Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

TÔN GIÁO - LỄ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN KHƠ-ME


1. Chùa:
    1.1 Chùa Khơ-me:
    chua_1926
    Thống kê chưa đầy đủ, miền tây Nam Bộ có 436 chùa Khơ-me, thờ Phật theo thiền phái Phất giáo Nam tông. Đếm riêng từng tỉnh: Trà Vinh có 142 chùa; Sóc Trăng, 92; Kiên Giang, 70; An Giang, 68; Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, mỗi tỉnh khoảng mươi đến hơn 20 chùa. Tổng số người Khơ-me ở các tỉnh là gần một triệu.
    Kiến trúc theo truyền thống Khmer (chùa Khleang Sóc Trăng). Nói chung, chùa Khơ-me có 3 cấp nền: nền một, sân vườn, nhà hội, nhà tăng, các cây tháp cất tro, miến thờ thần; nền hai, sân chính quanh điện; nền ba, xây chính điện thờ Phật, hình chữ nhật, cửa đầu nhà phía đông, rất nhiều cửa sổ mở ra hai dãy hành lang cao rộng. Các góc mái đầu đao đuôi rồng rấn vút lên nhọn hoắt, giữa nóc mái, tháp ba hoặc năm tầng, chỏm hình đầu tượng Tê-vô-đa bốn mặt, đội mũ chuông, đỉnh mũ nhọn vút cao. Trong điện chùa là cả một kho tàng nghệ thuật về tượng tròn, phù điêu hội họa.
    Những chùa tiêu biểu là: chùa Khleang, chùa Bốn Mặt ở TP.Sóc Trăng, chùa Xà Lông ấp Tàu Xum, chùa Cham-pa ấp Phúc Lâm (huyện Mỹ Tú), chùa Đô-mi-ni ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng, các chùa Put-thlê ở huyện Vĩnh Lợi, chùa Ra-ta-na-rau-si và chùa Kum-pi-sa-kô Prek-tun đều ở tỉnh Bạc Liêu.
    1.2 Chùa Khleang:
    chua_1969
    Nằm ở số 71, đường Mậu Thân, khóm 5,P.6, Tp.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Cách Hà Nội khoảng 1950km, cách Tp.Hồ Chí Minh 230km về phía nam. Chùa được xây cất năm 1533, lúc đầu cột và cách gỗ, lợp lá; sau, cất lại tường gạch, lợp ngói. Trùng tu nhiều lần. Tường vòng quanh bên ngoài và cổng xây bằng gạch khá công phu. Kiến trúc chính là chính điện độc đáo và khá phức tạp: mái ba cấp, mỗi cấp lại có ba nếp; nếp giữa lớn hơn các nếp phụ hai bên , và không cá tháp nóc. Phía bên, có sa-la, nghĩa là nhà hội của tín đồ với sư sãi; đó là dãy nhà sàn vằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất hơn một mét. Có một gian rộng rãi để làm lễ dâng cơm và cũng là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa theo nghi thức cổ truyền. Chùa đã qua 21 đời truyền thừa, được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Tp. Sóc Trăng. Kiến trúc rất độc đáo, cảnh trí rất đẹp, được coi là công trình nghệ thuật quý giá của dân tộc.

    2. Dân tộc:
      Với khoảng 1.055.174 người sống tập trung trong các phum sóc ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thưa hơn ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, một số ít ở Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh. Phật giáo Nam tông (còn gọi là thiền phái Tiểu Thừa) là tôn giáo chính thống, với hơn 400 chùa và hơn 10.000 sư. Vào chùa không phải chỉ tu mà còn học chữ, kiến thức và hình thành nhân cách con người, vì vậy nam thiếu niên nhất loạt phải vào để tu trong chùa ba, bốn năm. Tín ngưỡng dân gian quyện chặt với đạo Phật, từ thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng arak và neak tà, đến các lễ nghi nông nghiệp. Hội lễ, cúng kiếng cầu xin Phật và thần linh, diễn ra hầu như khắp trong các tháng: ngày tết với tục té nước, tắm cho Phật và đắp núi cát, lễ đón mặt trăng với tục đút cốm và chuối cho trẻ để đoán tiền vận, lễ gieo mạ, tục cầu mưa với cuộc đua thuyền; lễ cày luống đầu tiên, lễ gọi hồn lúa,...

      3. Lễ hội:
        duaghe_ngo
        Thường lồng vào sinh hoạt nhà chùa. Lễ Chon Chnam Thmây (mừng năm mới) - thường vào ngày 13, 14, 15 tháng tư dương lịch – ngày đầu, tín đồ lên chùa rước lịch Sangkran do cá sư soạn để dùng cả năm. Ngày thứ hai, sớm và trưa hai buổi, các gia đình dâng cơm lên sư sãi, sau đó, thi đắp núi cát cầu phúc ở bên ngoài chùa. Ngày thứ ba, bà con lên chùa tasm tượng Phật, rồi đi thăm các tháp chùa gắn tro hài cốt các sơ đã qua đời, rồi thăm các nghĩ trang, cùng các nhà sư làm lễ cầu siêu cho ông bà tổ tiên; mở đầu là Lễ Bon Băng Xcôn (cầu siêu) cho người quá cố, lễ xong tới tháp hài cốt hoặc mộ để trực tiếp cầu phúc; lại có lễ cầu an (Phithi Kâm San Srók) mừng được mùa: sư tụng kinh, dân đọc lời khấn, các gánh hát Rôbam, Dukê trình diễn các tích trò vui. Lễ Bon Moha Chhat, hay cgl Chhak Moha Băng Skâul (đại cầu siêu) của các gia đình khá giả để ghi ơn cha mẹ ông bà, dựng phương đình bằng tre lấy nơi làm lễ, sư đọc kinh Apithôm để ban Đại Phúc cho Ông Bà Cha Mẹ người xin lễ. Có lễ PiThi Chenhchât Prôlưng (lễ Xúc Hồn) để cho người bệnh mau tỉnh táo. Có lễ Bon Pchum bôn (lễ hội linh), cầu siêu cho thân nhân đã chết được đầu thai vào kiếp khác, cho khỏi đói khổ và được sung sướng hơn. Có lễ Bon Bânchon seima (lễ kết giới) coi như là khánh thành tòa chính điện thờ Phật, biến tòa nhà bình thường thành nơi ngự trị thiêng liêng của Đức Phật.
        Hội lễ Bon Puttea Phísek (an vị tượng Phật) khi đưa tượng Phật lần đầu vào chùa, thường kéo dài hai ba ngày liền; có tụng kinh Cheayôntô ngợi ca Phật thắng Ma Vương, rồi mọi người lần lượt chắp tay mừng đức Thích Ca thành Phật, sau đó tụng kinh cho mọi nhà, mọi người được phước lành. Lễ Bon phkar (Dâng Bông) được tổ chức để tín đồ cúng góp tiền bạc xây cất, sửa chữa chùa chiền, trường học, nhà hội, cầu đường trong phum, sóc. Lễ Bon Chênh Vassa (ra hạ) làm vào chiều 14 và sáng 15 tháng chín; có thả đèn nước kết bằng thân và bẹ chuối, thả xuống kênh rạch hoặc hồ, ao. Sau đó, lần lượt làm lễ Dâng áo cà sa (lễ Dâng Bông) cho các nhà sư; lễ vật đặt vào kiệu, rước ba vòng quanh chính điện rồi vào làm lễ, đọc kinh; lại làm lễ Bon Asoch Bauchec (xuống trần) cũng là lễ cúng hài cốt của Đức Phật, cúng xong thả đèn gió bay lên trời, gọi là diều gió, bên trong đốt lửa, càng bay cao càng lấp lánh trên bầu trời, rất đẹp mắt và kỳ ảo thêm cuộc lễ. Người chết, sau chín ngày (nếu là trẻ em thì sau 7 ngày) làm lễ Bonda (Dâng Phúc), tối hôm trước kiêng ăn thịt, sáng hôm sau, dâng cơm lên cho sư, mời sư tụng kinh cầu siêu. Có lễ Bon Meakh Bâuchea (ban hành giáo lý) vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, kỷ niệm ngày Phật thành đạo, tín đồ tập trung chính điện, cùng sư sãi đọc kinh cầu nguyện suốt đêm.
        Người Khmer Phật giáo Nam tông còn nhiều lễ khác; lễ Phật đản ngày 15 tháng tư âm lịch, lễ Nhập hạ rằm tháng sáu, lễ Dâng áo cà sa lên sư trên chùa kéo dài 29 ngày cuối tháng chín đầu tháng mười, lễ đặt cơm vắt cuối tháng tám, và nhiều lễ khác không định kỳ. Về phía lễ truyền thống, còn có lễ Oóc Ombok cúng trăng đêm rằm tháng mười (thường có đua thuyền, thả đèn), lễ Xen Đônta cúng ông bà tổ tiên (không giỗ riêng lẻ từng vị) kéo dài ba ngày cuối tháng tám, lễ Cầu mưa Xomtuc phliêng do các sư tụng kinh cầu nước ... Lễ nào cũng có vai trò các nhà sư, như lễ cưới , có sư đến tụng kinh, cầu phúc cho đôi vợ chồng; lễ tang, nhà sư đến cầu siêu, dẫn đầu đám đưa tang đi hỏa táng...
        Lại có lễ Bon Châm rơn preak chon (chúc thọ) các gia đình làm cho thày dạy học hoặc cho cha mẹ già cả; sư đến đọc kinh, rồi mọi người chắp tay lạy thày hoặc cha mẹ, rồi lại tụng kinh cầu phúc. Hội lễ Ă Kâm Bok, hoặc là Bon Sâm Peah Preak Khe (cúng trăng, đút cốm dẹp cho trẻ em), vào đêm ngày rằm tháng mười âm lịch, ở nơi thoáng không có bóng cây, khi trăng nhô lên mọi người quần tụ quanh một cái bàn đầy thức ăn và hoa quả; trăng lên đỉnh đầu, thả đèn giấy lên trời, thả bẹ chuối gắn nến xuống kênh rạch rồi người chủ lễ độc lời cầu nguyện, mong ông trăng ban mọi điều tốt lành; xếp trẻ em ngồi chắp tay hướng về mặt trăng, đút cốm dẹp vào miệng các cháu, tay đấm lưng các cháu, hỏi xem chúng muốn gì, thính gì, và những câu đáp lời của trẻ xem như niềm tin của cả phum sóc. Cau lễ cúng trăng, có hội đua ghe Ngo, mỗi ghe 50 tay bơi, cúng thần sống rồi đua nhiều vòng giữa tiếng hò reo của hàng chục vạn người trên bờ. Lễ lên nhà mới (Pithi Lơng Phteah Thmei) nhờ hai ông bà già đóng vai chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thật làm kẻ độ đường, xin ở nhờ; ông bà già liền dọn lễ và cơm ra, có nhà sư chứng kiến, nói to “nhường” cho chủ mới với lời chúc tụng tốt đẹp. Có lễ cúng tổ Robam của các đoàn hát múa trước khi lên đường đi biểu diễn xa gần. Có lễ cúng Pithi Thvay Króng Peali, tổ sư nghề mộc và nghề nề. Trong vùng người Khơ-me sống ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, xưa có nghề lấy mật ông và sáp ong, nên có tục múa Lễ ăn ong đầu vụ, múa ngay dưới từng giàn ông theo nhiều bài bản nghề nghiệp truyền thống: trèo cây, ông đốt, yểm bùa...
        * Trích "ĐỊA CHÍ TÔN GIÁO - LỄ HỘI VIỆT NAM"
        Tác giả Mai Thanh Hải - Xuất bản năm 2004

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét