Đối với cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ đồng bằng bằng Thanh Hóa, Hội thi làm bánh răng bừa, bánh nhãn có truyền thống từ lâu đời. Hội thường được tổ chức vào đầu Xuân, trước là để dâng lên Thành hoàng làng, sau là thể hiện sự khéo léo của những cô gái thôn quê trồng lúa.

Mâm bánh răng bừa, bánh nhãn đã hoàn thành trong Hội thi dâng lên Thành hoàng làng.

Để thành lập đội thi làm bánh răng bừa, bánh nhãn làng Trịnh Xá đã chọn ra hơn 10 người và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên như: người quay bột, người tìm lá, người nấu bột, người xào nhân…

Bánh răng bừa được làm từ hạt gạo thơm ngon đem xay với nước rồi đun sôi sao cho bột kết dính, có thể quấn trên lá chuối.

Bánh được gói trong lá chuối có chiều dài khoảng 50cm, chiều ngang khoảng 20cm.

Cuộn bánh là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm bánh răng bừa. Nếu cuộn lỏng tay thì bánh sẽ bị nhão, cuộc chặt thì bánh sẽ bị cứng không có độ dẻo.

Trong hội thi, các thành viên trong đội được quy định các nhiệm vụ khác nhau. Người thì tra bột vào lá, người thì chêm nhân bánh và những người khéo thay nhất được đảm nhiệm cuốn bánh.

Khi luộn bánh, người ta thường xếp đứng bánh trong nồi để trong quá trình luộc bánh không bị biến dạng và chín không đều.

Sau khi luộc, bánh răng bừa phải đạt đến độ dẻo có thể cuộn tròn.

Bánh nhãn được làm từ bột gạo nếp trộn với vỏ quả bưởi nướng khô. Sau đó được nặn thành những viên bi nhỏ đem rán.

Mâm bánh nhãn được dân làng Yên Ninh hoàn thiện để dâng cúng Thành hoàng làng.

Mâm bánh răng bừa được trang trí cầu kỳ, bắt mắt.

Toàn cảnh hội thi bánh răng bừa, bánh nhãn ở xã Yên Ninh, huyện Yên Định.

Theo quan niệm của người dân xứ Thanh, mâm bánh nhãn, bánh răng bừa dâng lên Thành hoàng làng, tổ tiên trong ngày Xuân thể hiện khát vọng no ấm của cư dân nông nghiệp lúa nước.