Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tinh tre chữa hóc xương

Tinh tre có vị ngọt, tính hơi lạnh, thanh nhiệt, thường dùng chữa trị cảm sốt, buồn nôn, chảy máu cam... 


-  Cây tre là cây gần gũi, gắn bó với làng quê và người nông dân. Loại cây này có nhiều công dụng, trong đó lá tre, thân tre, nước ở cây tre non, vỏ cây tre... đều là những vị thuốc quý. Đặc biệt bộ phận làm thuốc là tinh tre.
[links()]
Khi chặt tre xuống, cưa lấy từng đoạn ngắn, bỏ mắt, dùng dao sắc cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Sau đó lại cạo mạnh để lấy lớp vỏ phơn phớt xanh, được các sợi mỏng hay bột (gọi là tinh tre) đem phơi khô. Khi nào dùng thì tẩm nước gừng sao qua. Tinh tre có vị ngọt, tính hơi lạnh, thanh nhiệt, thường dùng chữa trị cảm sốt, buồn nôn, chảy máu cam... Dưới đây là một số bài thuốc từ cây tre.

Chữa miệng, lưỡi lở loét: Lấy lá tre 12g, sinh địa 12g, mộc thông 9g, cam thảo 6g sắc uống. Còn nếu tiểu ra máu do nhiệt, nên dùng lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, lá thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g, cho 600ml nước, sắc lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị kinh nguyệt ra nhiều: Phụ nữ bị kinh nguyệt ra mãi không ngừng lấy 10 - 15g tinh tre sao qua, tán nhỏ rồi uống với nước ấm ngày 2 lần.
 
Chữa triệu chứng sốt cấp tính, miệng khô khát: Lá tre 12g, thạch cao 12g, bán hạ  4g, nhân sâm 2g, cam thảo 1,5g, gạo tẻ (ngạch mễ) 7g, mạch môn 8g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa hóc xương: Tinh tre 10g, lá đậu ván hoặc lá mồng tơi 10g. Lá đậu ván rửa sạch, vò nát cùng với tinh tre, sau đó vắt lấy khoảng 200ml nước, để khoảng 5 phút rồi uống 1/4, cứ thế uống trong 4 lần hết chỗ nước. Chú ý, khi lấy tinh tre thì xem xương hóc nằm ở phần trên hay dưới cổ họng. Nếu ở trên thì cạo trở xuống và ngược lại.

Chữa ho khan, cổ họng khô và ngứa: Lá tre 12g, rau má 12g, rễ dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g, cam thảo 6g, sắc lấy 200ml uống hết một lần vào lúc đói. Ngày uống một thang, mỗi thang sắc uống 2 lần.

Lương y Phạm Hữu Vệ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét