Tục đưa ông Táo về trời, mặc dù là phong tục truyền thống nhưng vẫn tồn tại song hành với Phật giáo.
Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm mọi người đều thành tâm sắm sửa lễ để tiễn Ông Táo chầu Trời
Người Việt xưa cho rằng: Trong mỗi gia đình đều có vị thần bếp hay còn gọi là thần Táo Quân trông nom cuộc sống. Theo quan niệm, thần Táo Quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình. Đó là hai Táo ông và một Táo bà. Theo đó, mọi phước đức dày hay mỏng mà gia chủ có được là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà như thế nào.
Nhưng sự tích Táo Quân ở Việt Nam được truyền lại như thế nào?
Theo truyền thuyết thì có người tên là Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá nên đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, chàng nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ.
Khi đi tìm, vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà) và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, Ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành chiếc kiềng ba chân ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình. Đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân hay còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là vua bếp.
Ngày nay, bàn thờ của Táo Quân thường được đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua bếp thường được ghi vắn tắt là "Định phúc Táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. Vào các ngày như rằm, mùng một hay các lễ Tết trong năm, các gia đình vẫn dâng lễ để cúng Táo Quân. Song dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là ngày 23 tháng chạp hàng năm.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Đó là những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực.
Đại đức Thích Giác Nguyện (Nam Định) cho biết: “Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay hay mặn tùy khả năng mỗi gia đình nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới".
Về việc sắm lễ tại tư gia, theo Đại đức Thích Giác Nguyện, mỗi gia đình cần sắm lễ bao gồm: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời.
Việc sắm lễ này phải đầy đủ và chu đáo, tuy nhiên phải tránh lãng phí tiền bạc và không nhất thiết phải mua sắm nhiều lễ, đặc biệt là mua vàng mã. Mọi việc là do thành tâm, chứ không phải do mâm cao cỗ đầy mới tỏ lòng thành của con cháu.
Văn khấn ông Táo lên chầu trời (23 tháng chạp):
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Theo Kiến thức
Huyền PhươnTheo tục lệ cổ, người Việt tin rằng "Táo Quân" vừa là người cai quản bếp trong ngôi nhà, vừa là người thay Trời ghi chép mọi việc mà gia chủ đã làm trong suốt một năm.
Vì thế hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình người Việt đều làm Lễ tiễn ông Táo. Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra dưới hạ giới trong một năm vừa qua.
Táo Quân cưỡi cá chép về chầu trời bắt đầu từ 12 giờ, ngày 23 tháng Chạp, đến trước Giao thừa mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc cho năm mới. Theo quan niệm xưa, người Việt cho rằng trong những ngày này, “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm cũ.
Ngày nay, cũng có nhiều gia đình chuẩn bị và làm Lễ tiễn đưa Ông Táo chầu Trời từ tối ngày 22 tháng Chạp, vì cho rằng đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời. Nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Trước đó, gia chủ phải thắp hương xin phép tỉa bớt chân nhang, bao sái (lau dọn), bài trí ban thờ.
Theo tập tục này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm, lễ vật mã... tiễn đưa “Ông Táo". Lễ cúng tiễn Táo Quân về trời gồm 2 mũ Táo ông (có cánh chuồn), 1 mũ Táo bà (không có cánh chuồn), tiền vàng, hia... (làm bằng đồ giấy mã) và 3 con cá chép cùng đặt trên mâm Lễ (để làm phương tiện di chuyển) dâng lên Táo quân.
Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) cùng một đôi hia, kèm theo một bộ quần áo, ba con cá chép... đều bằng giấy.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, xôi, chè, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Sau Lễ cúng, gia chủ làm thủ tục hoá mã và cá chép được thả nơi ao, hồ, sông… Tất cả đều phải xong trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Trong thực tế của đời sống xã hội hiện nay, ngày ông Táo về chầu trời cũng được xem như ngày bắt đầu đón Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo chầu Trời, các gia đình bắt đầu dọn dẹp, trang trí nhà cửa, cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Nguyễn Hữu HiệpNgười ta đồng loạt sắm lễ vật để đưa ông Táo chầu Trời ngày 23 tháng Chạp, nhưng không có định ngày rước vì, Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được!
Còn việc rước Ông Bà ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu; hay ngày 28 âm lịch đối với hạng tại gia cư sĩ theo đạo Phật, ăn chay mỗi tháng 6 ngày) là do người Việt quan niệm rằng, Ông Bà mình lúc nào cũng vẫn ở chung với mình trong nhà, ngay trên bàn thờ, cho nên ta cúng tế Ông Bà tại bàn thờ Cửu huyền thất tổ.
Nhưng nếu như vậy thì tại sao phải rước? – Rước là rước thêm những Ông Bà mà mình không trực tiếp thờ (tiền nhân lâu đời hoặc Ông Bà bên ngoại chẳng hạn, cũng không loại trừ trường hợp Ông Bà mình thờ đang tạm vắng, vân du đây đó. Rước tất cả, tụ hội về dùng bữa cơm đạm bạc để chứng minh lòng thành hiếu thảo của con cháu.
Rước mà không đưa vì, muốn “khách” ở nán lại với Ông Bà mình (đang thờ) cho có bạn, chừng nào muốn đi thì đi, bởi tất nhiên họ cũng phải trở về “nguyên quán”. Và như vậy, sang năm lại rước. Ca dao:
Cây có gốc mới nở nhành sanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc ở đâu?
Có Tổ tiên trước rồi sau có mình.
Theo EDaily1. Mâm cỗ chung
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.
2. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất là:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã
Có bà nội trợ thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng...gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau.
Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Tục thờ cúng ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc với mỗi tháng vua bếp
lên trời một lần (vào ngày cuối cùng của tháng) để báo cáo chuyện mỗi
nhà cho thiên đình biết. Nhờ đó thiên đình mới biết hết chuyện trong
dương gian, từ chuyện làm ăn cho tới bếp núc của mỗi nhà. Về sau trong
dân gian tục tiễn đưa ông táo về trời thay vì mỗi tháng một lần chỉ còn
lại ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) hàng năm.
Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã thì - "Ngày 23 tháng chạp, ngày Tết ông Táo của Á Đông trong đó có người Việt là ngày để tôn vinh người đầu bếp, ông đầu rau hay ông Vua bếp, Táo quân, tức ông Công, Thổ Công (Phạm Lang) trông coi việc trong bếp và cả thần Thổ Địa (Trọng Cao) trông nom việc trong nhà, thần Thổ Kỳ (Thị Nhi, đàn bà) trông nom việc chợ búa.
Việc trong bếp, việc trong nhà, việc chợ búa đều là việc gia đình. Theo truyền thống chỉ có đàn bà đi chợ, buôn bán, song chủ gia đình vẫn là đàn ông tức ông Công, Táo quân. Táo quân có nhiệm vụ hàng năm ngày 23 tháng 12 âm lịch lên chầu trời báo cáo những việc tai nghe mắt thấy ở trần gian mà dân gian thường cúng con cá chép ra sông hay ra ao để hóa rồng (vượt vũ môn) để Táo quân cưỡi về trời”.
Lễ vật cúng sẽ để ngay cạnh bếp gồm thịt, rượu, bánh, kẹo, tiền vàng áo mã, và không thể thiếu con cá chép sống. Khi cúng xong sẽ thả cá xuống sông, để hóa rồng đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tai nghe mắt thấy trong mỗi nhà. Và lễ vật để mời ông Táo về lại hạ giới vào ngày cuối cùng của năm (30 Tết) thường đơn giản hơn chỉ với thịt, cá, rượu, tiền vàng…
Có lẽ từ niềm tin tín ngưỡng sâu trong mỗi người Việt mà ngày 23 tháng chạp - ngày cúng tiễn, đón ông Táo về trời luôn được mọi người xem trọng và đặc biệt những người nội trợ trong nhà chuẩn bị rất chu đáo.
Khám phá tục tiễn nghinh "Vua bếp chầu Trời" của người Việt
Dân Việt - Theo phong tục Việt, "ông Táo - Thần bếp" quản nhà sẽ cưỡi cá chép chầu Trời vào đúng 23 tháng Chạp để bẩm báo Ngọc Hoàng về mọi việc ác, thiện mà gia chủ đã làm trong một năm.
Huyền PhươnTheo tục lệ cổ, người Việt tin rằng "Táo Quân" vừa là người cai quản bếp trong ngôi nhà, vừa là người thay Trời ghi chép mọi việc mà gia chủ đã làm trong suốt một năm.
Vì thế hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình người Việt đều làm Lễ tiễn ông Táo. Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra dưới hạ giới trong một năm vừa qua.
Táo Quân "cưỡi" cá chép về chầu Trời (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)
Táo Quân cưỡi cá chép về chầu trời bắt đầu từ 12 giờ, ngày 23 tháng Chạp, đến trước Giao thừa mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc cho năm mới. Theo quan niệm xưa, người Việt cho rằng trong những ngày này, “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm cũ.
Ngày nay, cũng có nhiều gia đình chuẩn bị và làm Lễ tiễn đưa Ông Táo chầu Trời từ tối ngày 22 tháng Chạp, vì cho rằng đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời. Nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Trước đó, gia chủ phải thắp hương xin phép tỉa bớt chân nhang, bao sái (lau dọn), bài trí ban thờ.
Táo Quân báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo “tai nghe mắt thấy”. (Tranh minh hoạ - Nguồn: Phong tục Việt)
Theo tập tục này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm, lễ vật mã... tiễn đưa “Ông Táo". Lễ cúng tiễn Táo Quân về trời gồm 2 mũ Táo ông (có cánh chuồn), 1 mũ Táo bà (không có cánh chuồn), tiền vàng, hia... (làm bằng đồ giấy mã) và 3 con cá chép cùng đặt trên mâm Lễ (để làm phương tiện di chuyển) dâng lên Táo quân.
Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) cùng một đôi hia, kèm theo một bộ quần áo, ba con cá chép... đều bằng giấy.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, xôi, chè, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Sau Lễ cúng, gia chủ làm thủ tục hoá mã và cá chép được thả nơi ao, hồ, sông… Tất cả đều phải xong trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Trong thực tế của đời sống xã hội hiện nay, ngày ông Táo về chầu trời cũng được xem như ngày bắt đầu đón Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo chầu Trời, các gia đình bắt đầu dọn dẹp, trang trí nhà cửa, cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Vì sao có Lễ đưa ông Táo và Lễ rước ông bà ngày Tết?
Dân Việt - Trong phong tục của người Việt, kể từ 23 tháng Chạp và đón Tết, có đưa ông Táo mà không có rước, có rước ông bà mà không có đưa. Vì sao?
Nguyễn Hữu HiệpNgười ta đồng loạt sắm lễ vật để đưa ông Táo chầu Trời ngày 23 tháng Chạp, nhưng không có định ngày rước vì, Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được!
Mâm cỗ truyền thống đưa ông Táo về Trời (Nguồn ảnh: EDaily)
Còn việc rước Ông Bà ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu; hay ngày 28 âm lịch đối với hạng tại gia cư sĩ theo đạo Phật, ăn chay mỗi tháng 6 ngày) là do người Việt quan niệm rằng, Ông Bà mình lúc nào cũng vẫn ở chung với mình trong nhà, ngay trên bàn thờ, cho nên ta cúng tế Ông Bà tại bàn thờ Cửu huyền thất tổ.
Nhưng nếu như vậy thì tại sao phải rước? – Rước là rước thêm những Ông Bà mà mình không trực tiếp thờ (tiền nhân lâu đời hoặc Ông Bà bên ngoại chẳng hạn, cũng không loại trừ trường hợp Ông Bà mình thờ đang tạm vắng, vân du đây đó. Rước tất cả, tụ hội về dùng bữa cơm đạm bạc để chứng minh lòng thành hiếu thảo của con cháu.
Rước mà không đưa vì, muốn “khách” ở nán lại với Ông Bà mình (đang thờ) cho có bạn, chừng nào muốn đi thì đi, bởi tất nhiên họ cũng phải trở về “nguyên quán”. Và như vậy, sang năm lại rước. Ca dao:
Cây có gốc mới nở nhành sanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc ở đâu?
Có Tổ tiên trước rồi sau có mình.
Mâm cỗ truyền thống rước ông Táo về Trời 1
Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt có truyền thống chuẩn bị mâm cỗ rước ông Táo về chầu Trời. Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để mong ước cả nhà quanh năm no ấm.
Theo EDaily1. Mâm cỗ chung
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
Mâm cỗ truyền thống rước ông Táo về Trời
Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.
2. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất là:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã
Có bà nội trợ thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng...gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau.
Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Chuyện bếp núc trong ngày ông táo về trời
.Để tiễn ông Táo về trời (23/12 âm lịch) mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị rất chu đáo lễ vật thờ cúng. Từ ngày hôm trước góc bếp đã được lau chùi sạch sẽ ngăn nắp tới sáng ngày ông Táo về trời sẽ ngừng nấu nướng mọi thứ.
Chuyện ông Táo ở Việt Nam gắn liền với sự tích hai ông một bà với ba vị thần Thổ Công (trông coi việc bếp), Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa). Người Việt luôn xem ba vị thần trên là những vị thần của may mắn, tài lộc, phước đức trong nhà nên rất kính trọng.Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã thì - "Ngày 23 tháng chạp, ngày Tết ông Táo của Á Đông trong đó có người Việt là ngày để tôn vinh người đầu bếp, ông đầu rau hay ông Vua bếp, Táo quân, tức ông Công, Thổ Công (Phạm Lang) trông coi việc trong bếp và cả thần Thổ Địa (Trọng Cao) trông nom việc trong nhà, thần Thổ Kỳ (Thị Nhi, đàn bà) trông nom việc chợ búa.
Việc trong bếp, việc trong nhà, việc chợ búa đều là việc gia đình. Theo truyền thống chỉ có đàn bà đi chợ, buôn bán, song chủ gia đình vẫn là đàn ông tức ông Công, Táo quân. Táo quân có nhiệm vụ hàng năm ngày 23 tháng 12 âm lịch lên chầu trời báo cáo những việc tai nghe mắt thấy ở trần gian mà dân gian thường cúng con cá chép ra sông hay ra ao để hóa rồng (vượt vũ môn) để Táo quân cưỡi về trời”.
Lễ vật cúng sẽ để ngay cạnh bếp gồm thịt, rượu, bánh, kẹo, tiền vàng áo mã, và không thể thiếu con cá chép sống. Khi cúng xong sẽ thả cá xuống sông, để hóa rồng đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tai nghe mắt thấy trong mỗi nhà. Và lễ vật để mời ông Táo về lại hạ giới vào ngày cuối cùng của năm (30 Tết) thường đơn giản hơn chỉ với thịt, cá, rượu, tiền vàng…
Có lẽ từ niềm tin tín ngưỡng sâu trong mỗi người Việt mà ngày 23 tháng chạp - ngày cúng tiễn, đón ông Táo về trời luôn được mọi người xem trọng và đặc biệt những người nội trợ trong nhà chuẩn bị rất chu đáo.
Đoàn Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét