Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Sơn thù du bổ thận tráng dương


Sơn thù du có tên dược Fructus comi lấy từ quả của cây Cornus officinalis Sieb. Et Zuce thuộc họ Sơn thù du (Cornaceae) chủ yếu ở vùng ôn đới, Bắc bán cầu.
Là loại cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông. Lá đơn mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5 – 7cm, rộng 3 – 4,5cm, đầu nhọn, mép nguyên, có 5 – 7 đôi gân phụ. Hoa nở trước, lá mọc thành tán là loại hoa nhỏ, màu vàng, có 4 lá đài và 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch, hình trái xoan dài 1,2 – 1,5cm, đường kính 7mm, chín có màu đỏ tươi, nhẵn; nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống dài 1,5 – 2cm, hạch hình trứng, ra hoa vào tháng 5 – 6, quả tháng 8 – 10 hằng năm.
Đông y cho rằng sơn thù du có vị chua, tính bình, đi vào phần khí của hai kinh can và thận. Có công năng bổ Can, Thận, nạp tinh khí nên được sử dụng làm thuốc cường tráng như trục phong hàn, tê thấp, trị nóng rét, không đau đầu, nghẹt mũi; đặc biệt được dùng làm thuốc cường dương, ích tinh, thông khiếu. Trong các y thư cổ cho rằng có vị chua, sáp, tính hơi ôn quy vào kinh Can và Thận, sáp tính, chỉ hàn tức là làm cho tính khí bền, cầm không cho ra mồ hôi. Tác dụng trị di tinh, tiểu ra tinh dịch, đái nhiều lần, kinh nguyệt không đều hay ra mồ hôi trộm. Liều dùng trung bình mỗi ngày cho dạng thuốc sắc hay ngâm rượu hoặc hợp với các vị khác là 6 – 12g.
Hiện nay được sử dụng sơn thù du theo kinh nghiệm cổ như phương lục vị hay lục vị địa hoàng để trị chứng tinh khí không kiên, đi tiểu nhiều, tai ù điếc do thận kém ở tuổi già; mắt vàng do Can hư. Theo các kết quả nghiên cứu mới Sơn thù du còn được dùng trị sốt rét, dùng nó làm thuốc thu liễm, thuốc bổ.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một vài phương bổ thận tráng dương có sử dụng vị sơn thù du.
*Dùng phương Sơn thù du hoàn (Thái Bình Thánh Huệ phương). Có công dụng bổ thận, ôn dương, ích tinh; trị hư lao, gối lạnh, chân yếu, tiểu nhiều, không muốn ăn uống. Phương gồm: Ba kích 40g, chử thực 40g, mẫu lệ phấn 40g, ngũ vị tử 1,2g, ngưu tất 60g, nhục quế 1,2g, phúc bồn tử 40g, sơn thù du 40g, thạch hộc (bỏ rễ) 40g, thiên hung (nướng, bỏ vỏ, cuống) 40g, thỏ ty tử 80g, thục địa 60g, thự dự 40g, tỳ giải 40g. Tán bột cho mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g chiêu với rượu ấm. Ngày 2 lần.
*Sơn thù thung dung tửu (trong “Dược tửu nghiệm phương tửu”). Có tác dụng bổ Can, Thận, làm ấm lưng, ấm gối, an thần, định chí, bổ não, bổ tinh; trị Can, Thận hư tổn, chóng mặt, ù tai, hay quên, lưng mỏi, chân yếu, tay chân lạnh. Phương gồm: Ba kích 30g, bạch linh 30g, đỗ trọng (sao) 40g, ngũ vị tử 35g, ngưu tất 30g, nhục thung dung 60g, sơn dược 25g, sơn thù du 30g, thỏ ty tử 30g, thục địa 30g, trạch tả 30g, viễn chí 30g.
Cách bào chế: Tất cả các vị trên giã nát, sau cho ngâm trong 4 lít rượu gạo loại cao độ (40 – 45 độ). Mùa xuân hạ ngâm 5 ngày là dùng được; mùa thu đông ngâm 7 – 10 ngày mới dùng. Ngâm lâu hơn càng hay.
Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần trước ăn, mỗi lần từ 1 – 2 ly nhỏ chừng 25 – 30ml.

Sơn thù phục hồi “bản lĩnh” đàn ông

Sơn thù du còn gọi là sơn thù, thù nhục, dược liệu làm thuốc là quả cây sơn thù du, khi già được hái về bỏ hạt phơi khô để dùng dần. Sơn thù vị chua, tính hơi ôn, quy kinh can, thận. Thành phần chủ yếu là saponi, axit ursolic, tanin, vitamin A.
Theo y học cổ truyền, sơn thù có tác dụng bổ can thận, chắc tinh khí, bền vững hạ nguyên. Dùng trị các chứng đau lưng mỏi gối, da xanh, người gầy, hay bị hoa mắt chóng mặt, dương nuy, hoạt tinh, di tinh, suy giảm tình dục. Trong thực thế, sơn thù ít khi dùng đơn độc mà thường kết hợp với một số vị khác như cẩu tích, phá cố chỉ, dâm dương hoắc… Liều dùng trung bình từ 10 - 20g/ngày, nếu cần có thể dùng liều cao hơn.
Sơn thù phục hồi “bản lĩnh” đàn ông 1
Quả cây sơn thù.
Một số bài thuốc có sơn thù
Bài 1: sơn thù 16g, cẩu tích 12g, nhân sâm 10g, khởi tử 12g, thục địa 16g, tơ hồng xanh 20g, nhục thung dung 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, liên nhục 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, ngũ vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận, sáp tinh, làm bền vững hạ nguyên, phục hồi khả năng tình dục. Dùng tốt cho nam giới bị xuất tinh sớm, thể trạng gầy yếu, da xanh, tim hồi hộp, đoản hơi, hoa mắt chóng mặt, hạ nguyên hư suy.
Bài 2: sơn thù 16g, ba kích 12g, thỏ ty tử 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 14g, phá cố chỉ 10g, thục địa 16g, trạch tả 12g, liên nhục 16g, tần giao 12g, phòng sâm 16g, hà thủ ô chế 16g, tơ hồng xanh 16g, quế chi 6g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận tráng dương. Dùng tốt cho nam giới có biểu hiện liệt dương, cơ thể yếu mệt, đau lưng mỏi gối, căng thẳng thần kinh, giấc ngủ chập chờn, đau đầu, lưng và chân tay lạnh.
Bài 3: Rượu thuốc chữa yếu sinh lý có vị sơn thù: sơn thù, ba kích, cẩu tích, thục địa, phòng sâm, ngũ gia bì, khởi tử, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, đại táo, cam thảo, nhục thung dung, liên nhục, đỗ trọng mỗi vị 30g. Cho thuốc vào bình thủy tinh hoặc sứ, đổ ngập rượu để ngâm sau 10 ngày là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml. Công dụng: bổ thận, sinh tinh, phục hồi và ổn định chức năng sinh lý. Bài rượu thuốc này phù hợp cho những người xuất tinh sớm, tinh ít, suy giảm tình dục.       
Vietbao.vn (Theo SKĐS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét