Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

ĐỒ SƠN - HÒN DẤU




(SSM) - Đến với Quảng Ninh, bạn không thể không ghé thăm Hạ Long thì khi đến với Hải Phòng, bạn chẳng thể bỏ qua khu du lịch Đồ Sơn - Hòn Dấu. Hãy cùng SSM tìn hiểu thêm một nét đặc biệt về thành phố biển này.


Mặn mà Đồ Sơn
Đồ Sơn là một địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng của miền Bắc nước ta. Khách du lịch trong và ngoài nước đến Đồ Sơn thưởng ngoạn những ngày nghỉ vui vẻ, và thoải mái với núi, biển, nắng, gió và mây trời...

Mặn mà Đồ Sơn
Cảnh biển Đồ Sơn


Đồ Sơn là một trong những địa chỉ du lịch biển khá nổi tiếng ở nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa chạy dà 22,5 km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa Văn Úc. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang huớng vè viên ngọc là đảo Hòn Dáu đuôi quẫy ra khơi xa làm thành đảo Bạch Long Vĩ.
Đồ Sơn là một vùng biển bán sơn địa, có non nước hư ảo tựa chốn bồng lai, là trung tâm nghỉ ngơi du lịch của kỳ thú từ xa xưa. Đồ Sơn hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành của gió, cái mặn mà của biển và một cảnh sắc thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình. Không phải ngẫu nhiên mà Đồ Sơn được chọn làm nơi nghỉ dưỡng của các bậc vưa chúa ngày xưa và cá quan lại thời Pháp.

Mặn mà Đồ Sơn
Cảnh biển Đồ Sơn lúc hoàng hôn (Ảnh: Flickr)


Ngày nay Đồ Sơn đang được quy hoạch để nâng tầm lên thành một khu du lịch cấp quốc gia. Con đường uốn lượn dẫn bạn đi khi thì như lẫn vào rừng, xuyên qua núi, lúc lại thấy biển trước mặt, lúc lại thấy biển sau lưng thật tuyệt vời.
Đồ Sơn còn hấp dẫn du khách bốn phương bởi sự nổi tiếng với các di tích và danh thắng hoà quyện trong không gian đầy thơ mộng của núi, biển, mây trời. Ở đó có cái đẹp của thiên nhiên, của con người hiện hữu trong từng ngọn núi, bãi biển với những huyền thoại đầy bí ẩn hấp dẫn khách du lịch.

Mặn mà Đồ Sơn
Tấp nập bãi biển Đồ Sơn (Ảnh: Flickr)


Đi dọc khu nghỉ mát Đồ Sơn qua khu 1, khu 2, khu 3 bạn sẽ được ngắm không chán cảnh sắc phong phú của núi non và biển cả, của rừng cây và bãi cát, của sự sôi động và tĩnh lặng. Với 2450m bờ biển đầy cát mịn màng là những bãi tắm khá lý tưỏng dành hco khách du lịch vào những ngày hè nóng nực, nước biển Đồ Sơn không trong xanh như những bãi biển khác nhưng với độ mặn vừa phải sẽ làm cho da bạn không bị cháy nắng cho dù bạn tắm biển vào giữa trưa, chính vì điều đó mà biển Đồ Sơn vẫn là sự lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mặn mà Đồ Sơn
Bãi biển Đồ Sơn lúc vắng lặng (Ảnh: Flickr)


Sơn đã trở thành một khu du lịch biển thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham qua và nghỉ dưỡng với một cảnh sắc thiên nhiên đẹp, một quy hoạch đô thị hợp lý Đồ Sơn đang thay đổi và ngày càng đẹp hơn trong lòng mỗi du khách.
Đến với Đồ Sơn bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho các dịch vụ du lịch từ bình dân đén cao cấp, ở đây đã và đang xây dựng một số khu rersort đáp ứng nhu cầu của khách du lịch có thu nhập cao đặc biệt là người nước ngoài.
Theo VTV


Đảo Dấu nghiêng mình bên Đồ Sơn

(VOV) - Lên hành lang của hải đăng đảo Dấu, phóng tầm mắt nhìn ra phía biển, sẽ thấy núi non Đồ Sơn thấp thoáng, từng đàn én chao liệng trên mặt sóng, xa xa là những con tàu lớn hiên ngang trên biển...
Ai đã từng đặt chân tới Đồ Sơn mà chưa có dịp ra Đảo Dấu ắt hẳn trí tò mò chưa được thỏa mãn.
Nơi thờ Nam Hải Thần Vương
Cách bến Nghiêng chưa đầy 1km đường biển và mất 10 phút đi thuyền máy bạn sẽ đặt chân xuống hòn đảo xinh xắn này.
Khác với sự ồn ào, tấp nập phía bên kia bờ, đảo Dấu vẫn giữ vẻ nguyên sơ, tự nhiên. Người xưa tưởng tượng Đồ Sơn có hình dáng như đầu rồng đang hướng về phía viên ngọc (đảo Dấu) và viên ngọc này đang là tâm điểm để khai thác tiềm năng du lịch của Đồ Sơn.
Truyền thuyết kể rằng: Sau trận thủy chiến chống  giặc ngoại xâm ngư dân câu đêm gặp một tử thi không đầu dạt vào đảo Dấu. Nhìn y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con vớt lên thành kính khói nhang chờ trời sáng mai táng. Nhưng khi mặt trời mọc, chỗ ông nằm mối đã đùn lên thành mộ. Dân chài bèn lập đền để đèn nhang thờ phụng.
Tương truyền, ngôi đền rất linh thiêng, người xưa mỗi lần đi qua đều phải hạ buồm vào đảo thắp hương tế lễ. Trong một dịp kinh lý ra Bắc, thuyền rồng của vua Tự Ðức gặp sóng to, gió lớn, vua lên đền khấn vái, bỗng chốc trời quang mây tạnh. Vua Tự Ðức phong ông làm Nam Hải thần vương.
Hằng năm, từ mùng 8 đến 10 tháng 2 (âm lịch) là lễ hội đảo Dấu - lễ hội truyền thống của người đi biển vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngư dân khắp nơi kéo về đảo Dấu cúng lễ, cầu xin Nam Hải thần vương cho một năm đi biển yên bình, đánh được nhiều tôm cá.
Ðền thờ Nam Hải thần vương nằm sát bờ biển, núp dưới những tán đa cổ thụ, nhỏ bé và đơn giản, sự thành kính bao trùm qua khói nhang nghi ngút quanh năm.
 Nét hoang sơ
Nếu bạn là người ham du ngoạn chắc chắn sẽ là cơ hội tốt để tìm hiểu và khám phá những vẻ đẹp hòn đảo này.
Xung quanh đảo là bãi đá bị sóng đánh trở nên mòn vẹt tạo ra những hình thù kỳ bí, khiến bạn phải ngạc nhiên trước những hình ảnh thiên nhiên vô tình hay hữu ý tạo nên những kiệt tác như vậy.
Đến với Đảo Dấu là đến với không gian tĩnh lặng của thiên nhiên, du khách thả hồn theo tiếng xào xạc của cây lá, tiếng sóng biển nhẹ nhàng vỗ vào bờ đá. Vượt qua đoạn đường nhỏ khoảng 20 m, du khách sẽ đặt chân đến trung tâm của đảo với những con đường uốn lượn quanh co. Hai bên đường cây cối đan xen chằng chịt khiến du khách cảm thấy mình đang lạc giữa màu xanh huyền diệu của núi rừng.
Có một điều mà người dân Đồ Sơn cho là linh thiêng và thể hiện sự tôn trọng vị thần đảo: đó là không ngắt lá, bẻ cành cây trên đảo. Chính vì thế cây cối trên đảo không bị chặt phá, bốn mùa xanh tốt. 
Mắt ngọc của Tổ quốc
Theo con đường nhỏ khoảng gần 600m, du khách sẽ đến với hải đăng đảo Dấu. Đó là một toà nhà 2 tầng và chính giữa toà nhà là tháp đèn.
Cây đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc lại là một nét nhìn mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi biển xa khi bắt được ánh hải đăng Hòn Dấu là được trở về bến đậu.
Đèn biển đảo Dấu được người Pháp xây dựng từ năm 1892 và hoàn thành năm 1896. Tháng 6 năm 1898 đèn chính thức hoạt động và được ra thông báo Hàng hải. Ngày 15/5/1955, sau khi Hải Phòng giải phóng, bộ đội Việt Nam tiếp quản đèn biển này.
Ngọn hải đăng anh hùng trên biển hằng ngày dẫn dắt tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng đã từng là nơi bị máy bay của đế quốc Mỹ oanh tạc. Ngày 27/4/1967 đèn bị sập hoàn toàn. Công nhân trạm đèn đã khẩn trương dựng cột đèn bằng sắt cao 17 mét thay thế đèn bị sập để đảm bảo khôi phục hoạt động của hải đăng, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Năm 1986 đèn được xây dựng lại trên nền móng cũ và năm 1995 được sửa chữa, khôi phục theo hình dáng ban đầu.
Ngọn hải đăng đảo Dấu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên đảo. Bước lên cầu thang gỗ xoáy tiến ra hành lang của ngọn đèn, phóng tầm mắt nhìn ra phía biển, du khách sẽ thấy núi non Đồ Sơn thấp thoáng, từng đàn én chao liệng trên mặt sóng, xa xa là những con tàu lớn hiên ngang trên biển…/.
Lê Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét