(Dân trí) - Vừa mang đặc trưng của núi là mùi thơm thảo của rau rừng, vừa mang đặc trưng của biển, sông là vị mặn mà của những con cá tươi xanh, gỏi cá Nam Ô là món ăn khá thú vị và khó quên đối với những du khách từng một lần đến với Đà Nẵng.
Làng chài Nam Ô nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, cách trung tâm thành phố chừng 12Km, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một vẻ đẹp tuyệt thú, một bên là biển, một bên là sông, xung quanh là đồi núi và vịnh. Đến đây, bạn không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hóa, mà còn được thưởng thức món đặc sản gỏi cá duy nhất chỉ có ở nơi nơi này.
Gỏi cá ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó được làm từ cá tươi sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá ve, cá cơm,... nhưng ngon và thích hợp nhất vẫn là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay là vừa, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và thái ra thành từng miếng nhỏ, vắt cho cá ráo nước rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi ớt băm nhuyễn, sau đó trộn với thính.
Gỏi cá ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó được làm từ cá tươi sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá ve, cá cơm,... nhưng ngon và thích hợp nhất vẫn là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay là vừa, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và thái ra thành từng miếng nhỏ, vắt cho cá ráo nước rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi ớt băm nhuyễn, sau đó trộn với thính.
Gỏi cá Nam Ô
Nước cốt vắt ra từ cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm, ớt, đường, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi, nước chấm khi ăn được múc ra từng bát nhỏ có rắc đậu phộng lên trên. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, lá ổi, lá xoài, lá trâm, đinh lăng, … Điều đặc biệt là những loại rau này chỉ mọc ở vùng rừng núi Hải Vân. Tuy nhiên, bây giờ người ta còn kết hợp thêm nhiều loại rau khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách như xoài xanh, dưa leo, rau húng,…
Có hai loại gỏi cá là gỏi ướt và gỏi khô, mỗi loại có một cách thưởng thức khác nhau. Gỏi khô thì cá với rau các loại cuốn bánh tráng, chấm nước chấm, cắn một miếng rồi từ từ mà nhai. Còn gỏi ướt thì chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn, thường ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt cá ngọt bùi, nước chấm đậm đà hấp dẫn với vị riềng, ớt cay thơm, hòa quyện với các loại rau lá mang hương rừng khiến người thưởng thức không khỏi lâng lâng khó tả.
Có hai loại gỏi cá là gỏi ướt và gỏi khô, mỗi loại có một cách thưởng thức khác nhau. Gỏi khô thì cá với rau các loại cuốn bánh tráng, chấm nước chấm, cắn một miếng rồi từ từ mà nhai. Còn gỏi ướt thì chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn, thường ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt cá ngọt bùi, nước chấm đậm đà hấp dẫn với vị riềng, ớt cay thơm, hòa quyện với các loại rau lá mang hương rừng khiến người thưởng thức không khỏi lâng lâng khó tả.
Một góc làng chài Nam Ô
Ăn gỏi cá Nam Ô thích hợp nhất là vào những ngày thời tiết ấm áp, tận hưởng không khí mát lành từ gió sông, lắng nghe tiếng rì rào của sóng biển và cảm giác yên bình từ núi đồi. Khi thưởng thức gỏi cá Nam Ô, mọi người quây quần quanh chiếc bàn vuông, trò chuyện cùng nhau và nhâm nhi chút rượu gạo thì không có gì sánh bằng.
Minh Nguyên
4 món ăn khiến người Quảng Nam - Đà Nẵng nở mày nở mặt
Hoặc “tung hoành ngang dọc” mọi miền đất nước hoặc được thế giới công nhận giá trị, các món ăn này đều khiến người dân hai tỉnh miền Trung nở mày nở mặt khi nhắc đến.
1. Bánh tráng thịt heo
Dù không là phải là quê hương của món ăn này, nhưng ở cả 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn, những tiệm bánh tráng thịt heo giờ đếm không xuể.
Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món bánh tráng thịt heo.
Bánh tráng thịt heo thường được bán theo suất với giá dao động 60.000 – 100.000 đồng tùy nơi và thường được chọn làm món khai vị hoàn hảo cho một bữa tiệc linh đình.
2. Thịt bò khô
Bò khô là món ngon quen thuộc của người Việt và mỗi một vùng miền, vị bò khô được chế biến rất khác biệt. Tuy nhiên, món bò khô trứ danh nhất có lẽ thuộc về Đà Nẵng. Bởi vậy đến đây, hiếm khách du lịch nào trong vali lại thiếu đi cân thịt bò khô mua về làm quà cho người thân.
Bò khô Đà Nẵng khá cay và ngọt, thường có vị cam thảo đặc trưng, ăn với chanh tạo nên hương thơm đậm đà khó cưỡng. Người Đà Nẵng thường dùng bò khô để nhắm rượu. Ngoài ra món ăn còn được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi, lạc rang để làm món nộm bò khô.
Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.
3. Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn dân dã với người dân Hội An, còn với thế giới, mì Quảng được được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam được có giá trị ẩm thực châu Á.
Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...
Sợi mì Quảng được làm từ gạo tráng bánh dẻo thơm, xay mịn mà không thêm bất cứ nguyên liệu gì vào. Nước mì Quảng không đầy tràn như các món bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất. Có lẽ những quán vỉa hè ở Hội An là nơi bạn sẽ tìm thấy những tô mì Quảng đúng chất nhất.
4. Cao lầu
Có người nói tên cao lầu xuất phát từ việc khi xưa, những người giàu thích đến các tiệm ăn, ngồi trên lầu ngắm phố phường và gọi món cao lương mĩ vị này, lâu dần quen gọi rút gọn là "cao lầu". Cũng có người cho rằng nguồn gốc món ăn liên quan đến người Hoa, nhưng thực tế, dân Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Khó để xác định, chỉ biết cao lầu xuất hiện ở Hội An từ rất lâu và là món ăn không thể không thưởng thức khi đến thăm thành phố nhỏ bé yên bình này.
Sợi cao lầu được chế biến công phu nhất. Ảnh: Yeudulich. |
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ gạo thơm ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp nhiều lần rồi phơi khô. Cao lầu ăn kèm tép mỡ làm bằng da heo chiên giòn, thịt xíu, cùng giá trụng và rau sống. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống và tép mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu...
Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét