Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tìm hiểu Hoành phi, đối, liễn trong thờ cúng tổ tiên của cư dân Bình Dương

TỐNG GIANG - Bảo tàng Bình Dương


 Trong không gian thờ cúng ông bà tổ tiên của mỗi gia đình người Việt, người Hoa trên đất Bình Dương thì đều giành một phần trang trọng nhất để treo những bức hoành phi, đối, liễn. Đó là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của cư dân trang trọng nhất để treo những bức hoành phi, đối, liễn. Đó là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của cư dân bàn thờ bàn thờ lối chữ và một câu khác nhau, chất liệu của nó cũng có sự khác biệt. Trên mỗi bức hoành phi, ngoài những chữ đại tự còn có ghi niên hiệu năm làm vào mùa tháng nào hoặc tên tuổi người con cháu nào đã cúng vào nhà thờ bức hoành phi đó.
Vào mỗi nhà thờ ta trông thấy những tấm biển gỗ treo trên cao nằm ngang trên mé trước bàn thờ, chiều ngang ăn suốt gian nhà vào khoảng ba thước, chiều cao từ một thước tới thước hai trên có khắc những chữ thật lớn thường là ba, bốn chữ. Những biển gỗ này chính là những bức hoành phi. Hoành phi thường được sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có bức sơn son hoặc sơn đen chữ khảm xà cừ, có những bức hoành phi hình cuốn thư. Những chữ viết trên hoành phi đều tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, hoặc để ghi tụng công đức của tổ tiên. Chẳng hạn như câu ''Kính như tại” (nghĩa là con tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, hoặc để ghi tụng công đức của tổ tiên. Chẳng hạn như câu ''Kính như tại” (nghĩa là con
Theo nhà nghiên cứu Phan Thanh Đào, tại bàn thờ của nhiều gia đình, thường thấy các tấm hoành phi khắc ghi dòng chữ  “Thận chung, truy viễn”. Bốn chữ này xuất phát từ sách Luận Ngữ, từ điển Từ Nguyên chú là: Thận chung giả, tang tận kỳ lễ; Truy viễn giả tế tận kỳ thành. Trong đó: Thận chung là nhấn mạnh việc cúng lễ chu đáo trong ma tang, truy viễn là chú trọng sự tín thành hết lòng trong khi cúng tế.
Ngoài việc trang trí, nội dung các tấm hoành phi còn ghi lại những lời răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; hoặc ca ngợi truyền thống lao động, học tập, đức độ, thanh danh... đã làm rạng danh tổ tông, dòng họ, gia đình. Trong một ý nghĩa khác, nội dung trong hoành phi thường thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình. Điển hình như tấm hoành phi “Vinh thế xương” (rạng rỡ nhiều đời) tại nhà thờ cụ Trần Ngọc Cân; “Chánh trung” (chánh trực, trung nghĩa): “Phái viễn vân nhưng” (lưu truyền muôn đời như mây bay xa) tại nhà cổ cụ Trần Công Vàng...
Bên cạnh đó các tấm hoành phi đề chữ ''Chủ trung tín” (trung, tín làm trọng), “Quang thế trạch” (ân đức sáng muôn đời) như nhắc nhở con cháu sống phải giữ lấy chữ trung, chữ tín để ân đức dòng tộc, gia đình mãi mãi sáng trong.
Nếu trên cao bàn thờ có treo những bức hoành phi thì ở cột hoặc ở tường nhà thờ có treo những câu đối, liễn. Những gia đình giàu có thì thường được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hay sơn đen khảm xà cừ, còn nhà nghèo là những đối, liễn hay những tờ giấy hồng có viết những câu đối. Nhiều nhà có treo những câu đối rất quý, mỗi vế là nửa cây gỗ đã được xẻ đôi, sơn son hoặc sơn đen, có thiếp vàng hoặc khảm trai những hàng chữ. Đối, liễn cũng giống như hoành phi ngoài việc dùng trang trí, nó còn ghi lại những lời răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống, hoặc ca ngợi những truyền thống của tổ tông dòng họ hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng cho dân chúng. Chúng ta thường bắt gặp tại các gia đình các câu đối như “Tổ tông công đức thiênniên thịnh, tử hiếu tôn hiền vạn đại xương” (Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh, hiếu hiền con cháu vạn đời ngay); hay “Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh, lộc tiến vinh hoa phú quý xuân”. Câu đối tại nhà cổ cụ Trần Công Vàng có nội dung như là: “Chính tâm vi tiên xuất như thị nhập như thị; truy lập bất ỷ, ngôn ưu tư, hành ưu tư” nghĩa là chính tâm đã làm đầu, ra như vậy, vào như vậy; truy lập là không dựa, nói ở đây, làm ở đây), chủ yếu nó khuyên răn con người sống chú tâm, trung thực, tự lực cánh sinh để xây dựng cơ nghiệp lâu dài, không cậy nhờ vào người khác; hay “Phước tại toàn băng hêu trạch hồng đồ thừa phái viễn; ân lưu âm chất di truyền quảng nghiệm phụ tông đường” (Nhà cổ Nguyễn Tri Quang); “Mộc hữu bổn, thủy, hữu, nguyên kế thuật gia phong duy  hiếu, đức nhuận thân, phú nhuận ốc, quang huy thế trạch trọng cương” (Nhà cổ Nguyễn Tri Quang) cũng là để thể hiện âm đức có được là nhờ việc giữ lấy đức âm truyền, nên con cháu phải gánh vác tốt việc tông đường. Hơn nữa, ân cha mẹ như trời biển: ''Cúc dục ân thâm hải trọng” do vậy con cháu phải: “Chưng thường lễ đáp lạp ti khinh”; “Kính thành bất giảm song thân nghĩa; Phúc lạp vô song bán tử hình” (Nhà cổ Nguyễn Tri Quang)...
Những câu đối, liễn và những đại tự các bức hoành phi ghi trên đều bằng Hán tự, nhưng cũng có rất nhiều nhà dùng câu đối Nôm, có khi cả hoành phi Nôm. Thông thường những câu đối được treo tại nhà thờ tổ tiên cũng như những bức hoành phi thay đổi tùy theo hoàn cảnh và địa vị của người gia trưởng và cũng tùy theo sự nghiệp của cha ông để lại.
Ngày nay, tuy cuộc sống đã phát triển hơn, đời sống vật chất của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị nội thất hiện đại được các gia đình trang trí rất đẹp trong không gian ngôi nhà của mình. Nhưng không vì thế mà phong tục treo hoành phi, đối, liễn tại nơi thờ cúng ông bà tổ tiên của mỗi gia đình bị mai một đi. Có chăng các bức hoành phi, đối, liễn được làm bằng những chất liệu hiện đại, đắt tiền, gọn nhẹ hơn nhưng không kém phần trang trọng và mang tính thẩm mỹ cao. Điều đó như nhắc nhở con cháu, các thế hệ mai sau không quên công đức tổ tiên ông bà, dòng họ để lại, họ là những người sẽ có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống đó để làm rạng danh tổ tông dòng họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét