Đối với "Du lịch xanh" ở Sóc Trăng, Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách là một trong những địa điểm thu hút khá đông du khách trong và ngoài tỉnh nhờ nét đặc thù vùng cây trái chuyên canh trên đất cù lao dọc sông Hậu.
Tết Đoan Ngọ năm nay, dù trời mưa đến gần xế trưa, nhưng vẫn có trên 10.000 lượt khách đổ về đây tham quan, dạo chơi trong các vườn cây ăn trái xum xê, trĩu quả. Chuyện Tết Đoan Ngọ ở Mỹ Phước năm nay dù sao cũng chỉ nhộn nhịp lễ hội trong một ngày, còn lâu dài cho một cù lao Mỹ Phước phát triển thì lại phải từ sự chuẩn bị cho bước chuyển dịch...
Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản. Cách đây khoảng 5 năm, xứ cồn này vốn nổi tiếng với cây Sapôchê bên cạnh vườn trồng tỉa thêm cam, quýt. Nhưng vài năm gần đây, Sapôchê rớt giá, cả miệt cồn đổ vào trồng nhãn da bò. Vụ mùa bội thu nhất của người trồng nhãn xứ cồn là những năm 1999 - 2002, giá nhãn có lúc lên tới 21.500đ/kg, càng thúc đẩy người dân hạ các loại cây trái khác để trồng nhãn. Nhưng năm nay nhãn da bò rớt giá nhanh. Giá tại vườn đối trái đạt tiêu chuẩn đóng rổ xuất đi chỉ còn 2.000đ/kg, những trái nhỏ hơn chỉ còn từ 1.400-1500đ/kg. Nhà vườn lại đối mặt với nguy cơ mới. Anh Ung Kim Trí - nhà có gần 1ha vườn nhãn thu hoạch năm thứ 3, ngồi chiết tính: “Một công nhãn mỗi mùa vụ bón 4 lần phân, mỗi lần 500.000 đồng, cộng với các loại thuốc phòng trị bệnh, thuốc dưỡng trái và công chăm sóc, phun xịt,... vị chi mỗi công nhãn tốn chi phí gần 2,5 triệu đồng. Năng suất trung bình trên dưới 1,2 tấn/công kể như nhà vườn trắng tay!”.
Đây không chỉ là “chuyện riêng” ở Cồn Mỹ Phước mà cả thị trường tiêu thụ trái nhãn cả nước nói chung lâm vào tình trạng bế tắc do những thị trường xuất khẩu cho cây nhãn 2 năm nay bị thu hẹp. Hàng năm, vào thời điểm này ghe thương hồ mua nhãn sấy khô xuất qua Trung Quốc tới lui rất nhộn nhịp, nhưng mùa này thì rất yên ắng. Đã có những dự báo về việc phát triển hàng loạt cây nhã da bò không quy hoạch: "Rồi nhãn da bò ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ giống như tình trạng của vải thiều Lục Ngạn, không tìm được thị trường tiêu thụ, dẫn đến rớt giá và phải chặt bỏ cây hàng loạt,…". Dự báo này dựa trên cơ sở "công nghệ chế biến và bảo quản trái cây của Việt Nam hiện nay còn hết sức lạc hậu, chủ yếu là xuất thô sản phẩm”. Vậy sau cây nhãn da bò thì sẽ tới cây, trái gì? Nhìn những gốc sapôchê lão đã được đốn làm than hầm ai cũng xót xa, lắc đầu chán ngán.
Các nhà vườn Sóc Trăng, đặc biệt là ở khu vực cù lao trên sông Hậu hiện đã rất ngán ngẩm với chuyện chuyển đổi giống cây nên đã tìm cách chuyển sang hình thức tạo thu nhập qua mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách.
Điểm đầu tiên ở cồn Mỹ Phước là điểm của ông Tư Việt và người em của ông là ông Phan Văn Chiến. Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, gia đình đã cải tạo khu vườn, dành chỗ nghỉ ngơi cho du khách đến tham quan. Một khu nhà mát kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập khá khang trang. Nhờ vậy trong dịp Tết Đoan Ngọ vừa qua, nơi đây là một trong những điểm thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan và ăn uống, nghỉ ngơi. Công ty Du lịch Sóc Trăng đã liên kết đầu tư vào điểm này trong năm qua 56 triệu đồng để sửa sang lại bến bãi, mở rộng khu sinh hoạt vườn,... Tiếc là cũng chỉ mới có một điểm như vậy trên toàn tuyến cù lao...
Bên cạnh trồng cây ăn trái, cư dân ở cồn Mỹ Phước cũng phát triển thêm ngành nghề phụ là nuôi ong lấy mật. Tính đến tháng 6/2002, số lượng đàn ong ở đây và ở cù lao Phong Nẫm đã được nhân lên 440 bầy đàn. Tổng sản lượng đã thu hoạch đạt trên 8.300kg với giá bình quân là 15.000đ/kg. Trung bình vốn đầu tư ban đầu cho một đàn ong mật từ 200 - 220.000 đồng, mỗi năm thu được khoảng 4 triệu đồng mỗi bầy, đây quả là một khoảng thu nhập khá hấp dẫn. Do vậy cư dân bắt đầu nghĩ đến việc gắn hoạt động nuôi ong, lấy mật với nền du lịch sinh thái, nhưng sự khởi đầu này chỉ dừng lại ở việc đầu tư riêng lẻ. Theo ông Nguyễn Kim Trọng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Sóc Trăng: "Công ty chỉ xây dựng mô hình để cư dân tự bỏ vốn đầu tư lập các điểm du lịch sinh thái tương tự. Trong tương lai, công ty sẽ tổ chức các tour du lịch sinh thái cuối tuần đi về trong ngày phục vụ du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh”.
Hiện tại hệ thống giao thông phụ vụ du lịch sinh thái của cồn được xây dựng khá hoàn chỉnh, tuyến đê bờ bao đã được nâng cấp với mặt đê rộng trên 5m, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hình thái du khảo bằng xe đạp, hoặc tìm một khu vườn nào đó có võng cho thuê để nghỉ lưng giữa trưa trong vươn cây trái trĩu quả mát rượi. Tiếc là loại hình này chưa được thực hiện đồng bộ.
Có thể khẳng định rằng, ngoài điểm tham quan được Công ty Du lịch đầu tư và hợp tác quy mô, tất cả điểm còn lại đều mang tính nghiệp dư, từ việc thiết kế vườn, tổ chức đón khách đến bày bán sản phẩm theo kiểu "có chi dùng nấy". Đi gần nửa ngày ở cồn Mỹ Phước, hầu như không tìm được một chỗ nghỉ chân có phong cảnh đẹp, có một mái nhà mát kiểu Sthala chẳng hạn, các hàng quán bày bán ở các ngã tư vườn mang nặng vẻ "nhếch nhác" của một chợ quê thiếu quy củ. Người dân ở Mỹ Phước có một nhận định chung nhất: "Xứ cồn này cả năm chỉ có một ngày". Đó là ngày nhóm phiên chợ phục vụ Tết Đoan Ngọ. Và nếu chỉ có vậy thì quả là đơn điệu và nhàm chán, không xứng đáng với tiềm năng của xứ này.
Tiềm năng sẵn có trên đất cù lao này cho thấy cuộc chuyển dịch nơi đây không chỉ dừng lại ở cây trồng, vật nuôi mà còn có cả đa dạng hoá sản phẩm du lịch miệt vườn. Đến Mỹ Phước, ngoài việc mua bán, thưởng thức đặc sản nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, bưởi,... du khách còn được hiểu thêm về nghề nuôi ong lấy mật, tiếp cận với công việc sản xuất, sinh hoạt thường ngày của cư miệt vườn. Đó phải chăng là hướng đi tối ưu nhất để Mỹ Phước có thể thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn: “Trồng - chặt theo nhịp trồi sụt của một thị trường cây trái đầy bất trắc!”.
Nguồn: Phương Quang - SocTrangOnline
Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản. Cách đây khoảng 5 năm, xứ cồn này vốn nổi tiếng với cây Sapôchê bên cạnh vườn trồng tỉa thêm cam, quýt. Nhưng vài năm gần đây, Sapôchê rớt giá, cả miệt cồn đổ vào trồng nhãn da bò. Vụ mùa bội thu nhất của người trồng nhãn xứ cồn là những năm 1999 - 2002, giá nhãn có lúc lên tới 21.500đ/kg, càng thúc đẩy người dân hạ các loại cây trái khác để trồng nhãn. Nhưng năm nay nhãn da bò rớt giá nhanh. Giá tại vườn đối trái đạt tiêu chuẩn đóng rổ xuất đi chỉ còn 2.000đ/kg, những trái nhỏ hơn chỉ còn từ 1.400-1500đ/kg. Nhà vườn lại đối mặt với nguy cơ mới. Anh Ung Kim Trí - nhà có gần 1ha vườn nhãn thu hoạch năm thứ 3, ngồi chiết tính: “Một công nhãn mỗi mùa vụ bón 4 lần phân, mỗi lần 500.000 đồng, cộng với các loại thuốc phòng trị bệnh, thuốc dưỡng trái và công chăm sóc, phun xịt,... vị chi mỗi công nhãn tốn chi phí gần 2,5 triệu đồng. Năng suất trung bình trên dưới 1,2 tấn/công kể như nhà vườn trắng tay!”.
Đây không chỉ là “chuyện riêng” ở Cồn Mỹ Phước mà cả thị trường tiêu thụ trái nhãn cả nước nói chung lâm vào tình trạng bế tắc do những thị trường xuất khẩu cho cây nhãn 2 năm nay bị thu hẹp. Hàng năm, vào thời điểm này ghe thương hồ mua nhãn sấy khô xuất qua Trung Quốc tới lui rất nhộn nhịp, nhưng mùa này thì rất yên ắng. Đã có những dự báo về việc phát triển hàng loạt cây nhã da bò không quy hoạch: "Rồi nhãn da bò ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ giống như tình trạng của vải thiều Lục Ngạn, không tìm được thị trường tiêu thụ, dẫn đến rớt giá và phải chặt bỏ cây hàng loạt,…". Dự báo này dựa trên cơ sở "công nghệ chế biến và bảo quản trái cây của Việt Nam hiện nay còn hết sức lạc hậu, chủ yếu là xuất thô sản phẩm”. Vậy sau cây nhãn da bò thì sẽ tới cây, trái gì? Nhìn những gốc sapôchê lão đã được đốn làm than hầm ai cũng xót xa, lắc đầu chán ngán.
Các nhà vườn Sóc Trăng, đặc biệt là ở khu vực cù lao trên sông Hậu hiện đã rất ngán ngẩm với chuyện chuyển đổi giống cây nên đã tìm cách chuyển sang hình thức tạo thu nhập qua mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách.
Điểm đầu tiên ở cồn Mỹ Phước là điểm của ông Tư Việt và người em của ông là ông Phan Văn Chiến. Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, gia đình đã cải tạo khu vườn, dành chỗ nghỉ ngơi cho du khách đến tham quan. Một khu nhà mát kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập khá khang trang. Nhờ vậy trong dịp Tết Đoan Ngọ vừa qua, nơi đây là một trong những điểm thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan và ăn uống, nghỉ ngơi. Công ty Du lịch Sóc Trăng đã liên kết đầu tư vào điểm này trong năm qua 56 triệu đồng để sửa sang lại bến bãi, mở rộng khu sinh hoạt vườn,... Tiếc là cũng chỉ mới có một điểm như vậy trên toàn tuyến cù lao...
Bên cạnh trồng cây ăn trái, cư dân ở cồn Mỹ Phước cũng phát triển thêm ngành nghề phụ là nuôi ong lấy mật. Tính đến tháng 6/2002, số lượng đàn ong ở đây và ở cù lao Phong Nẫm đã được nhân lên 440 bầy đàn. Tổng sản lượng đã thu hoạch đạt trên 8.300kg với giá bình quân là 15.000đ/kg. Trung bình vốn đầu tư ban đầu cho một đàn ong mật từ 200 - 220.000 đồng, mỗi năm thu được khoảng 4 triệu đồng mỗi bầy, đây quả là một khoảng thu nhập khá hấp dẫn. Do vậy cư dân bắt đầu nghĩ đến việc gắn hoạt động nuôi ong, lấy mật với nền du lịch sinh thái, nhưng sự khởi đầu này chỉ dừng lại ở việc đầu tư riêng lẻ. Theo ông Nguyễn Kim Trọng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Sóc Trăng: "Công ty chỉ xây dựng mô hình để cư dân tự bỏ vốn đầu tư lập các điểm du lịch sinh thái tương tự. Trong tương lai, công ty sẽ tổ chức các tour du lịch sinh thái cuối tuần đi về trong ngày phục vụ du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh”.
Hiện tại hệ thống giao thông phụ vụ du lịch sinh thái của cồn được xây dựng khá hoàn chỉnh, tuyến đê bờ bao đã được nâng cấp với mặt đê rộng trên 5m, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hình thái du khảo bằng xe đạp, hoặc tìm một khu vườn nào đó có võng cho thuê để nghỉ lưng giữa trưa trong vươn cây trái trĩu quả mát rượi. Tiếc là loại hình này chưa được thực hiện đồng bộ.
Có thể khẳng định rằng, ngoài điểm tham quan được Công ty Du lịch đầu tư và hợp tác quy mô, tất cả điểm còn lại đều mang tính nghiệp dư, từ việc thiết kế vườn, tổ chức đón khách đến bày bán sản phẩm theo kiểu "có chi dùng nấy". Đi gần nửa ngày ở cồn Mỹ Phước, hầu như không tìm được một chỗ nghỉ chân có phong cảnh đẹp, có một mái nhà mát kiểu Sthala chẳng hạn, các hàng quán bày bán ở các ngã tư vườn mang nặng vẻ "nhếch nhác" của một chợ quê thiếu quy củ. Người dân ở Mỹ Phước có một nhận định chung nhất: "Xứ cồn này cả năm chỉ có một ngày". Đó là ngày nhóm phiên chợ phục vụ Tết Đoan Ngọ. Và nếu chỉ có vậy thì quả là đơn điệu và nhàm chán, không xứng đáng với tiềm năng của xứ này.
Tiềm năng sẵn có trên đất cù lao này cho thấy cuộc chuyển dịch nơi đây không chỉ dừng lại ở cây trồng, vật nuôi mà còn có cả đa dạng hoá sản phẩm du lịch miệt vườn. Đến Mỹ Phước, ngoài việc mua bán, thưởng thức đặc sản nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, bưởi,... du khách còn được hiểu thêm về nghề nuôi ong lấy mật, tiếp cận với công việc sản xuất, sinh hoạt thường ngày của cư miệt vườn. Đó phải chăng là hướng đi tối ưu nhất để Mỹ Phước có thể thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn: “Trồng - chặt theo nhịp trồi sụt của một thị trường cây trái đầy bất trắc!”.
Nguồn: Phương Quang - SocTrangOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét