Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Đền Đức Vua thôn Tiên Hương




          Đền Đức Vua thôn Tiên Hương nằm dưới chân núi An Thái bên cạnh chùa Tiên Hương là một di tích thuộc quần thể di tích Phủ Dầy.
Đền Đức Vua là nơi thờ Lý Nam Đế mà ngọc phả sắc phong vùng truyền ngôn nhân gian còn kể lại:
          Vào thế kỉ 6 đất nước ta bị nhà Lương ở phương Bắc đô hộ  với sự tàn ác của bọn Tháí Thú, nhân dân ta căm phẫn rủ nhau theo các hào kiệt nổi dậy ách thống trị. Người làng Kẻ Dầy  có một số đinh tráng theo Đinh Lôi là bộ tướng của Lý Bí và đã đánh quân sâm lược phương Bắc cũng như dẹp loạn phương Nam thành công.
          Lý Bí lên ngôi đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu Lý Nam Đế. Nhưng năm sau (545) nhà Lương sai Trần Bá Tiên sang đánh báo thù và Lý Nam Đế thất thế phải chạy vào động Khuất Lão ( còn gọi là Khuất Liêu ), sau mất tại đó.
          Triệu Quang Phục nắm dữ binh quyền, lấy đầm Dạ Trạch làm căn cứ đánh bại quân Lương lên ngôi làm Vua tức Triệu Việt Vương,..
          Sau này các họ có người theo Đinh Lôi  phò Lý Bí  cùng dân Kẻ Dầy  đã lập đền thờ Lý Nam Đế và Tướng Đinh Lôi, tỏ lòng ngưỡng mộ. Ngày mất của Lý Nam Đế  và Hoàng Hậu của Vua  vào 9 tháng 3, lại đúng hội Phủ Dầy, do vậy dân làng mở hội đồng thời là kỉ niệm đức Vua.
          Hiện trong đền có một số đạo sắc phong, giao cho xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định phụng sự đền miếu thờ Lý Nam Đế. Trong đền còn có tượng Lý Nam Đế to gần như người thật bằng đồng được đúc cân đối, điêu khắc tinh tế theo kiểu cách thế kỉ 19.
          Đèn còn có cỗ ngai cao 1.1m chạm khắc hoa lá, long ly qui phượng khá điêu luyện  theo phong cách thời Hậu Lê. Cỗ ngai này cũng là một hiện vật  tiêu biểu của đền. Ngoài ra đền còn có cỗ kiệu bát cống  vào loại trung bình  được làm theo kiểu dáng thời Nguyễn, đường nét cầu kì, hài hoà đẹp mắt. Rồi ngai thờ cửa võng  đại tự thời Nguyễn …
          Đền Đức Vua hiện có 4 toà theo lối trùng thiềm điệp ốc thời Nguyễn với 16 gian rộng, vì thế không gian sắp xếp bàn thờ khá thoải mái tạo vẻ uy nghiêm cho các cung thờ. Trong đền có một đôi câu đối của cụ Nghè Khiếu Nằn Tĩnh :
                   “ Quốc hiệu Vạn Xuân, tích lại Long Biên danh tại sử
                   Chí an thiên hạ , sinh vi Nam Đế  tử vi Thần ”.
          ( Nước đặt Vạn Xuân sự nghiệo ở Long Biên, danh tại sử
          Làm yên đất nước sống làm Hoàng Đế chết làm Thần )
          Và còn một đôi câu đối thờ tả hữu văn quan, võ tướng đã xùng Lý Nam Đế đánh giặc ngoại xâm:
                   “ Công tại tiền triều Thần tại miếu
Danh lưu tự điển phúc lưu dân ”.
          ( Triều trước có công trở thành Thần thờ tại miếu
Tiếng thơm ghi sách sử  để lại phúc cho dân )
Trong đền dân làng còn thờ thêm ban thờ Tam Toà Thánh Mẫu …là một di tích làm phong phú thêm tín ngưỡng của dân tộc ta thuộc quần thể di tích Phủ Dầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét