Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Chùa Đất Sét

Vị trí: Chùa tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Đặc điểm: Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.


Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự. Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác. Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Gia đình họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý.
Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng - người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương... đều bằng đất sét.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.
Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Chùa Đất Sét Sóc Trăng: Ngôi chùa độc nhất vô nhị
Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa độc đáo nhất ĐBSCL. Chùa Dơi (chùa Mã Tộc) nơi hội tụ của hàng ngàn con dơi quạ, loài dơi lớn có sải cánh dài từ 1-1,5m; Chùa Chén Kiểu với hàng nghìn chén kiểu lớn nhỏ được đính trên các mái, vách, cột chùa; Chùa Vàng lộng lẫy với nét chạm khắc tinh tế... mang nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Chùa Đất Sét còn gọi là chùa Bửu Sơn Tự, ngôi chùa với hàng ngàn tượng lớn nhỏ bằng đất sét, cột chùa cũng bằng đất sét. Độc đáo hơn nơi đây còn có 8 cây đèn cầy nặng tổng cộng 1,4 tấn.

Cặp đèn cầy lớn bên bàn thờ Bác Hồ

Kỳ Lân bằng đất sét

Bạch Hổ bằng đất sét
 Chùa được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô sáng lập. Ông Ngô Kim Giản, 86 tuổi trụ trì chùa đời thứ 5 cho biết: Năm 1928â Ông Ngô Kim Tòng, thuộc đời thứ tư, người khởi xướng trùng tu chùa, qua một lần "nằm mộng" ông nghĩ ra cách nặn tượng bằng đất sét thay vì phải đúc bằng đồng, vàng… Trong cảnh nghèo khó, ông đã quyết định sử dụng đất sét để nặn tượng xây dựng chùa. Đầu tiên đất sét lấy về, ông cho phơi thật khô, sau đó bỏ vào cối giã thật nhuyễn, rồi sàng lọc bỏ rễ cây, rễ cỏ, lấy đất mịn trộn với bột nham ô dước tạo thành một hỗn hợp dẻo, thơm để sử dụng nắn tượng Phật và xây chùa. Ông Ngô Kim Tòng lúc ấy 20 tuổi, người chưa hề học qua lớp điêu khắc nào, ông vẫn bắt tay vào tạc tượng. Hơn 1000 pho tượng lớn nhỏ ông tạc, nặn một cách tinh tế trong vòng 42 năm. Khi đã hoàn thành việc xây cất chùa và trang trí các tượng Phật, tượng loài thú trong chùa thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 62. Cho đến nay các tượng lớn, nhỏ này hiện vẫn còn nguyên vẹn ở chùa Đất Sét. Nào là tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế… Sự sắp xếp tượng ở đây nói lên tư tưởng Tam giáo đồng viện (Phật-Nho-Lão). Pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có "Bát quái Thiên tiên" gồm 8 cung, đó là " Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài"; mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái là Tứ đại Thiên Vương trấn giữ.

Tượng Phật  thờ trên chùa

Tượng Phật che mắt
 Riêng tháp Đa Bảo cao 3,5m được thể hiện hết sức độc đáo. Tháp có 13 tầng với 208 cửa vị thần; dưới chân tháp có 126 rồng nâng đỡ tháp. Ngoài ra còn có lục long đăng 3 chóp đỉnh lớn, 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã. Những chi tiết này nhiều người tưởng là đúc bằng đồng, mạ kim nhũ với dầu bóng, nhưng tất cả đều được làm từ đất sét.
    Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi các pho tượng làm bằng đất sét mà còn 8 cặp đèn cầy lớn, mỗi cây cao 2,6m, ngang 1m (chứa 200kg sáp), được dòng họ Ngô đúc năm 1940. Hiện nay hai đèn nhỏ cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày 18-7-1970 đến nay). Nếu cháy hết sáp phải vào cuối năm 2006. Bình quân mỗi cây đèn cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Hiện nay mỗi ngày chùa đón trên 200 du khách và phật tử đến tham quan. Và đây được xem là ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì có trên 10.000 tượng lớn nhỏ đều được làm từ đất sét, là địa chỉ thu hút du khách mỗi khi đến Sóc Trăng.

TRƯƠNG CÔNG KHẢ

Bí mật ngôi chùa “biến đất sét thành tượng đồng”

Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là hàng ngàn tượng phật và hình thù được thiết kế hết sức sinh động đều làm bằng đất sét.

    Hỏi bất kỳ người dân nào trên phố Tôn Đức Thắng (Sóc Trăng) về chùa Bửu Sơn, họ cũng đều gọi nôm na đó là chùa Đất Sét. Gọi là chùa Đất Sét bởi lẽ hầu hết các vật dụng ở chùa từ tượng phật đến các ngọn nến đều làm bằng đất sét nhưng giống y như tượng đồng.
    Bí quyết làm được điều này rất độc đáo và có chỉ vài người biết. Nhiều phật tử cho rằng, tượng bằng đất sét cũng linh nghiệm chẳng thua kém gì tượng làm bằng các chất liệu khác.
    Đổi chất liệu từ một đêm nằm mộng
    Ông Thích Như Hảo, một thiền sư nổi tiếng ở Sóc Trăng khẳng định: “Tôi đi nhiều nơi, đến thăm rất nhiều ngôi chùa rồi nhưng có lẽ đây là ngôi chùa ấn tượng nhất. Ấn tượng và kỳ lạ từ cách bài trí cho đến lịch sử hình thành chùa lẫn người trụ trì đầu tiên sáng lập nên ngôi chùa này”. Theo ông Hảo, người được xem là sáng lập ra ngôi chùa lạ này là thiền sư Ngô Kim Tòng.
    Ông Hảo khẳng định thực ra chùa này hình thành trên nền tảng của một chiếc am thờ Quan thế âm Bồ Tát rất thiêng. Trước đây chiếc am đó được người dân tấp nập đến làm công quả và cầu khấn. Chiếc am này, thiền sư Ngô Kim Tòng hàng ngày đều miệt mài đến cầu Kinh và tự tu là chính.
    Khi đó ông Tòng là một phật tử có nhiều tố chất lạ lắm, có những bài Kinh, ông chỉ cần nghe qua một lần và có thể thuộc làu ngay được. Ai cũng nể ông vì cái trí nhớ nhanh và siêu phàm ấy. Bởi điều kiện còn khó khăn những tượng đơn sơ trong chiếc am nhỏ chủ yếu tạc bằng các loại gỗ. Sau khi tạc thì làm lễ long trọng rước phật về nhập tượng.
    Theo quan sát thì hiện nay chùa Đất Sét có diện tích khoảng 400 m2 với kiến trúc chân phương cột gỗ, mái tôn. Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là hàng ngàn tượng phật và hình thù được thiết kế hết sức sinh động đều làm bằng đất sét. Bà Nguyễn Như Lan, một người rất tin vào những sự kì diệu từ ngôi chùa này cho biết: Sư Tòng vốn dĩ cực kỳ thông minh và có ý nghĩ hướng phật từ tấm bé. Nhưng sức khỏe của ông chẳng được tốt, cứ nay ốm mai đau.
    Bởi vậy nên gia đình gửi ông đi rất nhiều ngôi chùa từ An Giang đến Đồng Tháp để chữa trị và cầu khấn nơi cửa phật. Có lẽ cũng vì thế mà ý nghĩ về sự tu hành ngấm vào ông lúc nào không hay. Đằng đẵng suốt hàng ngàn ngày ngồi thiền định và dùng đủ loại thuốc, sức khỏe ông Tòng ngày càng tiến triển hơn. Sau một đêm trời mưa như trút nước, một mình ông ngồi đọc hết hàng chục ngàn câu kinh Phật và quyết định quay về chùa Bửu Sơn theo nghiệp tu hành trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người thân lẫn bạn bè.
    Khi về tu ở chùa Bửu Sơn, ông Tòng bỗng nhiên xuất hiện một thứ đam mê kỳ lạ là thích tự tay nặn các loại tượng phật từ đơn giản đến tinh xảo, từ nhỏ đến to. Có những đêm ông vừa thức trắng đọc kinh, vừa ngồi nhào nặn đất sét thành các tượng phật. Dù không được học qua một lớp mỹ thuật nào nhưng những bức tượng ông nặn trông giống như thật vậy. Rồi chính từ những đêm nhập tâm tu hành đó, ông nằm mơ thấy Phật Tổ về báo mộng hãy thay thế những bức tượng bằng đất sét cho những bức tượng gỗ. Khi cơn mơ choàng tỉnh, mồ hôi sư Tòng toát ra đầm đìa. Những gì gặp trong giấc mộng ông nhớ rành mạch đến từng chi tiết nhỏ.
    Từ sự báo mộng đó, không lâu sau, sư Ngô Kim Tòng quyết định làm lễ xin thay tất cả các tượng phật bằng gỗ bằng các tượng đất sét. Hầu hết các tượng đất sét đều do chính tay ông nhào nặn. Sau bao đêm thức trắng, ông đã tạo ra hàng ngàn tượng phật lớn nhỏ. Trong đó, các bức tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã đạt đến độ tinh xảo đến mức các nhà điêu khắc cũng phải trầm trồ khen ngợi. Dù tinh xảo nhưng nhìn những bức tượng vẫn cứ như thiếu điều gì đó.
    Đúng lúc sư Tòng đang băn khoăn thì ông lại nằm mộng thêm đêm nữa. Những ngày sau đó, ông miệt mài tự pha chế ra một loại nhũ để quét lên những bức tượng đất sét đó. Sau khi được quét nhũ, những bước tượng này chẳng khác nào tượng Phật bằng đồng. Nhà điêu khắc Trần Công Phan ngỡ ngàng: “Thật lạ lẫm. Kỹ thuật làm tượng của sư Tòng đạt đến độ thẩm mỹ không thể nào chê vào đâu được. Chỉ có thể sờ và gõ vào các bức tượng chúng ta mới có thể nhận diện ra đó là đất sét chứ không phải đồng”.
    Lạ lẫm và huyền bí
    Phật tử Nguyễn Thị Năm thổ lộ: sư Ngô Kim Tòng có đức độ và chân tu cao lắm nên ai cũng tôn kính. Từ ngày ngôi chùa đất sét này được sư Tòng mở rộng và thay đổi chất liệu dường như có sự linh thiêng hẳn. Nó là nơi gửi gắm những ước vọng của người dân sau những ngày lao động mệt mỏi. Phật ở tại tâm nên dù những bức tượng phật chỉ được nặn bằng đất sét nhưng những phật tử ở đây vẫn một lòng tôn kính tuyệt đối tin tưởng vào sự linh thiêng lẫn phổ độ từ những bức tượng đó.
    Không chỉ tỉ mẩn tạo nên các tượng phật mà sư Ngô Kim Tòng còn tạo nên các tác phẩm khác như: tháp Đa Bảo được làm vào năm 1939 lúc ông mới 30 tuổi, cao khoảng 4 mét, được thiết kế hết sức độc đáo. Tháp có 13 tầng mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng phật, tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị phật và 156 con rồng đỡ mái tháp.
    Bà Năm bảo: “Cái tháp này đi cả khu vực miền tây không ai có được. Cứ mỗi lần có phiền muộn trong lòng, những người dân và phật tử chúng tôi cứ đến bên tháp thắp nhang là mọi muộn phiền như tan đi trong thoáng chốc vậy”.
    Phần dưới chân tháp thờ Đại Thừa Diệu pháp Liên hoa Kinh, tượng trưng cho Ngọc Xá Lợi của Phật. Kế bên là Bảo Tòa Liên Hoa. Bảo tòa có một tòa sen gồm 1000 cánh sen và trong mỗi cánh sen có một vị phật ngồi tọa thiền. Phía dưới đài sen lại có Bát quái Thiên tiên gồm 8 cung, đó là “Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài”, mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu, dưới đài sen và Bát quái lại có Tứ đại Thiên Vương trấn giữ.
    Nhìn vào tháp và đài sen bằng đất sét này, người xem như lạc vào một thế giới với nhiều sự huyền bí. Để có thể từ hai bàn tay không mà nặn nên được những tượng phật giống y như tượng đồng này, sư Ngô Kim Tòng phải chọn đất kỹ lưỡng. Có đất, ông phải đặt ở vị trí thiêng liêng nhất trong chùa để khấn vái tạ ơn thần thổ địa, sau đó phải lấy sạch các tạp chất và rễ cây trong khối đất đó rồi mới tiến hành nhào nặn.
    Đặc biệt trong lúc nhào nặn tâm phải trong và thanh tịnh tuyệt đối. Còn có nhiều bí quyết tạo ra những bức tượng độc đáo này nữa nhưng theo những người dân ở đây, sư Ngô Kim tòng chỉ truyền cho những đệ tử hoặc hậu duệ thân tín nhất mà ông cảm thấy an tâm tuyệt đối.
    Những ngọn nến cháy suốt nhiều ngày tháng
    Bởi sự độc đáo nên giờ đây rất nhiều khách tấp nập đến chùa để tận mắt chiêm ngưỡng những bức tượng đất sét này. Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn bức tượng làm bằng đất sét mà còn được du khách biết đến bởi 04 cặp đèn cầy (nến) khổng lồ khá đặc biệt. Những năm cuối đời ông Ngô Kim Tòng không đúc tượng mà tiến hành đúc đèn cầy dựng trong chính điện chùa.
    Theo giải thích của phật tử Nguyễn Hải Chín thì vì sư Ngô Kim Tòng muốn cùng với tư tưởng và tinh thần hướng thiện từ những tượng phật ban tặng và phổ độ xuống, thì ánh sáng từ những cây đèn cầy sẽ dọi lên những quyết định của những phật tử khi đến đây để họ không bao giờ muộn phiền quá lâu hoặc chìm đắm vào con đường lạc lối.
    Theo những người dân quanh chùa thì hai cặp đèn này thắp sáng suốt nhiều tháng mà vẫn không tắt. Chất liệu làm nên ngọn nến cũng thật đặc biệt, sư Ngô Kim Tòng mua sáp bạch lạp – loại sáp nguyên chất không lẫn tạp chất từ thành phố Hồ Chí Minh về, chặt vụn sáp nguyên khối nấu chảy ra rồi mới đúc đèn. Do các đôi đèn này có kích thước quá lớn nên ông Tòng đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn, sáp đổ vào chảo lớn nấu liên tục ngày đêm cho nóng chảy rồi đổ vào ống tôn có chiều cao gần 3 mét, phía ngoài khảm thêm chữ và hổ phạc.
    Trước khi tháp hai cây đèn này lên, sư Ngô Kim Tòng đặt ở vị trí linh thiêng của chùa và đọc kinh cầu khẩn suốt mấy ngày liền. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ 3 cây nhang (hương) mỗi cây cao 1,5m, nặng 50kg, nếu thắp lên chắc vài năm mới tàn. Phía trên trần nhà của gian thờ có treo một chùm đèn gọi là “Lục Long Đăng” cũng bằng chất liệu đất sét, rất độc đáo và kỳ quái.
    Phóng toTheo Đời sống & Pháp luật

    Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng

    Bài và ảnh: Cát Lộc








    Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng.

    (TBKTSG Online) - Du khách đến tham quan thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đều tìm đến viếng ba ngôi chùa nổi tiếng là điểm đến du lịch, gồm chùa Dơi, chùa Đất Sét và chùa Sà Lôn. Chùa Sà Lôn (còn có tên gọi là chùa Chén Kiểu) là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo tiểu thừa (Nam tông), thuộc xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng hơn 10 cây số bên quốc lộ 1 hướng đi Bạc Liêu.
    Nguyên tiếng Khmer của chùa Sà Lôn là Wath Sro Loun, hay Wath Chro Luong, bắt nguồn từ tên con rạch Chro Luong chạy dọc theo đường làng Xoài Cả Nả (*), trước chùa. Từ tên Wath Sro Loun người ta gọi gọn còn Sro Loun, nhưng để dễ phát âm và dễ nhớ, người ta gọi trại theo tiếng Việt là Sà Lôn.
    Chùa Sà Lôn tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn với những hàng cây sao dầu thẳng tắp vút ngọn lên trời xanh. Chùa Sà Lôn được xây dựng vào năm 1815 với vật liệu và kiến trúc đơn sơ. Về sau, chùa được tu bổ vài lần, đặc biệt, khi bị hư hại nặng vì chiến tranh, chùa Sà Lôn mới được dần xây dựng kiên cố, bắt đầu từ năm 1969.
    Cổng chùa Chén Kiểu.
    Nói dần xây dựng là vì chùa được xây dựng nhiều đợt, có tiền “con sóc” (Phật tử trong sóc) cúng dường tới đâu thì xây tới đó. Chính vì vấn đề tài chánh một phần, nên vào năm 1980, khi xây xong phần thô, người ta đã nghĩ ra sáng kiến dùng miểng chén dĩa kiểu hư, bể do con sóc gom lại gắn lên trang trí tường, thay vì tô trát và sơn màu. Từ đó tên chùa Sà Lôn dần được gọi là chùa Chén Kiểu.
    Cổng chùa Chén Kiểu có hai con sư tử đá trên bệ cao hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp trang trí theo kiến trúc truyền thống của người Khmer Nam bộ. Tháp chính ở giữa, bên trong lồng pho tượng Phật tọa thiền uy nghi. Hai tháp hai bên thấp hơn tháp chính. Thành cổng có dòng chữ tên chùa Sà Lôn bằng chữ Khmer và chữ Việt.
    Chánh điện nằm bên trái cổng vào. Chánh điện có ba mái hình chóp. Mái cao nhất hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong vút như vành trăng khuyết. Mái chánh điện được trang trí nhiều họa tiết màu sắc đẹp mắt. Tường rào và tường chánh điện dán gạch men nhiều màu đẹp đẽ. Chánh điện nằm trên 2 lần nền với 2 bậc cấp. Hai bên đầu bậc cấp nền chính có hai cột đá hình vuông. Đầu mỗi cột đá có tượng đá kỳ lân. Mặt chính và mặt hông mỗi cột đá đều có khắc hai hàng chữ Hán. Nền chánh điện lót gạch bông.
    Tường xây gạch được ốp mảnh vỡ chén, đĩa sứ.
    Trong chánh điện thờ chính Phật Thích Ca, còn có một số tượng Phật nhiều kích cỡ với nhiều tư thế. Tất cả đều nhìn về hướng đông, nhằm ban ơn phúc cho phật tử. Mái chánh điện được chống đỡ bằng 16 hàng cột lớn, ốp gạch men sáng bóng. Hai bên tường chánh điện là những bích họa miêu tả Phật tích. Trước chánh điện, cách con đường, là cột cờ với hình tượng Rắn thần Nagar xòe 5 đầu, nhắc điển tích Rắn thần che mưa cho Phật Thích Ca khi ngài tọa thiền. Bao quanh cột cờ là hồ sen. Ngoài ra, chùa còn có một tượng Phật nằm khổng lồ... Chùa Sà Lôn đuợc công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh vào năm 2012.
    Chùa Sà Lôn, hay chùa Chén Kiểu, là nét văn hóa kiến trúc độc đáo của đồng bào Khmer Đại Tâm, và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nét độc đáo khác là vào cổng chùa, bên phải có một dãy nhà ngang, hai tầng. Tầng trên, có hai căn phòng, là nơi lưu giữ một số đồ gỗ của “Công tử Bạc Liêu”, Trần Trinh Huy (1900-1974). Ông Trần Văn Hai, 62 tuổi, là thư ký của ban quản lý chùa, cho biết chùa đã có vài lần mua lại một số đồ gia dụng của gia đình điền chủ giàu có xứ Bạc Liêu. Tất cả cổ vật nầy đều được chạm trổ, cẩn xà cừ tỉ mỉ, có thể nói là những tác phẩm chạm khắc gỗ quý.
    Bộ bàn ghế cẩm thạch của Công tử Bạc Liêu và chân dung Công tử Bạc Liêu trên tường.
    Chiếc giường mùa nóng, làm bằng gỗ giáng hương, mặt giường lót cẩm thạch.
    Chiếc giường mùa đông của Công tử Bạc Liêu, làm bằng gỗ lệ chi (cây vải).
    Lần thứ nhất vào năm 1948, nhà chùa mua bộ bàn tròn, mặt cẩm thạch nguyên miếng, giá 1.200 đồng. Năm 1952 mua thêm bộ bàn dài, gỗ đỏ nguyên miếng (1,3m x 2,0m), giá 4.000 đồng. Năm 1956, mua chiếc giường nóng (mùa hè), làm bằng gỗ giáng hương, giá 9.500 đồng. Năm 1960, mua chiếc giường lạnh (mùa đông), làm bằng gỗ lệ chi (cây vải), giá 5.000 đồng. Tổng cộng bốn cổ vật nầy là 19.700 đồng. Ông Hai cho biết, tiền thời ấy, 1 đồng mua được 24 giạ lúa.
    _____________________________________
    (*) “Xoài Cả Nả, tên gọi làm vậy vì xóm nầy khi xưa có trồng rất nhiều xoài và ai ai khi đến đây khi trở về nhà đều mang theo cả giỏ, cả nả xoài. Tiếng Thổ gọi làng nầy là Xài Chụm (Xoai Chrum) phiên âm ra Việt ngữ đời Minh Mạng là làng Tài Sum, về sau hai làng kế cận Tài Sum và Trà Tâm (Xà Tim) sát nhập lại và lấy tên mới là Đại Tâm như ngày nay đã biết” (Theo “Tuyển tập Vương Hồng Sển”, NXB Văn Học, 2002).

    8 cây nến khổng lồ trong chùa Đất Sét ở miền Tây

    Bửu Sơn Tự nổi tiếng ở miền Tây không chỉ có hơn 1.000 tượng Phật với các linh vật bằng đất mà còn có những chiếc nến khổng lồ cháy được 100 năm.
    Cuối tuần hay lễ, Tết, khách du lịch đến Sóc Trăng đừng quên ghé thăm công trình nghệ thuật độc đáo của một nghệ nhân không qua trường lớp - ông Ngô Kim Tòng (1909 - 1970). Vị trụ trì đời thứ tư này đã tạo ra 1.991 tượng lớn nhỏ bằng đất sét, trong đó có hơn 1.000 tượng Phật để thờ trong Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét), đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP.Sóc Trăng.
    1
    Bửu Sơn Tự còn gọi là chùa Đất Sét.
    Ngôi chùa cổ trên 200 năm này hình thành từ am tự của dòng họ Ngô ở làng Nhâm Lăng, tổng Nhiêu Khánh, nay là TP. Sóc Trăng. Trước đây gia đình này nghèo nhưng hiếu đạo. Cha mẹ ông Tòng là cư sĩ tại gia, kế thừa đời thứ 3 của giòng tộc. Ông là con thứ tư, gọi theo người miền Nam (không có anh cả) là Cậu năm Tòng.
    Cuộc sống vất vả, thân phụ Ngô Kim Đính không có điều kiện cho con đến trường nên ông Tòng phải nghỉ học sớm, ở nhà phụ giúp cha mẹ trông coi am tự. Năm 18 tuổi, thấy phụ mẫu tuổi già sức yếu, nhà không ruộng rẫy nên ông tìm đến xã Phú Hữu của huyện Long Phú (Sóc Trăng) thuê 2 công đất. Ban ngày ông cuốc đất trồng khoai, đêm đọc kinh Phật.
    2
    2 trong 6 chiếc đèn cầy nặng 200 kg/chiếc, cao 2,6 m có thể cháy hơn 100 năm.
    Sau mùa thu hoạch, ông chèo xuồng chở khoai ra chợ Sóc Trăng bán và ngất xỉu vì làm quá sức. Hay tin, ông Ngô Kim Đính cùng vợ đưa con về, nhưng không có tiền mua thuốc chữa trị nên lập bàn hương án, ngày đêm cầu nguyện mười phương chư Phật cùng Đức Quan Âm phù hộ suốt 3 ngày 3 đêm. Ông Tòng tỉnh lại và khỏe mạnh hẳn ra.
    Từ đó, vào mỗi buổi sáng, ông Tòng đi về hướng Tây của am tự khoảng 1 km để đào đất sét gánh về nặn tượng Phật theo trí tưởng tượng của mình. Trước khi nặn tượng, đất sét được ông phơi khô, dùng chày giã nhuyễn rồi rây bỏ rễ tạp, sau đó đổ nước vào nhào nhiều giờ cho đất được dẻo dai.
    3
    Cặp đèn 100 kg/chiếc cháy liên tục 44 năm nay vẫn còn 1/3.
    Tuy không qua trường lớp nhưng với bàn tay tài hoa của mình, từ năm 1928 đến 1970, ông Tòng đã dùng đất sét tạo ra hơn 1.000 tượng Phật lớn nhỏ, tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu... để thờ. Những linh vật trang trí trong chùa cũng tạo ra từ đất sét như thanh sư, bạch hổ, kim lân, long mã, lục long đăng… được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn, dầu bóng.
    Khi còn là am, nơi thờ tự này được che bằng lá, diện tích nhỏ hẹp. Từ lúc ông Tòng làm trụ trì, am được tôn tạo, mở rộng trên tổng diện tích gần 500 m2, và người dân trong vùng quen gọi là chùa Đất Sét.
    4
    Bảo tòa liên hoa bằng đất sét.
    Bước vào chánh điện, du khách không khỏi ngạc nhiên trước công trình kiến trúc độc đáo của nghệ nhân Ngô Kim Tòng. Đó là khu nhà tam giáo cộng đồng (Phật, Nho, Lão) được chống đỡ bằng 24 cột cây, ốp đất sét. Sự sắp xếp của nghệ nhân trụ trì đã tạo thành tư tưởng "tam giáo đồng nguyên" trong nội điện, như Phật A Di Đà, Quan Thế Âm, Di Lặc, Khổng Tử, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế…
    Đối diện chánh điện thờ mười phương chư Phật là tượng Bảo tòa liên hoa, có đến 1.000 cánh sen, được ông Tòng xây dựng vào năm 1940. Trên mỗi cánh sen của Bảo tòa có một vị Phật ngự. Phía dưới đài sen là Bát quái Thiên tiên với 8 cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu và dưới đài sen và Bát quái Thiên tiên có Tứ Đại Thiên vương trấn giữ.
    Trước Bảo tòa liên hoa là Tháp Đa Bảo cao 3,5 m cũng được làm bằng đất sét. Hai công trình này được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2013. Ảnh: Kỷ lục Việt Nam
    Trước Bảo tòa liên hoa là Tháp Đa Bảo cao 3,5 m cũng được làm bằng đất sét.
    Trước Bảo tòa liên hoa là Tháp Đa Bảo cao 3,5 m gồm 13 tầng, 208 cửa vị thần. Tháng 9/2013, hai công trình bằng đất sét lớn nhất này được cấp bằng xác lập kỷ lục Việt Nam.
    Không chỉ có hàng nghìn tượng Phật và linh vật bằng đất sét độc đáo, Bửu Sơn Tự còn nổi tiếng với 8 chiếc đèn cầy (nến) khổng lồ được Trụ trì Ngô Kim Tòng đúc vào năm 1940. Để làm được 6 đèn cầy nặng 200 kg/chiếc và 2 đèn nặng 100 kg/chiếc, ông Tòng chặt nhỏ 1,4 tấn sáp nguyên chất, nấu lỏng rồi đổ vào khuôn, là những tấm tôn lợp nhà cuộn lại. 
    6
    Kim lân trong chùa Đất Sét.
    Một tháng sau kể từ ngày đổ sáp tan chảy, những chiếc đèn cầy 200 kg to một người ôm không hết được dựng lên với chiều cao 2,6 m. Cặp đèn nhỏ 100 kg/chiếc được thắp liên tục 44 năm từ ngày 18/7/1970 (lúc ông Tòng qua đời) nhưng đến nay vẫn còn 1/3 thân đèn chưa cháy hết. Như vậy, 3 cặp đèn loại 200 kg/chiếc, mỗi cặp có thể cháy hơn 100 năm.
    Bốn năm trước, Bửu Sơn Tự được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp bằng xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Trụ trì chùa đời thứ 8 hiện nay là thầy Khánh Thọ (57 tuổi), cháu gọi ông Tòng bằng bác ruột.
    8
    Chánh điện của chùa thờ mười phương chư Phật cũng được tạo ra từ đất sét.
    Nét đặc trưng của chùa Đất Sét là không có sư vì đây là nơi thờ tự tại gia, và không nhận tiền công đức. Con cháu trong dòng họ Ngô giúp thầy Trụ trì bảo vệ chùa, chỉ bán bên ngoài những vật phẩm địa phương cho khách thập phương đến hành hương, viếng Phật.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét