Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lễ hội lăng Ông



fn_levanduyet.gif (12974 bytes)
Lễ hội lăng Ông
Người Sài Gòn xưa cũng nay có thói quen gọi cặp từ "Lăng Ông Bà Chiểu" để chỉ lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, từng giữ chức tổng chấn Gia Ðịnh thành (tức cả Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận ngày nay) tại khu vực Bà Chiểu hay cụ thể hơn: Bên cạnh chợ Bà Chiểu. Có không ít người nhầm tưởng rằng đây là phần mộ ông và bà tên Chiểu. Không phải vậy. Ðây là phần mộ của ông bà Lê Văn Duyệt.
Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ tả quân vào ngày 1-8 âm lịch và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết.
Về lễ hội Tả quân: Xét riêng phương diện các lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử, thì đây là lễ hội lớn nhất ở đất Gia Ðịnh xưa và nay. Lễ bắt đầu từ 30 tháng 7 và kết thúc vào 3 tháng 8. Số người dự hội có đến hàng chục vạn. Suốt trong những ngày hội tại trung tâm thành phố này, dòng người hành hương tấp nập từ các nơi đổ về không ngớt cả ngày lẫn đêm . Không chỉ người thành phố mà cả khách tỉnh xa cũng về dự hội. Ðáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa chiếm khoảng 50%. Ðiều này có nguyên nhân lịch sử của nó. Họ đến dâng hương cầu khấn với lòng thành kính, để tạ ơn một vị phúc thần mà lúc sinh thời khi làm Tổng chấn Gia Ðịnh đã có những chính sách, chủ chương nâng đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển nghề nghiệp, an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai của họ. Người hoa vì thế đã tôn vinh Tả quân Lê Văn Duyệt là "Phò mã gia gia" coi ông như một vị thần ngang hàng với ông Bổn trong lịch sử Trung Hoa.
vfc_langong2.gif (16716 bytes)
Về lễ hội đầu xuân nơi Lăng Ông: Ngay đem 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ông đông nghẹt, không có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, nhưng nơi đây, ngoài những cây cổ thụ cao chót vót, đâu có lộc mà để hái? Ðể đáp ứng nhu cầu đã trở thành tập tục này, ban quý tế của lăng đã chuẩn bị hàng xe ô tô cây "phát tài" từ các làng hoa Gò Vấp đưa về để sẵn từ chiều. Trên sân lăng rộng gần nơi cổng Tam quan, gần nơi cổng bán hương cho khách vào lễ bái ở lăng, có những chiếc bàn trên chất cao những cây "phát tài" và cạnh đó có đặt một thùng "phước sương". Khách đến cứ chọn cành lộc đầu năm mà mình vừa ý, sau đó cũng tự nguyện bỏ tiền vào quỹ "phước sương" của lăng (vì ở đây không có người bán - hơn nữa ai mà đi bán lộc). Quang cảnh đêm lễ hội đầu xuân tại nơi đây thật là náo nhiệt. ở trung điện và chánh điện khói hương trầm mù mịt, nhóm này ra, nhóm khác vào liên tục không ngớt, kẻ hái lộc, người "đổi hương" tưng bừng, rộn rịp, mong mang một chút lộc Thánh về gia mình trong năm mới. Người ta thấy bên cạnh người Việt có đông đảo bà con người Hoa tay cầm cành lộc hoặc cây hương trường đang cháy đỏ, hoặc cùng lúc cả hai thứ. Có mặt trong hội đầu xuân này còn có mặt không ít người ngoại quốc cùng tham gia chảy hội với nét mặt hân hoan, thích thú. Ðêm hội kéo dài đến 2 giờ sáng mới vãn người để rồi ngày mồng 1 và mồng 2 lăng Ông lại mở cửa đón bà con thành phố, mà đông đảo nhất là ba con tiểu thương, tiểu chủ trong các quận nội thành, và khách thập phương đổ về với số lượng hàng chục vạn mỗi ngày.
Mùng 2 đi thăm lăng Tổng trấn Gia Định thành
TTO - Hàng chục năm nay, mỗi ngày lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) được khách thập phương đến viếng rất đông. Có thể do nhiều người đồn đãi, ông rất thiêng nên mỗi lần tết đến cứ từ giao thừa hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về cúng bái cầu xin và hái lộc đầu năm.

Đặc biệt , một pho tượng đồng chân dung Lê Văn Duyệt lấy mẫu từ tở bạc thời trước 75 đã được an vị trên bệ thờ vào ngày 28 tết. Tượng bằng đồng nguyên chất cao 2,65m nặng 3 tấn do các nghệ nhân ở Huế đúc và mang vào.
Mồng 2 tết, người viếng lăng vẫn còn đông nhưng không nhiều bằng đêm giao thừa. Bà con đến để xin xăm đoán xem vận mệnh, để xoa tay vào những con chiến mã cầu sức khoẻ, để làm phước phóng sanh, để xin chữ cầu phước lộc đầu năm.
Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân. Ngôi mộ này bị san phẳng và xiềng dưới thời Minh Mạng. Sau đó được Thiệu Trị và Tự Đức khôi phục và trùng tu lại.
Cụ Phạm Văn Tiên, 80 tuổi người đã hơn 10 năm ngồi tại lăng Ông cho chữ vào mỗi độ xuân về. Cụ thuộc thế hệ nhà nho, có nhiều nét chữ độc đáo, được nhiều người hâm mộ.
Rời lăng Ông, chúng tôi đến thăm lăng của một Tổng Trấn Gia Định thành khác. Đó là Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu. Ngôi mộ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa nhưng buồn và khá ảm đạm.
Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 – 1827) là một võ tướng dưới triều Gia Long cùng thời với Lê Văn Duyệt. Năm 1816 được điều về Huế làm trung quân phó tướng. Năm 1821 làm phó tổng trấn Gia Định thành rồi Tổng trấn 2 năm sau đó. Hiện nay lăng mộ ông tại đường Nguyễn Thị Huỳnh (Q. Phú Nhuận).
Cùng chung cảnh ngộ với lăng Trương Tấn Bửu, lăng Bình Giang quận Công Võ Di Nguy trên đường Cô Giang (Phú Nhuận) cũng thật vắng lặng. Ông Lê Văn Tam người trông lăng mộ cho biết, ngày tết chỉ có khoảng vài chục người đến viếng. Tuy không hương tàn khói lạnh nhưng so với các nơi khác thấy mà chạnh lòng.
Võ Di Nguy cũng là một tướng dưới thời Nguyễn Ánh. Năm 1801, trong lúc chỉ huy chiến thuyền giao tranh với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Bình Định) ông trúng đạn tử trận.
Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) là một danh tướng từ thời Nguyễn Ánh. Ông có công rất lớn trong việc dựng nghiệp cho nhà Nguyễn.Cả 3 lăng một đều là của các danh tướng triều Nguyễn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận là di tích lịch sử từ nhiều năm nay.
Sau khi lên ngôi, năm 1813 đến năm 1816 Gia Long phong cho ông làm Tổng Trấn Gia Định. Sau đó đến đời Minh Mạng, một lần nữa ông được tái bổ nhiệm vào chức vụ này (1820 – 1832). Ông mất khi còn tại chức và được an táng tại làng Bình Hòa Gia Định (tức lăng ông bây giờ).
Sau khi ông mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi làm loạn. Vua Minh Mạng bắt tội ông đã san phẳng mồ mả đồng thời xiềng mồ bằng sợi xích to. Trước mộ còn có tấm biển ghi : “quyền yểm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ”. Đến đời Thiệu Trị và Tự Đức, tội của ông mới được giải và lăng mộ được khôi phục.

Khám phá khu lăng mộ cổ nguy nga nhất Sài Gòn


(Kienthuc.net.vn) -  Không chỉ có quy mô lớn, các tác phẩm điêu khắc tinh tế khiến lăng trở thành một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao của Sài Gòn.Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) (người dân thường gọi là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu do lăng nằm ở vùng đất Bà Chiểu xưa) là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Trước 1975, cổng Tam quan của lăng đã được chọn làm biểu tượng của Sài Gòn - Gia Định Ngày nay khu lăng mộ tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM.Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500m2.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán "Lê công miếu bi" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894).Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và dân chúng. Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, quân sự đã tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với quân Tây Sơn. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng.Mộ Tả quân và vợ có bình phong và tường dày bao quanhPhần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ.Phần mộ nhìn từ phía sau.Nghê đá canh gác lối vào mộCách khu mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu", nơi thờ Lê Văn Duyệt.Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện.Gian tiền điện.Gian trung điện thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, Thiếu phó Lê Chất và Kinh lược Phan Thanh Giản.Gian chính điện có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65 m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện.Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).Về tổng thể, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng.Các tác phẩm chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ tinh tế còn được lưu giữ khiến lăng trở thành một công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao của Sài Gòn.Tranh khảm kỳ lân ở mặt tường bên ngoài tiền điện.Tượng gốm trang trí trên mái miếu thờDãy lư hương bằng đá phía trước miếu thờ.Khuôn viên lăng Tả quân Lê Văn Duyệt rộng rãi và rợp bóng cây xanh, là nơi thư giãn lý tưởng của người dân trong khu vực.Quốc Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét