Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Dinh dưỡng cho người có cholesterol cao trong máu

Lượng cholesterol xấu trong máu cao và bạn nhận được vô số lời khuyên về dinh dưỡng như tuyệt đối khôg ăn trứng, nên dùng dầu ôliu cho các món rán.... Vậy sự thật là thế nào?
1. Tuyệt đối không nên ăn trứng? (Sai)
Từ lâu người ta vẫn cho rằng trứng, hay cụ thể là lòng đỏ trứng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho người sử dụng. Trên thực tế, đúng là lòng đỏ trứng chứa cholesterol mà nếu có mặt quá nhiều trong huyết mạch sẽ dễ gây tắc do “bám” vào thành mạch, tạo thành các mảng vữa. Nhưng nếu ăn một cách điều độ (2 - 3 quả/tuần) thì lại hoàn toàn tốt cho sức khỏe.
2. Thận trọng với thịt đỏ? (Đúng)
Thịt vụn và thịt nguội đặc biệt rất giàu cholesterol. Nhất là các loại thịt cừu non, cừu, thịt lợn hoặc ngỗng chứa nhiều mỡ bão hòa - mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngược lại, các loại thịt trắng như thịt bê, thịt thỏ, thịt ngỗng, thịt gà, chim bồ câu hoặc thịt ngan là những loại thịt rất ít lipit nên có thể ăn mà không sợ bị tăng lượng cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, dinh dưỡng cũng cần cân đối vì các loại thịt đỏ rất giàu chất sắt nhưng nên ăn phần thịt nạc (thịt thăn) và không nên ăn da. Ngoài ra, nên ăn thịt hấp, thịt luộc chứ không nên ăn rán.
3. Nên dùng dầu ô lưu cho các món rán? (Sai)
Để hạn chế các loại chất béo no, chất béo trans, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Axit béo chưa bão hòa có trong dầu thực vật làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Do đó, không chỉ có dầu ô liu, các loại dầu thực vật khác như dầu hạt hướng dương, dầu cây cải dầu, dầu ngô, dầu dừa, dầu vừng.... đều được khuyên dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu để dầu thực vật ở nhiệt độ quá nóng (vượt quá 170oC) thì những lipit có lợi sẽ bị chuyển thành mỡ bão hòa. Ngoài ra, không nên dùng quá 3 thìa súp dầu ăn mỗi ngày.
4. Nên ăn táo? (Đúng)
Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của loại quả này.
Mới đây các nhà nghiên cứu người Pháp cho biết ăn 2 quả táo/ngày giúp giảm 5 - 15% mỡ máu do triglycerid tạo thành; lượng cholesterol xấu cũng giảm đáng kể.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho biết, táo sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn nếu bạn ăn cả vỏ.
5. Chia tay vĩnh viễn với rượu? (Sai)
Nếu bạn bị mỡ máu do triglycerid, bác sỹ sẽ khuyên không uống rượu. Nhưng với những bệnh nhân có lượng cholesterol xấu trong máu cao thì lại không cần phải cai rượu hoàn toàn. Vậy nên uống bao nhiêu? Các chuyên gia khuyên phụ nữ không nên uống quá 2 ly rượu vang/ngày và nam giới không quá 3 ly/ngày.
6. Không nên ăn con hàu? (Sai)
Trước đây các nhà khoa học cho rằng một số loại hải sản như con hàu hay con vẹm chứa rất nhiều cholesterol. Tuy nhiên, rất nhiều công trình nghiên cứu sau đó cho thấy đó hoàn toàn sai.
Trên thực tế, các loại hải sản này chứa rất nhiều chất béo xterola công thức hóa học rất giống cholesterol. Do đó có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống. Hơn nữa, ăn đều đặn các loại hải sản sẽ cung cấp một lượng đáng kể các chất sắt, kẽm, phospho, mage...
7. Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm hàng đầu? (Đúng)
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn “màu xanh”, tức chủ yếu là rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại hoa quả có dầu và ngũ cốc. Đây là những thực phẩm rất giầu chất xơ. Chúng có tác dụng bảo vệ chúng ta hạn chế các bệnh tim mạch và giảm tỷ lệ cholesterol xấu trong máu.
Hơn nữa, những thực phẩm này rất ít calo không làm bạn tăng cân và rất tốt cho đường ruột.

                                                                                                                                                                       Theo Dân trí  

Giảm mỡ trong máu
.
Để giảm mỡ trong máu Bạn hãy lưu ý đến 10 nguyên tắc vàng sau:  1. Giữ cân nặng lý tưởng.
  2. Dùng chế độ ăn nhiều chất xơ.
  3. Ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần.
  4. Thận trọng với thức ăn nhanh.
  5. Tránh các thức ăn chiên rán nhiều mỡ.
  6. Tập thể dục đều đặn.
  7. Luôn loại mỡ ra khỏi thịt.
  8. Tránh ăn bánh kẹo giữa các bữa ăn.
  9. Uống nước nhiều hơn.
  10. Không hút thuốc.
           

 NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI CHỌN LỰA & SỬ DỤNG THỰC PHẨM 

 Thực phẩmNên tránh Thích hợp  
 Trứng Toàn bộ trứng, lòng đỏ trứng.  Lòng trắng trứng. 
 Sữa  Sữa nguyên chất và các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất - bơ,kem, pho-mát, sữa chua, sữa đặc.  Sữa có hàm lượng mỡ thấp, sữa không kem và cácsản phẩm làm từ sữa không kem... 
 Nội tạng động vật  Não, gan, paté, xúc xích gan, thận, lách, tuyến ức.  Không nên dùng. 
 Hải sản  Tôm, mực ống, trứng cá, cá lát tẩm bột, cá hộp (xốt dầu) Ví dụ: cá mòi.  Cá tươi, sò, điệp, hàu, cá hộp (xốt nước), tôm hùm và cua. 
 Thịt  Thịt mỡ - Thịt lợn muối xông khói, dăm bông, xúc xích, thịt hộp, thịt nhồi, paté thịt, thịt băm viên.  Thịt thỏ, thịt bê (không mỡ), thịt bò, cừu non và heo nạc (cho những người ăn kiêng vừa phải) Thịt gà nạc không da, tốt nhất là gà nuôi tự nhiên. 
 Gia cầm  Vịt, ngỗng, da gà, thịt gà nhồi.   
 Các loại bánh  Bánh nướng, chả nướng bọc bột, bánh ngọt, bánh bao, bánh rán, bánh quy.  Bánh mì, bánh xốp, bánh mì khô, bánh quy nước (chỉ làm bằng bột mì và nước), các loại bánh làm ở nhà có thành phần thích hợp.Thức ăn nhanh 
 Thức ăn nhanh Gà rán, khoai tây chiên, cá rán, bánh bao, chả giò, hot-dogs, pizza, cơm chiên.  Không nên dùng 
 Các loại hạt  Đào lộn hột, dừa, quả hạch nướng, đậu phụng, đậu phụng chiên bơ..  Quả hồ đào, quả cây phỉ, quả óc chó, quả hạnh, các hạt giống (cho người ăn kiêng vừa phải). Tất cả các loại (Rất quan trọng) 
Trái cây & rau  Không giới hạn.   
  Linh tinh  Nước thịt, khoai chiên, kẹo đường thắng, sô-cô-la, kẹo làm bằng bơ đun với đường, kẹo mềm, sữa bột pha cà phê và các thức ăn thay cho kem khác, ngũ cốc nướng có dừa.  Gạo, mì ống, ngũ cốc, thạch, thảo mộc, gia vị, mì ống đóng hộp kiểu Ý, bột nhão Vegemite, trà, cà phê, mật, mứt, rượu (lượng ít). 
 Dầu & mỡ  Mỡ bão hoà - mỡ lợn, nước mỡ, lớp mỡ cứng quanh thận bò cừu, dầu copha, bơ thực vật cứng dùng trong nấu ăn, dầu dừa và dầu cọ, xốt mayonnaise.  Mỡ không bão hoà - bơ thực vật, salad dressings, dầu thực vật - dầu ô-liu, dầu quả óc chó, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông (Tất cả đều dành cho những người ăn kiêng vừa phải). 
  
Cho người mỡ máu cao
.


     Giá hầm đậu phụ     Nguyên liệu:-  250g giá
-  200g đậu phụ trắng
-  100g dưa cải
-  2 thìa cà phê dầu ăn
-  1 thìa cà phê muối
-  1/2 thìa cà phê hạt nêm
-  Hành lá

    Thực hiện:-Giá rửa sạch
-Đậu phụ cắt vuông
-Dưa cải rửa sạch, cắt khúc
-Hành lá xắt nhỏ
-Bắc chảo, phi thơm hành, xào giá, sau đó đổ nước xăm xấp vào, đun lửa nhỏ đến khi giá chín mềm
-Cho đậu phụ và dưa cải vào, nêm nếm vừa ăn, đun tiếp đến khi thấm kỹ là được. Nhắc xuống, dọn ăn với cơm
-Dùng trong bệnh mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cơ thể mệt mỏi sau ốm...

Hiểu đúng về Cholesterol
.
Khoảng 80% lượng cholesterol cơ thể cần do gan sản xuất, phần còn lại lấy từ thức ăn. Chúng ta không nên ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Nếu nạp cholesterol quá nhiều (ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng béo và cholesterol cao) có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ, bao gồm các dạng bệnh tim mạch khác nhau.

     Cholesterol có ích lợi gì?
     Trái ngược với“tiếng xấu” về cholesterol được đăng tải trên các phương tiện thông tin gần đây, chúng ta thực sự cần nó. Nếu không có cholesterol, cơ thể sẽ không có các hoc-môn như: estrogen hoặc testos- terone (các hoc-môn sinh dục). Cholesterol giúp các tế bào có độ bền và duy trì hình dạng của chúng. Cholesterol góp phần tạo lớp bọc cho các sợi thần kinh, giúp hệ thống thần kinh tiếp nhận tín hiệu nhanh và hiệu quả hơn.

     Cholesterol hoạt động thế nào?
    
 Cholesterol từ gan sẽ được đưa đến các cơ quan khác qua đường máu. Nhưng vì cholesterol là hợp chất béo, không tan được trong môi trường háo nước của máu nên cần một chất protein để vận chuyển. Chất protein này gọi là apolipoprotein. Khi apolipoprotein và cholesterol “ráp” vào nhau sẽ được gọi là lipoprotein.


     Lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) là loại nặng nhất và chịu trách nhiệm chính trong việc “chở” cholesterol từ các mô, các cơ quan của cơ thể về gan để tái tạo hoặc phân huỷ. HDL được coi là “cholesterol tốt”, giúp loại trừ lượng choleterol dư thừa ra khỏi máu nên nó có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

     Lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL) – còn gọi là “cholesterol xấu” nhẹ hơn HDL và chịu trách nhiệm chính trong việc “chở” cholesterol từ gan đến các mô, các cơ quan trong cơ thể. LDL ít bền nên dễ bị “rã”, làm cholesterol tách ra và lơ lửng trong máu, đôi khi dính vào thành mạch máu gây xơ cứng động mạch và gây đau tim.

      Điều hòa mức cholesterol
     
 Bạn nên duy trì mức cholesterol lý tưởng ở mức nhỏ hơn 200mg/dL và mức LDL nhỏ hơn 100mg/dL (nhỏ hơn 70mg/dL ở một số người có nguy cơ cao); mức HDL nên lớn hơn 40mg/dL. Để đạt được điều này bạn nên thực hành những thói quen sau:


      Bỏ thuốc lá!
      
Nhiều người thường liên hệ hút thuốc lá với ung thư phổi, tuy nhiên, nghiện thuốc có thể liên quan chặt chẽ với bệnh tim. Hút thuốc làm tăng LDL, giảm HDL và tăng tích tụ tiểu cầu. Theo WHO, một năm sau khi bỏ hút thuốc bạn sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh tim mạch


     Ăn uống lành mạnh     Duy trì một thực đơn lành mạnh rất quan trọng với sức khỏe của tim. Ví dụ: Thực đơn của bạn nên chứa nhiều loại hạt nguyên (như gạo không chà bóng), chất xơ, rau, quả, đồng thời giảm lượng chất béo bão hoà, chất béo dạng trans (tìm thấy trong nhiều loại bánh nướng và snack).

     Tập thể dục
     
Tim của bạn là một khối cơ nên tập thể dục sẽ có lợi cho nó. Tập thể dục điều độ có thể làm tăng mức HDL, giảm LDL, giảm huyết áp, và ngăn ngừa tăng cân. Bạn nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 đến 6 ngày một tuần. Có thể bắt đầu đơn giản bằng việc đi thang bộ thay vì đi thang máy, lau nhà, giặt đồ bằng tay,…


     Giảm cân
     
Khi bạn đang béo phì, nếu giảm 5-10% khối lượng cơ thể có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Nếu dư cân, bạn không chỉ có nguy cơ tăng cholesterol, mà cả với bệnh tiểu đường tuýp II nữa. Hai điều kiện này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch. Như vậy, giảm cân vừa giúp bạn kiểm soát mức cholesterol, vừa giữ cho tim luôn khoẻ.


Ẩm thực chữa mỡ nhiều trong máu
.
Chứng bệnh mỡ nhiều trong máu là chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu như cholesterol hay triglycerid hoặc cả hai tăng cao quá mức bình thường. Nó phát sinh thường là do ăn quá nhiều chất béo, do sự tổng hợp trong cơ thể quá nhiều hoặc do sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi suy giam. Bệnh có thể nguyên phát bẩm sinh hoặc do các bệnh khác dẫn tới.





Theo quan điểm Đông y
Đông y cho rằng, chứng bệnh này gốc ở việc trao đổi vận hóa phân bố nước bọt và mồ hôi khác thường, sinh ra đờm đục trong cơ thể, làm trở ngại sự vận hành, sinh ra và biến đổi của khí huyết. Chức năng của ngủ tạng có sự mất mát, lách mất đi sự vận động, thận mất đi sự biến đổi , gan mất đi sự sơ thông, phổi mất đi sự phân bố, tim mất đi vai trò chủ trì. Nên nói chứng bệnh này thuộc gốc hư ngọn thực, phép trị có thể dùng phương pháp tiêu đờm, tiết đục, vận động kiện toàn, bổ thận, mềm gan hoạt huyết, trong đó việc kết hợp chữa trị bằng ăn uống rất quan trọng.
Nguyên tắc ăn uống
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các loại thịt nạc, thịt thỏ, thịt dê… ăn nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu.
Không ăn mỡ động vật và nội tạng mà thay bằng dầu thực vật.
Thay đổi cách chế biến các món ăn như: tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm, không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng…
Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt.
Món ăn bài thuốc
Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo. Ngày ăn 1-2 bát
Cháo bột ngô gạo tẻ: khuấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo khuấy đều, đun sôi thành cháo. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.
Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất. Dùng cho người mỡ máu cao nhất là cholesterol máu cao, gan dương huyết cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.
Cháo cà rốt gạo tẻ: cà rốt tươi 2 củ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có lợi chữa và phòng bệnh huyết áp cao, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi, những người mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.
Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người mỡ máu cao kèm cao huyết áp, bệnh van tim.
Cháo gạo tẻ lá sen: dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh huyết áp cao, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
Nước sơn tra pha đường: mỗi lần dùng 15-30g sơn tra đã phơi khô. Sau khi sơn tra đã sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường uống thay nước trà hàng ngày, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.
Hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, linh chi 15g, hổ trượng 30g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá trà 15g hãm với nước sôi. Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh huyết áp cao… còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tiêu phù nề…
Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn
cao lương mỹ vị và kèm có huyết áp cao, gan dương quá mức bình thường.
Vỏ lạc khô 50 - 100g rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao, lách hư.
Sơn tra 25g, ngân hoa 25g, cúc hoa 25g nấu nước uống thay nước trà. Tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ máu.

Ăn uống điều trị máu nhiễm mỡ
.
Ăn uống tùy tiện có thể gây béo phì, máu nhiều mỡ dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của bệnh về tim mạch...


Để phòng ngừa và điều trị máu nhiễm mỡ có thể sử dụng các món ăn như dưới đây theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung và lương y Như Tá:
1. Cháo cà rốt, gạo tẻ: Một ít cà rốt tươi vừa đủ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem nấu cháo với gạo tẻ loại ngon, dùng 2 bữa sáng, chiều. Món cháo này có thể ăn thường xuyên, lâu dài, sẽ có lợi trong việc chữa và phòng bệnh huyết áp cao, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo này cũng rất tốt.
2. Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen thật to, rửa sạch, đem nấu kỹ, bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen đó, cùng một ít đường phèn và nấu thành cháo. Món cháo bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ, chữa bệnh huyết áp cao, người có máu nhiễm mỡ, cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ... rất có hiệu quả.
3. Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo, sau đó cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun tiếp cho sôi. Người có máu nhiễm mỡ dùng thường xuyên cháo này rất tốt. Nó còn thích hợp cho người có bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. 
4. Nước sơn tra pha đường: Mỗi lần dùng 15 - 20g vị thuốc sơn tra đã phơi khô, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho vào đường uống thay nước trà trong ngày.
5. Hà thủ ô, thảo quyết minh: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 - 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
6. Lá cát cánh tươi luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà, sẽ giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh huyết áp cao, còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.
7. Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa: Mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu.
8. Canh hạ khô thảo nấu với thịt nạc heo: Hạ khô thảo 20g, thịt heo nạc 50g (thái mỏng). Cả hai đem nấu với lửa nhỏ đến chín. Chia 2 lần dùng trong ngày. Có công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu.
9. Nước râu ngô: Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 5 ngày, có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.
Theo TNO
Món ăn - bài thuốc dành cho người mỡ máu

Chứng bệnh mỡ trong máu là chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu như cholesterol hoặc triglycerit hoặc cả hai tăng cao quá mức bình thường. Chỉ số bình thường của cholesterol trong máu từ 2,82 - 5,17mmol/lit, bình thường của triglycerit trong máu từ 0,23-1,24mmol/lit. Nó phát sinh hoặc do ăn quá nhiều chất béo, do sự tổng hợp trong cơ thể quá nhiều, hoặc do sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi giảm yếu. Bệnh có thể nguyên phát bẩm sinh hoặc do các bệnh khác dẫn tới.
Đông y cho rằng chứng bệnh này là do việc trao đổi vận hóa phân bố nước bọt và mồ hôi khác thường, sinh ra đờm đục trong cơ thể, làm trở ngại sự vận hành, sinh ra và biến đổi của khí huyết. Chức năng của ngũ tạng có sự mất mát, lách mất đi sự vận động của nó, thận mất đi sự biến đổi, gan mất đi sự sơ thông, phổi mất đi sự phân bố, tim mất đi vai trò chủ trì. Nên nói chứng bệnh này thuộc gốc hư ngọn thực, phép trị có thể dùng phương pháp tiêu đờm, tiết đục, vận động kiện toàn, bổ thận, mềm gan hoạt huyết... trong đó việc kết hợp chữa trị bằng ăn uống rất quan trọng.

 Cháo cà rốt gạo tẻ.
Nguyên tắc ăn uống
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các loại thịt nạc, thịt thỏ, thịt dê..., ăn nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu.
Không ăn mỡ động vật và nội tạng mà thay bằng dầu thực vật.
Thay đổi cách chế biến các món ăn như tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm; không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng...
Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt.
Món cháo thuốc phòng trị mỡ máu
Cháo hải đới đậu xanh: Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo ngày ăn 1-2 bát, dùng cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt nhiều.
Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi thành cháo. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.
Cháo cà rốt gạo tẻ: Cà rốt tươi 2 củ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài có lợi chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.
Cháo gạo tẻ lá sen: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh tăng huyết áp, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
* Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người mỡ máu cao kèm tăng huyết áp, bệnh van tim.
* Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất. Dùng cho người mỡ máu cao nhất là cholesterol máu cao, gan dương huyết cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.
 Sơn tra.
Một số loại nước uống phòng trị mỡ máu
Nước sơn tra pha đường: Mỗi lần dùng 15-30g sơn tra đã phơi khô. Sau khi sơn tra đã sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường uống thay nước chè hàng ngày, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.
* Hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, linh chi 15g, hổ trượng 30g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g hãm với nước sôi uống thay chè.  Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp..., có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tiêu phù nề.
* Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn cao lương mĩ vị và có kèm tăng huyết áp, gan dương quá mức bình thường.
* Vỏ lạc khô 50-100g rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao.
* Sơn tra 25g, ngân hoa 25g, cúc hoa 25g nấu nước uống thay nước chè, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ máu.
BS. Thu Hương

Ăn gì để giảm mỡ trong máu
.

.
(TNTT&GT) Mỡ trong cơ thể được tạo ra từ hai nguồn: nguồn bên trong chủ yếu là sự tổng hợp của gan; nguồn bên ngoài là sự hấp thụ từ thức ăn. Chứng mỡ trong máu xuất hiện khi nồng độ chất béo trong cơ thể tăng cao bất thường

Chứng mỡ trong máu cao (gọi tắt là MMC) là cách gọi thông thường của sự tăng lipid huyết, tức hyperlypidemia, khi cơ thể ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu cao bất thường. Các chất béo trong máu bao gồm cholesterol, triglyceride, phospholipid và các chất béo tự do.
Y học hiện đại phân làm 2 loại: MMC nguyên phát do yếu tố di truyền hoặc do ăn uống như hấp thụ quá nhiều chất đường, nhiều cholesterol và mỡ động vật, ít chất xơ…MMC thứ phát do những chứng bệnh khác gây ra như: đái tháo đường, gan, thiểu năng tuyến giáp, thận hư, viêm tụy mạn tính, ứ mật, gout, nghiện rượu, do dược phẩm...
Khi bệnh phát triển nặng, có các triệu chứng như đầu choáng, mắt hoa, nhức đầu, bứt rứt trong người, thở ngắn hơi, tim hồi hộp, mất sức dần, tay chân có cảm giác tê dại… Khi cơ thể mập phì, xét nghiệm sinh hóa máu có các chỉ số: (theo Viện Pasteur TP.HCM)
* Cholesterol toàn phần cao hơn 5,2mmol/l hay 2gr/l.
* Cholesterol xấu (LDL) cao hơn 4,7mmol/l hay 1,82gr/l.
* Cholesterol tốt (HDL) thấp hơn 0,9mmol/l hay 0,35gr/l.
* Triglycerides cao hơn 1,71mmol/l hay 1,5gr/l.
Chứng MMC là dấu hiệu chủ yếu của bệnh xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, xơ cứng tiểu cầu thận…
Để phòng ngừa lượng cholesterol xấu tăng cao cần lưu ý:
* Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng, thường xuyên như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga…
* Chất bột: nên ăn các loại ngũ cốc còn thô, không xay xát, tinh chế quá. Lượng calo đưa vào cơ thể vừa phải, để tránh tăng cân.
* Chất đạm: nên sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu, đạm động vật từ cá. Thịt nạc dùng ít hoặc không.
* Chất béo: dùng dầu thực vật như dầu ô-liu, đậu nành, mè, đậu phụng, hướng dương, không nên dùng dầu cọ, dừa, mỡ động vật.
* Các chất khoáng: nên ăn các thức ăn giàu kalium như chuối, khoai tây, đậu hòa lan, cam vắt, rau cần tây, táo tây, mận, yaourt, nước sắc rễ tranh, mã đề, rau má, hoa cúc.
Tăng cường bổ sung calcium có trong mộc nhĩ, rau dền, rau cần tây, lá lốt, kinh giới, củ cải non, rau húng, thì là, tía tô, nấm đông cô, rau đay, rau nhút, rau mồng tơi, rau thơm, đậu nành, đậu trắng, rau bí, rau muống, cua đồng, rạm tươi, tép khô, ốc, trai, hến, sữa bột tách béo, yaourt…
Dùng các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng sậm, đỏ (giàu beta-caroten) như: gấc, rau ngót, bông cải xanh, ớt vàng to, rau húng, rau dền, cà-rốt, cần tây, rau đay, rau dền đỏ, cải thìa, rau ngổ, rau muống, rau bí, đu đủ chín, rau mồng tơi, rau tàu bay, quýt, khoai lang nghệ ...
Các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp như tỏi, hành, hẹ, cần tây.
Chất axit béo omega-3 có trong các loại cá có dầu như cá thu, cá hồi, cá tra, cá ba sa, cá hú… giúp làm lỏng máu, giảm khả năng máu đóng cục, rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.
Nên uống rượu vang đỏ (1-2 ly/ngày), các loại bia (1-2 lon/ngày), tránh các loại rượu mạnh, thuốc lá. Ngoài ra, nên dùng một trong các loại trà: trà cúc, trà thảo quyết minh, nhân trần, artiso, trà rau má, gừng, trà lá sen, sơn tra, hoa hòe, trà rễ tranh, trà xanh, đen, trà lạc tiên…
Thuốc đông y có tác dụng hạ mỡ trong máu 

Qua nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, các nhà khoa học đã ghi nhận một số dược liệu có tác dụng giúp hạ mỡ trong máu như trạch tả, sơn tra, hà thủ ô đỏ, nhân trần, quyết minh tử, hổ trượng căn, bồ hoàng, nấm linh chi, nấm đông cô, nấm mộc nhĩ, đại toán (tỏi), khương hoàng (nghệ), rau cần tây, lục đậu (đậu xanh)…

Căn cứ vào thể tạng và các triệu chứng lâm sàng, có thể phối hợp thành các đơn thuốc như sau:

* Sơn tra, hoa hòe, thảo quyết minh .

* Sơn tra, thảo quyết minh, sắn dây, tang ký sinh.

* Hà thủ ô, sơn tra, trạch tả, hoàng tinh, huyền sâm .

* Sơn tra, thảo quyết minh, hà thủ ô, hổ trượng căn, trạch tả.

* Hà thủ ô, thảo quyết minh, nhân trần, trạch tả, kim anh tử, kê nội kim.

* Hà thủ ô, sơn tra, sắn dây.

* Nấm linh chi, sơn tra, thảo quyết minh, xích thược.

* Sơn tra, sắn dây, đan sâm, tam thất, mộc hương…

Các loại trên đều rửa sạch, sấy khô,liều lượng mỗi thứ khoảng 8-12gr.Hợp chung lại thành thang, sắc nước uống hoặc hãm nước sôi để uống.

Chỉ dùng thuốc hạ mỡ trong máu cao khi đã thực hiện các yêu cầu trên mà chưa cải thiện thêm được tình trạng bệnh lý. Thuốc chỉ bổ sung chứ không thay thế được chế độ trị liệu nói trên.
Lương y Đinh Công Bảy

Củ tỏi - gia vị hạ cholesterol
.
Hàng nghìn năm nay, tỏi được xem là một thứ gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn của nhiều dân tộc trên thế giới. Ngày nay, vai trò của nó trong cuộc sống đối với con người sẽ được nâng cao gấp nhiều lần, bởi vì tỏi là dược liệu quý giá có khả năng hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu xuống và vì thế nó là “vệ sĩ” vô giá để bảo vệ hệ thống tim mạch.
Tập hợp 13 công trình nghiên cứu về tác dụng y - dược của tỏi từ những năm 60 tới nay, các nhà khoa học của Anh thuộc Trường ĐHTH Exeter đã cho biết: Tỏi chứa một hợp chất sinh học - allicine - có khả năng tuyệt vời để bảo vệ tim mạch, do nó có thể “hoá giải” được một hàm lượng lớn cholesterol “dư thừa” trong cơ thể người và vì thế không làm cho huyết áp gia tăng. Qua phân tích cho thấy nhiều thành phần hữu cơ chứa trong củ tỏi hoạt động như là những chất hoạt huyết - chống đông đặc máu và tăng khả năng linh động của các tế bào hồng, bạch... cầu.

Một số nghiên cứu cho rằng tỏi có thể giảm lượng cholesterol trong máu xuống 12%. Trong khi đó, một số công bố khác cho rằng tỏi chỉ có khả năng tối đa hạ cholesterol xuống dưới 9%. Tuy vậy, bất luận các chỉ số trên nằm ở ngưỡng nào thì tỏi vẫn là cây thuốc vô cùng quý giá. Bởi nếu chỉ hạ nồng độ cholesterol xuống 5% thì đã loại trừ khả năng mang bệnh tim trên 20%.

Ngoài chức năng làm chất xúc tác - hoạt huyết - tỏi còn là một kháng sinh tự nhiên mà cả khoa học cổ truyền lẫn hiện đại không thể phủ nhận.

Lượng tỏi lưu thông trên thị trường quốc tế vào những năm 90 dao động ở kim ngạch từ 174 tới 223 triệu USD.

Hiện tại, một số hãng dược phẩm đang có dự án bào chế tỏi thành viên thuốc nén với mục đích chữa bệnh hạ cholesterol mà không gây ra các hiệu ứng có hại như thuốc chuyên dụng Statin. Tuy vậy, loại tân dược dạng con nhộng này sẽ không mang mùi vị của thiên nhiên và nó làm giảm khả năng chữa bệnh “đa dạng” của tỏi. Cho nên các nhà y - dinh dưỡng khuyên rằng nên sử dụng tỏi như là thức ăn - thuốc uống trong các bữa ăn thường nhật là tốt nhất.
[Theo Báo Lao Động]
[Ẩm thực. NauNgon.com]
Ăn nhiều bữa giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu
.
Mới đây nhóm các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra, ăn nhiều bữa giúp giảm nồng độ cholesterol máu và do vậy có thể giúp giảm 10-20% nguy cơ mắc bệnh tim. Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng, ăn nhiều bữa một ngày thậm chí còn quan trọng hơn cả khẩu phần trong từng bữa ăn.
Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn hơn 14.000 người ở độ tuổi từ 45-75 về thói quen ăn uống. Những người này được chia thành 5 nhóm dựa vào số bữa ăn hàng ngày của họ. Sau đó, từng người được lấy mẫu máu để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol trong máu ở những người ăn ít nhất 6 bữa/ngày thấp hơn 5% so với những người chỉ ăn một hoặc hai bữa một ngày. Tỷ lệ sụt giảm này là rất quan trọng đối với các bệnh nhân bị bệnh tim.
Theo các nhà khoa học, nếu ăn ít bữa và thời gian giữa các bữa kéo dài thì khiến cho cơ thể phải để năng lượng dự trữ lâu hơn, trái lại, nếu ăn nhiều bữa thì quá trình chuyển hoá giữa các chất sẽ diễn ra nhanh hơn và năng lượng không cần phải dự trữ quá lâu.
GS Kay-Tee Khaw, thuộc Viện Y tế công cộng tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết, theo kết quả thử nghiệm, những người ăn ít bữa thì lượng đường hấp thụ vào máu sẽ nhiều hơn. Trong trường hợp đó, các enzim cũng hoạt động tốt hơn và như vậy cholesterol sẽ được tạo ra nhiều hơn.
Bà Kay-Tee Khaw nói: Tốt nhất, chúng ta nên chia lượng thức ăn thành nhiều phần nhỏ và ăn thành nhiều bữa.
[Minh Huyền - Theo BBC]
[Ẩm thực. NauNgon.com]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét