiến trước, Hưng Đạo vương cùng triều đình nhà Trần quyết định bỏ ngỏ Thăng Long, chuyển lực lượng về phía nam tránh thế mạnh ban đầu của giặc. Lần này quân ta có kinh nghiệm hơn, tiến hành đánh và rút, đổ bộ, chuyển quân, chặn hậu đều rất thành thục. Những chiến thuyền chở quân đều rất nhanh nhẹn, thuyền quân Nguyên không sao đuổi kịp. Cuộc rượt đuổi trên dòng sông Hồng vì thế mà ưu thế luôn nghiêng về phía quân ta.
2. Đánh đuổi Việt gian – Trận Nội Bàng:
Bấy giờ tại châu Tư Minh còn một đạo quân Nguyên có nhiệm vụ hộ tống đám Việt gian thuộc biên chế của “triều đình” bù nhìn mà Nguyên triều dựng lên. Khi thấy đường tiến vào nước ta đã mở, chúng lục tục kéo vào nước ta. Đạo quân hộ tống đông đến 5.000 tên. Đám Việt gian về nước lần này có Lê Trắc là thuộc hạ của tên quý tộc phản bội Trần Kiện đã bị giết trong lần kháng chiến trước. Ngoài ra còn có các tên Nguyễn Lĩnh, Lê Án, Trần Dục (con trai Trần Ích Tắc, mới 9 tuổi)…
Quân địch nghĩ đơn giản rằng những nơi mà quân Thoát Hoan đã đi qua hẳn là đã tương đối an toàn do quân các cửa ải của Đại Việt đã bị quân Nguyên đánh hạ. Nhưng thực sự quân ta còn rất đông ở rải rác các vùng biên giới, dọc theo trục đường tiến quân của giặc. Theo kế hoạch của Hưng Đạo vương, quân dân những vùng biên giới chỉ đánh cầm chân, tiêu hao đại quân Nguyên dưới trướng Thoát Hoan rồi rút lui, lẩn tránh nơi rừng núi chờ cơ hội quấy rối hậu tuyến của giặc. Và điều mà đám Việt gian và đoàn quân hộ tống không ngờ nhất là chẳng những quân Đại Việt còn bám trụ lại, mà quân ta còn đông đảo hơn hẳn con số 5.000 quân của chúng, lại còn nguyên bộ khung tác chiến, sẵn sàng tản ra để ẩn giấu hình tích hay hợp lại để đánh những đòn mạnh.
Cuối tháng 1.1288, đám Việt gian cùng đoàn quân hộ tống do Tỉnh đô sự hầu Sư, Vạn hộ Đạt, Thiên hộ Tiên chỉ huy vượt qua biên giới, tiến vào địa phận Lạng Sơn. Lúc này, các tin tức về sự di chuyển của địch đã được quan quân Đại Việt do thám được. Quân ta âm thầm tập họp lực lượng bao gồm quân chính quy triều đình, thổ binh, dân binh các châu động đón lõng địch ở ải Nội Bàng. Ngày 1.2.1288, quân địch tiến vào ải Nội Bàng (thuộc thị trấn Chũ, Bắc Giang ngày nay), quân ta trước sau chặn đánh. Quân Nguyên cùng đám Việt gian lọt vòng vây, rút vào làng ven sông Bình Giang (một đoạn sông Lục Nam chảy qua Nội Bàng) cố thủ. Địch đốt nhà dân để làm chướng ngại vật, bày trận tựa lưng vào sông chống cự lại, hy vọng quân Nguyên từ Vạn Kiếp tới ứng cứu. Quân ta quyết tâm cao độ, tiến đánh không ngừng nghỉ suốt một ngày một đêm.
Đến hừng sáng hôm sau thì trận thế quân Nguyên tan vỡ, mạnh ai nấy chạy. Quân Đại Việt thả sức truy kích, 5.000 quân địch bị giết gần hết, Tỉnh đô sự hầu Sư chết trong đám loạn quân. Lê Trắc thuộc đường nên dẫn bọn Vạn hộ Đạt, Thiên hộ Tiêu, Nguyễn Lĩnh, Lê Án, Trần Dục … cùng khoảng 60 kỵ binh còn sót lại đêm ngày chạy trốn về nước Nguyên. Truy binh Đại Việt vẫn đuổi dài theo sau, có lúc suýt bắt kịp cả bọn. Bọn Lê Trắc chạy bán sống bán chết mới thoát được về châu Tư Minh nước Nguyên vào ngày 3.2.1288. Bấy giờ là đúng là mồng 1 Tết Nguyên tán, đám Việt gian cùng tàn binh bại tướng bày tiệc ăn Tết và ăn mừng thoát chết. Lê Trắc tự ghi trong hối ký của mình: “Chật vật hiểm nghèo, muôn phần chắc chết. Ngày chạy mấy trăm dặm, từ nửa đêm đến tảng sáng đến châu, vọng bái cửa khuyết, mừng tết năm Mậu Tý”.
Chiến thắng tại ải Nội Bàng của quân dân vùng biên giới diễn ra chớp nhoáng, nhanh gọn, là minh chứng cho sự thất bại của quân Nguyên trong việc kiểm soát vùng hậu tuyến. Sau trận chiến, quân ta lại tản ra và rút về các nơi ém quân an toàn. Mặc dù Thoát Hoan có cố gắng xây dựng căn cứ Vạn Kiếp vững chắc với mong muốn đảm bảo sự thông suốt về quân lực, liên lạc, hậu cần giữa các tuyến đường mà quân Nguyên đi qua thì tình hình cũng không khả quan hơn lần xâm lược trước là bao. Thất bại này nối tiếp thất bại khác trong chuỗi kế hoạch tác chiến của quân Nguyên. Quân xâm lược dù đông và mạnh nhưng cũng đầy những điểm yếu để quân dân ta khai thác hòng giành thắng lợi cuối cùng.
Hưng Đạo vương dùng thủy binh đại chiến Ô Mã Nhi
Ngày 10.2.1288, Ô Mã Nhi nhận lệnh của Thoát Hoan đem thủy quân đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ (vốn đã bị tiêu diệt từ trước nhưng giặc chưa hay biết), đến cửa biển Đại Bàng (cửa Văn Úc, Kiến An, Hải Phòng ngày nay) thì gặp thủy quân Đại Việt dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo vương dàn trận đón đánh.
Sau thế chẻ tre ban đầu, quân Nguyên một lần nữa rơi vào thế khó giống như những lần xâm lược Đại Việt trước đó. Trong quá trình chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Nguyên triều đã cố gắng làm tất cả để khắc phục những điểm yếu cố hữu của quân Nguyên trên chiến trường Đại Việt là yếu về thủy quân và không đủ hậu cần để đánh lâu dài. Thế nhưng những toan tính của quân xâm lược đã dần đổ vỡ trước sự mưu trí, dũng cảm và sức mạnh to lớn của quân dân Đại Việt.
1. Hưng Đạo vương kiểm soát lại vùng Hải Đông, kịch chiến Ô Mã Nhi:
Thủy quân Nguyên Mông trong cuộc chiến lần này đã rất mạnh, nhưng sức cơ động vẫn kém hơn thủy quân Đại Việt rất nhiều. Chiến thuyền Đại Việt đa dạng về chủng loại, thường có tốc độ cao và dễ xoay sở trong mọi điều kiện sông nước hay trên biển. Chiến thuyền quân Nguyên thì chỉ có lợi thế ở sự to lớn, do là những thuyền dùng để vượt biển, vừa phải chở nhiều quân vừa kiêm chức năng chiến đấu. Do chậm chạp hơn, sau khi chiếm được Thăng Long quân Nguyên một lần nữa để mất dấu vua Trần. Đoàn chiến thuyền của quân ta đã luôn nắm thế chủ động về tốc độ trong những cuộc hành quân, rượt đuổi.
Ghi chú: mũi tên màu trắng là hướng di chuyển của quân ta, mũi tên màu đen quân Nguyên
Mặc dù tạm thời bỏ ngỏ nhiều vùng để cho giặc chiếm đóng, quân Đại Việt vẫn có khả năng phản đòn ngay lúc mà quân Nguyên vẫn đang trong giai đoạn sung sức nhất. Hưng Đạo vương từ Thiên Trường dẫn quân đi đường biển vòng trở lại ven biển lộ Hải Đông, đóng thủy quân tại Tháp Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng). Nơi này trên là núi, dưới là biển, chư quân tựa lưng ra biển mà đóng giữ, giúp hạn chế tối đa sự kết hợp thủy bộ của quân Nguyên khi giao chiến. Lúc này, địch nếu muốn đánh thì phải đánh với ta những trận thuần thủy chiến, hoàn toàn không có sự trợ giúp của bộ binh với cung cứng ngựa khỏe.
Từ căn cứ Tháp Sơn, Hưng Đạo vương cho quân quần thảo một vùng biển rộng. Ngày 10.2.1288, Ô Mã Nhi nhận lệnh của Thoát Hoan đem thủy quân đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ (vốn đã bị tiêu diệt từ trước nhưng giặc chưa hay biết), đến cửa biển Đại Bàng (cửa Văn Úc, Kiến An, Hải Phòng ngày nay) thì gặp thủy quân Đại Việt dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo vương dàn trận đón đánh. Quân ta có khoảng 1.000 chiến thuyền lớn nhỏ, chia làm nhiều nhánh quân, chủ ý đánh tiêu hao địch rồi rút. Ô Mã Nhi gặp quân ta dàn trận cũng xông vào ứng chiến. Các nhánh quân Đại Việt luân phiên tấn công hạm đội quân Nguyên từ nhiều hướng. Giao chiến hồi lâu, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, mất hơn 300 chiến thuyền về tay quân Đại Việt. Nhưng với lực lượng còn lại khá đông, Ô Mã Nhi cố gắng chỉ huy các chiến thuyền phá trận. Đánh thêm một hồi, nhận thấy sức chiến đấu của địch còn mạnh nên quân ta giãn ra, tránh những thương vong chưa thực sự cần thiết.
Ghi chú: mũi tên màu đỏ là hướng tấn công quân ta, mũi tên màu đen là hướng di chuyển của quân Nguyên
Ô Mã Nhi qua được cửa Đại Bàng, dẫn binh thuyền đến vùng biển Tháp Sơn thì lại gặp thủy quân của Hưng Đạo vương chờ sẵn. Ô Mã Nhi cố sức đánh trả rất vất vả, rốt cuộc cũng vượt qua được. Đoàn chiến thuyền quân Nguyên tiến thẳng đến cửa biển An Bang (thuộc Quảng Ninh ngày nay), đóng lại tại đó chờ đón đoàn thuyền lương mà giặc vẫn nghĩ là còn tồn tại. Hưng Đạo vương không đánh gấp vào hạm đội của Ô Mã Nhi nữa mà dồn sức quấy rối khối quân của Thoát Hoan trên bộ, dần nắm lại quyền chủ động khắp vùng Hải Đông. Căn cứ Vạn Kiếp của quân Nguyên bị quân ta trực tiếp uy hiếp từ phía đông.
2. Quân Nguyên thiếu lương thực, cướp bóc tàn hại nhân dân:
Trong lúc Ô Mã Nhi đem thủy quân ra biển đón thuyền lương thì Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long chờ đợi. Chính trong lúc chờ Ô Mã Nhi, quân Nguyên đã bắt đầu thiếu lương thực. Các tướng Nguyên phải chia quân đi cướp bóc lương thực trong dân. Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân các làng xã, hoặc có khi dân chúng tản đi trốn tránh và cất giấu lương thực, khiến giặc rất khó khăn trong việc cướp lương. A Bát Xích lúc này đã thấy được nguy cơ, bàn với Thoát Hoan: “Giặc [ chỉ quân Đại Việt ] bỏ sào huyệt trốn vào núi biển là có ý đợi chúng ta [ chỉ quân Nguyên ] mệt mỏi rồi thừa cơ đánh lại. Tướng sĩ phần nhiều là người phương Bắc, lúc xuân hạ giao nhau, khi chướng lệ hoành hành, chưa bắt được giặc, ta không thể giữ lâu được. Nay chia quân bình định các nơi, chiêu hàng những người quy phụ, ngăn cấm quân lính không được cướp bóc, kíp bắt ngay Nhật Huyền [ chỉ Trần Thánh Tông ] đó là kế hay”. A Bát Xích phân tích ý định của quân Đại Việt và sự khó khăn của quân Nguyên rất chính xác. Tuy nhiên phương lược giải quyết thì hắn còn lâu mới tìm được lời giải. Kế sách của A Bát Xích nghe qua có vẻ hay nhưng rõ ràng không khả thi để thực hiện. Ngay chính hoàn cảnh trước mắt quân Nguyên đã không có đủ lương thực để ăn thì làm sao tránh khỏi việc cướp bóc. Mà đã cướp bóc tàn hại nhân dân khắp nơi, thì lấy đạo nghĩa gì để chiêu hàng nhân dân. Vả lại càng chia quân để “bình định”, giặc càng phải dàn mỏng lực lượng, trở thành mục tiêu cho các đội quân của ta cơ động tiêu diệt. Vốn dĩ cuộc chiến đã phi nghĩa từ bản chất mà A Bát Xích lại đem điều nhân nghĩa ra nói thì làm sao thi hành được.
3. Tin chiến thắng của Trần Khánh Dư về đến hành cung, Thoát Hoan nhận hung tin :
Chiến thắng Vân Đồn – Lục Thủy diễn ra trong tháng Chạp (5.1 - 2.2.1288). Trận này quân ta đã tiêu diệt hết thuyền lương của quân Trương Văn Hổ chỉ huy. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư sau đó đã cho người chạy trạm ngựa báo tin thắng trận lên vua. Tuy nhiên, do tình hình chiến sự gay go nên tin tức về chiến thắng này đã bị chậm trễ rất nhiều. Lúc này, thủy quân của Trần Khánh Dư đang đóng giữ ở vùng biên thùy Vân Đồn. Trong khi đó, Thoát Hoan đã chiếm cứ Vạn Kiếp và một số vùng Hải Đông, uy hiếp Thăng Long ở phía đông. Điều này làm cho đường liên lạc của Trần Khánh Dư về kinh thành bị gián đoạn. Những diễn biến sau đó là việc Thoát Hoan tiến chiếm Thăng Long và vua Trần liên tiếp phải di chuyển trên những đoạn đường dài. Vì vậy nên quân báo tiệp mà Trần Khánh Dư phái về triều báo tin tức càng khó hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi vua và thượng hoàng vào Thanh Hóa vào đầu tháng 2.1288, quân báo tiệp của Trần Khánh Dư phái đi mới có thể tìm đến hành cung. Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhận được tin thắng trận của Trần Khánh Dư rất vui mừng, nói với mọi người: “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng?” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Nói xong ngài lệnh thả vài tên tù binh Nguyên Mông bị quân ta bắt được về trại địch để báo tin. Những lỗi lầm của Trần Khánh Dư từ trước xí xóa không nhắc đến nữa.
Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long, đương lúc khốn đốn vì thiếu lương thực thì lại nhận được hung tin do đám tù binh được quân Đại Việt thả ra về báo lại. Tướng sĩ quân Nguyên hay tin, trên dưới đều sửng sốt. Thoát Hoan bèn dẫn quân quay trở lại căn cứ Vạn Kiếp mà hắn đã sai quân xây dựng kiên cố trước đó. Trước khi rút đi, giặc đã đốt phá nhiều cung điện, công trình trong kinh thành, khiến Thăng Long một lần nữa hoang tàn. Lúc này căn cứ Vạn Kiếp đã có thành gỗ vững chải, Thoát Hoan chia quân phòng giữ, chờ đợi lương thực.
Lại nói về Ô Mã Nhi cùng hạm đội của hắn chờ đợi ở An Bang ngót gần một tháng ròng rã. Đến hạ tuần tháng 3.1288, Ô Mã Nhi tuyệt vọng dẫn đoàn thuyền theo ngã sông Bạch Đằng quay trở về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Do không đón được thuyền lương, Ô Mã Nhi cho quân thả sức cướp bóc lương thực dọc đường tiến quân đem về đại doanh quân Nguyên ở Vạn Kiếp. Hắn dẫn quân tràn vào cướp phá trại Yên Hưng (thuộc Quảng Ninh) vào ngày 22.3.1288. Với rất nhiều cố gắng, Ô Mã Nhi cướp được 4 vạn thạch gạo đem về Vạn Kiếp. Chúng ta nên biết rằng, số lương thực mà quân Nguyên cướp được cũng là minh chứng cho sự tàn phá dữ dội của quân giặc đối với nhân dân. Tuy nhiên, chừng ấy cũng chẳng đủ để quân Nguyên đảm bảo được lương thực. Trải qua gần 3 tháng tiến vào nước ta, quân Nguyên đã bắt đầu lâm vào cảnh đói khát. Mấy chục vạn quân Nguyên chỉ còn trông cậy vào số lương thực ít ỏi mà Ô Mã Nhi đã cướp được mang về.
Thực ra ngoài đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ thì Nguyên triều còn phái hai đoàn thuyền lương khác nữa với quy mô nhỏ hơn đi sau. Nhưng hai đoàn thuyền này cũng chẳng thể đến được với quân Nguyên ở Đại Việt. Một đoàn thuyền lương do Phí Củng Thìn chỉ huy chưa ra khỏi vùng biển Huệ Châu (Quảng Đông) đã bị gió bão đánh dạt vào Quỳnh Châu (đảo Hải Nam). Một đoàn thuyền lương dưới trướng Từ Khánh đang trên đường biển sang nước ta thì bị gió bão đánh dạt tận biển Chiêm Thành, bị thiệt hại nặng rồi cũng quay về Quỳnh Châu. Trong khi quân Đại Việt tung hoành trên mặt biển, thì quân Nguyên cứ mỗi lần đi biển là mỗi lần trông cậy vào sự may rủi. Qua hai lần thuyền lương nước Nguyên bị bão biển đánh dạt cũng như nhiều lần trước hành quân đánh Chiêm Thành, Nhật Bản đều bị thiệt hại do bão biển đủ cho thấy kiến thức hàng hải, thời tiết của Nguyên Mông rất kém. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến đế chế Nguyên Mông không thể nào bành trướng đến những nước ở mé biển như Đại Việt, Chiêm Thành hay như Nhật Bản là nước nằm giữa biển.
1. Hưng Đạo vương kiểm soát lại vùng Hải Đông, kịch chiến Ô Mã Nhi:
Thủy quân Nguyên Mông trong cuộc chiến lần này đã rất mạnh, nhưng sức cơ động vẫn kém hơn thủy quân Đại Việt rất nhiều. Chiến thuyền Đại Việt đa dạng về chủng loại, thường có tốc độ cao và dễ xoay sở trong mọi điều kiện sông nước hay trên biển. Chiến thuyền quân Nguyên thì chỉ có lợi thế ở sự to lớn, do là những thuyền dùng để vượt biển, vừa phải chở nhiều quân vừa kiêm chức năng chiến đấu. Do chậm chạp hơn, sau khi chiếm được Thăng Long quân Nguyên một lần nữa để mất dấu vua Trần. Đoàn chiến thuyền của quân ta đã luôn nắm thế chủ động về tốc độ trong những cuộc hành quân, rượt đuổi.
Ghi chú: mũi tên màu trắng là hướng di chuyển của quân ta, mũi tên màu đen quân Nguyên
Mặc dù tạm thời bỏ ngỏ nhiều vùng để cho giặc chiếm đóng, quân Đại Việt vẫn có khả năng phản đòn ngay lúc mà quân Nguyên vẫn đang trong giai đoạn sung sức nhất. Hưng Đạo vương từ Thiên Trường dẫn quân đi đường biển vòng trở lại ven biển lộ Hải Đông, đóng thủy quân tại Tháp Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng). Nơi này trên là núi, dưới là biển, chư quân tựa lưng ra biển mà đóng giữ, giúp hạn chế tối đa sự kết hợp thủy bộ của quân Nguyên khi giao chiến. Lúc này, địch nếu muốn đánh thì phải đánh với ta những trận thuần thủy chiến, hoàn toàn không có sự trợ giúp của bộ binh với cung cứng ngựa khỏe.
Từ căn cứ Tháp Sơn, Hưng Đạo vương cho quân quần thảo một vùng biển rộng. Ngày 10.2.1288, Ô Mã Nhi nhận lệnh của Thoát Hoan đem thủy quân đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ (vốn đã bị tiêu diệt từ trước nhưng giặc chưa hay biết), đến cửa biển Đại Bàng (cửa Văn Úc, Kiến An, Hải Phòng ngày nay) thì gặp thủy quân Đại Việt dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo vương dàn trận đón đánh. Quân ta có khoảng 1.000 chiến thuyền lớn nhỏ, chia làm nhiều nhánh quân, chủ ý đánh tiêu hao địch rồi rút. Ô Mã Nhi gặp quân ta dàn trận cũng xông vào ứng chiến. Các nhánh quân Đại Việt luân phiên tấn công hạm đội quân Nguyên từ nhiều hướng. Giao chiến hồi lâu, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, mất hơn 300 chiến thuyền về tay quân Đại Việt. Nhưng với lực lượng còn lại khá đông, Ô Mã Nhi cố gắng chỉ huy các chiến thuyền phá trận. Đánh thêm một hồi, nhận thấy sức chiến đấu của địch còn mạnh nên quân ta giãn ra, tránh những thương vong chưa thực sự cần thiết.
Ghi chú: mũi tên màu đỏ là hướng tấn công quân ta, mũi tên màu đen là hướng di chuyển của quân Nguyên
Ô Mã Nhi qua được cửa Đại Bàng, dẫn binh thuyền đến vùng biển Tháp Sơn thì lại gặp thủy quân của Hưng Đạo vương chờ sẵn. Ô Mã Nhi cố sức đánh trả rất vất vả, rốt cuộc cũng vượt qua được. Đoàn chiến thuyền quân Nguyên tiến thẳng đến cửa biển An Bang (thuộc Quảng Ninh ngày nay), đóng lại tại đó chờ đón đoàn thuyền lương mà giặc vẫn nghĩ là còn tồn tại. Hưng Đạo vương không đánh gấp vào hạm đội của Ô Mã Nhi nữa mà dồn sức quấy rối khối quân của Thoát Hoan trên bộ, dần nắm lại quyền chủ động khắp vùng Hải Đông. Căn cứ Vạn Kiếp của quân Nguyên bị quân ta trực tiếp uy hiếp từ phía đông.
2. Quân Nguyên thiếu lương thực, cướp bóc tàn hại nhân dân:
Trong lúc Ô Mã Nhi đem thủy quân ra biển đón thuyền lương thì Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long chờ đợi. Chính trong lúc chờ Ô Mã Nhi, quân Nguyên đã bắt đầu thiếu lương thực. Các tướng Nguyên phải chia quân đi cướp bóc lương thực trong dân. Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân các làng xã, hoặc có khi dân chúng tản đi trốn tránh và cất giấu lương thực, khiến giặc rất khó khăn trong việc cướp lương. A Bát Xích lúc này đã thấy được nguy cơ, bàn với Thoát Hoan: “Giặc [ chỉ quân Đại Việt ] bỏ sào huyệt trốn vào núi biển là có ý đợi chúng ta [ chỉ quân Nguyên ] mệt mỏi rồi thừa cơ đánh lại. Tướng sĩ phần nhiều là người phương Bắc, lúc xuân hạ giao nhau, khi chướng lệ hoành hành, chưa bắt được giặc, ta không thể giữ lâu được. Nay chia quân bình định các nơi, chiêu hàng những người quy phụ, ngăn cấm quân lính không được cướp bóc, kíp bắt ngay Nhật Huyền [ chỉ Trần Thánh Tông ] đó là kế hay”. A Bát Xích phân tích ý định của quân Đại Việt và sự khó khăn của quân Nguyên rất chính xác. Tuy nhiên phương lược giải quyết thì hắn còn lâu mới tìm được lời giải. Kế sách của A Bát Xích nghe qua có vẻ hay nhưng rõ ràng không khả thi để thực hiện. Ngay chính hoàn cảnh trước mắt quân Nguyên đã không có đủ lương thực để ăn thì làm sao tránh khỏi việc cướp bóc. Mà đã cướp bóc tàn hại nhân dân khắp nơi, thì lấy đạo nghĩa gì để chiêu hàng nhân dân. Vả lại càng chia quân để “bình định”, giặc càng phải dàn mỏng lực lượng, trở thành mục tiêu cho các đội quân của ta cơ động tiêu diệt. Vốn dĩ cuộc chiến đã phi nghĩa từ bản chất mà A Bát Xích lại đem điều nhân nghĩa ra nói thì làm sao thi hành được.
3. Tin chiến thắng của Trần Khánh Dư về đến hành cung, Thoát Hoan nhận hung tin :
Chiến thắng Vân Đồn – Lục Thủy diễn ra trong tháng Chạp (5.1 - 2.2.1288). Trận này quân ta đã tiêu diệt hết thuyền lương của quân Trương Văn Hổ chỉ huy. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư sau đó đã cho người chạy trạm ngựa báo tin thắng trận lên vua. Tuy nhiên, do tình hình chiến sự gay go nên tin tức về chiến thắng này đã bị chậm trễ rất nhiều. Lúc này, thủy quân của Trần Khánh Dư đang đóng giữ ở vùng biên thùy Vân Đồn. Trong khi đó, Thoát Hoan đã chiếm cứ Vạn Kiếp và một số vùng Hải Đông, uy hiếp Thăng Long ở phía đông. Điều này làm cho đường liên lạc của Trần Khánh Dư về kinh thành bị gián đoạn. Những diễn biến sau đó là việc Thoát Hoan tiến chiếm Thăng Long và vua Trần liên tiếp phải di chuyển trên những đoạn đường dài. Vì vậy nên quân báo tiệp mà Trần Khánh Dư phái về triều báo tin tức càng khó hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi vua và thượng hoàng vào Thanh Hóa vào đầu tháng 2.1288, quân báo tiệp của Trần Khánh Dư phái đi mới có thể tìm đến hành cung. Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhận được tin thắng trận của Trần Khánh Dư rất vui mừng, nói với mọi người: “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng?” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Nói xong ngài lệnh thả vài tên tù binh Nguyên Mông bị quân ta bắt được về trại địch để báo tin. Những lỗi lầm của Trần Khánh Dư từ trước xí xóa không nhắc đến nữa.
Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long, đương lúc khốn đốn vì thiếu lương thực thì lại nhận được hung tin do đám tù binh được quân Đại Việt thả ra về báo lại. Tướng sĩ quân Nguyên hay tin, trên dưới đều sửng sốt. Thoát Hoan bèn dẫn quân quay trở lại căn cứ Vạn Kiếp mà hắn đã sai quân xây dựng kiên cố trước đó. Trước khi rút đi, giặc đã đốt phá nhiều cung điện, công trình trong kinh thành, khiến Thăng Long một lần nữa hoang tàn. Lúc này căn cứ Vạn Kiếp đã có thành gỗ vững chải, Thoát Hoan chia quân phòng giữ, chờ đợi lương thực.
Lại nói về Ô Mã Nhi cùng hạm đội của hắn chờ đợi ở An Bang ngót gần một tháng ròng rã. Đến hạ tuần tháng 3.1288, Ô Mã Nhi tuyệt vọng dẫn đoàn thuyền theo ngã sông Bạch Đằng quay trở về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Do không đón được thuyền lương, Ô Mã Nhi cho quân thả sức cướp bóc lương thực dọc đường tiến quân đem về đại doanh quân Nguyên ở Vạn Kiếp. Hắn dẫn quân tràn vào cướp phá trại Yên Hưng (thuộc Quảng Ninh) vào ngày 22.3.1288. Với rất nhiều cố gắng, Ô Mã Nhi cướp được 4 vạn thạch gạo đem về Vạn Kiếp. Chúng ta nên biết rằng, số lương thực mà quân Nguyên cướp được cũng là minh chứng cho sự tàn phá dữ dội của quân giặc đối với nhân dân. Tuy nhiên, chừng ấy cũng chẳng đủ để quân Nguyên đảm bảo được lương thực. Trải qua gần 3 tháng tiến vào nước ta, quân Nguyên đã bắt đầu lâm vào cảnh đói khát. Mấy chục vạn quân Nguyên chỉ còn trông cậy vào số lương thực ít ỏi mà Ô Mã Nhi đã cướp được mang về.
Thực ra ngoài đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ thì Nguyên triều còn phái hai đoàn thuyền lương khác nữa với quy mô nhỏ hơn đi sau. Nhưng hai đoàn thuyền này cũng chẳng thể đến được với quân Nguyên ở Đại Việt. Một đoàn thuyền lương do Phí Củng Thìn chỉ huy chưa ra khỏi vùng biển Huệ Châu (Quảng Đông) đã bị gió bão đánh dạt vào Quỳnh Châu (đảo Hải Nam). Một đoàn thuyền lương dưới trướng Từ Khánh đang trên đường biển sang nước ta thì bị gió bão đánh dạt tận biển Chiêm Thành, bị thiệt hại nặng rồi cũng quay về Quỳnh Châu. Trong khi quân Đại Việt tung hoành trên mặt biển, thì quân Nguyên cứ mỗi lần đi biển là mỗi lần trông cậy vào sự may rủi. Qua hai lần thuyền lương nước Nguyên bị bão biển đánh dạt cũng như nhiều lần trước hành quân đánh Chiêm Thành, Nhật Bản đều bị thiệt hại do bão biển đủ cho thấy kiến thức hàng hải, thời tiết của Nguyên Mông rất kém. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến đế chế Nguyên Mông không thể nào bành trướng đến những nước ở mé biển như Đại Việt, Chiêm Thành hay như Nhật Bản là nước nằm giữa biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét