Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Lễ hội đền Cờn Nghệ An có gì đặc sắc?

Trần Thanh 
(VietQ.vn) - Lễ hội đền Cờn là lễ hội truyền thống thuộc loại cổ xưa nhất của xứ Nghệ, được tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng hàng năm.

Đền Cờn tọa lạc trên gò Diệc, bên bờ sông Mai, phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai; Đền được xây dựng từ thế kỷ 13 và phát triển ở quy mô lớn dưới thời Lê, trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đền Cờn bị tàn phá nên lễ hội cũng không được tổ chức. Đến năm 1989, di tích đền Cờn được khôi phục; năm 1997 đền được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia, được tái tạo và khôi phục lại khang trang thêm. Năm 1999, Lễ hội đền Cờn được phục hồi.
Lễ hội Đền Cờn tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm với mong ước một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên; là một sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của ngư dân.
Dịp này, Lễ hội đền Cờn vinh dự được Bộ Văn hóa – Thể thao&Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội đã có hàng vạn du khách thập phương và người dân địa phương về hành hương, tham gia các hoạt động. Sáng 17-2, Lễ hội Đền Cờn sẽ diễn ra nhiều hoạt động chính đặc sắc như lễ cầu ngư, lễ hợp tế và giải đua thuyền truyền thống trên sông Mai Giang..
Lễ hội đền Cờn Nghệ An có gì đặc sắc?

 Lễ hội đền Cờn Nghệ An được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 Từ thời Trần, đền đã được gia phong “Quốc gia – Nam Hải Đại Càn Thánh Nương”. Ghi chép trong quốc sử, các thần tích và lưu truyền trong dân gian, ngôi đền được gắn với công âm phù hai bậc minh quân của hai triều đại Trần, Lê là vua Trần Anh Tông năm 1312 và vua Lê Anh Tông năm 1470 đánh thắng quân xâm lược, giữ yên bờ cõi. Đền Cờn còn nổi tiếng bởi vị trí địa lý, cảnh quan, các giá trị khoa học, văn hóa, sự hài hòa về nghệ thuật kiến trúc…
Từ thời Trần, đền đã được gia phong “Quốc gia – Nam Hải Đại Càn Thánh Nương”. Ghi chép trong quốc sử, các thần tích và lưu truyền trong dân gian, ngôi đền được gắn với công âm phù hai bậc minh quân của hai triều đại Trần, Lê là vua Trần Anh Tông năm 1312 và vua Lê Anh Tông năm 1470 đánh thắng quân xâm lược, giữ yên bờ cõi. Đền Cờn còn nổi tiếng bởi vị trí địa lý, cảnh quan, các giá trị khoa học, văn hóa, sự hài hòa về nghệ thuật kiến trúc…

 Những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Lễ hội đền Cờn. 

 Đền Cờn gắn liền với những mẩu chuyện huyền thoại linh thiêng lưu truyền trong nhân dân và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đang ngày càng thu hút du khách thập phương về tham quan, nghiên cứu và sinh hoạt tín ngưỡng.
Lễ hội Đền Cờn được tổ chức gồm 2 phần chính: Phần lễ bao gồm lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ khai hội – lễ mới, lễ cầu ngư, lễ rước voi, rước ngựa, lễ hợp tế, lễ yết vị, lễ đại tế và lễ tạ; Phần hội gồm triển lãm ảnh, chương trình văn nghệ, hội thi tiếng chim hót chào xuân, thi đấu các môn thể thao như đua thuyền, đẩy gậy, bóng chuyền, kéo co và các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương.
Dac sac le hoi den Con - Anh 1

  Đền Cờn tọa lại tại cồn Diệc, làng Phương Cần, nay thuộc phường Quỳnh Phương, TX. Hoàng Mai, Nghệ An 

Một số hình ảnh được PV ghi lại tại lễ hội đền Cờn xuân 2016:
Dac sac le hoi den Con - Anh 5
Dac sac le hoi den Con - Anh 6
Dac sac le hoi den Con - Anh 7
Dac sac le hoi den Con - Anh 8
Dac sac le hoi den Con - Anh 9
Dac sac le hoi den Con - Anh 10
Dac sac le hoi den Con - Anh 11
Dac sac le hoi den Con - Anh 12
Dac sac le hoi den Con - Anh 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét