Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lễ hội Triều Khúc - Nét đẹp văn hóa người Hà thành


Hà thành đất Kinh kỳ qua bao năm tháng đã có những giá trị văn hóa dần bị mai một, nhưng cũng có nét đẹp văn hóa vẫn còn trường tồn mãi như việc thờ Thành hoàng làng - vị thánh che chở cho cả dân làng. Hàng năm đến hẹn lại lên, vào ngày 9 tháng 1 âm lịch lại tổ chức hội làng.
25.jpg
 
Làng Triều Khúc là vùng ven đô của Hà Nội, nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa nguyên sơ nhất của lễ hội truyền thống. Làng thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thành hoàng làng. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp. Bởi vậy nơi này có tên gọi là Đường Lâm. Ông là người rất được lòng dân vì đã giúp cho nhân dân ta lấy lại tự chủ một cách trọn vẹn trong suốt 9 năm.
26.jpg
Hàng năm dân làng Triều Khúc thường tổ chức rước kiệu từ đình Sắc về đình Đại. Những nét đẹp văn hóa truyền thống như múa lân, múa cầu bồng và múa xin tiền vẫn còn được tồn tại trong lễ hội cho đến ngày nay.  Đây là điều đặc sắc mà khó có lễ hội nào còn có thể lưu giữ được nhất là điệu múa cầu bồng, người già nhất trong làng cũng không biết ai là người đã sáng tạo ra điệu múa này. Nhưng có một điều là cứ có dịp vui hay lễ hội nào đều phải có múa cầu bồng. Đoàn múa cầu bồng là những nam thanh niên giả gái, vận những bộ đồ váy áo màu sắc sặc sỡ, họ say sưa trong những điệu múa thanh thoát, những câu hát chứa đựng biết bao tình cảm. Khi múa ai cũng thấy vui vẻ, háo hức.
27.jpg
Tại lễ hội còn có rất nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như đấu vật, chơi cờ tướng… tất cả đều hòa chung trong không khí Xuân rộn rã, ấm áp.
28.jpg
Có thể nói lễ hội Triều Khúc thể hiện sâu sắc nhất cốt cách và nét đẹp tâm linh trong bản sắc văn hóa của người Hà thành. Những nét văn hóa nguyên sơ ấy đã được dân làng nơi đây lưu truyền ngàn đời và chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian…
Vietbao (Theo: monngonhanoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét