Từ 25 tháng Chạp, khắp các nẻo đường quận
Thủ Đức tràn ngập sắc xanh và vàng. Đó là sắc xanh của làng nghề nem nổi
tiếng ngót thế kỷ, xanh của dưa hấu và vàng của mai.
Trước tiên, nói về nem, người Thủ Đức rất tự hào bởi những câu ca
được truyền tụng từ ngày xưa: “Nem Thủ Đức, rượu Gò Đen Bến Lức” hoặc “Ở
đâu mà chẳng biết ta - Ta ở Thủ Đức, vốn nhà làm nem”.
Làm nem là một nghề gia truyền nên mỗi lò có một bí quyết riêng, tuy nhiên, theo các chủ lò, sự cẩn trọng
phải đến từ khâu chọn thịt heo tươi, quết và gói.
|
Thời gian trôi qua cùng bao biến cố thăng trầm, số lượng quán nem ở
Thủ Đức cũng mai một dần. Những người làm nên làng nghề nem nổi tiếng
ngót thế kỷ này giờ đã quy tiên hoặc theo người thân định cư ở nước
ngoài, để lại cho con cháu kế nghiệp với hy vọng mong manh. Theo thời
gian, từ hàng trăm lò nem bây giờ chỉ còn lác đác vài lò nhưng danh
tiếng làng nghề vẫn chưa mai một. Những hàng nem có thâm niên 30 - 40
năm giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng nhan nhản những hàng nem nhái
khiến buồn lòng những người làm nghề.
Tuy nhiên, với những người sành ăn, người dân Thủ Đức và Việt
kiều các nước mỗi khi Tết đến vẫn tìm về những lò hay hàng nem nổi tiếng
như Sáu Trọc, Mười Sồi, Phước Tường Phát, Thiên Hương Viên… dọc tuyến
đường Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân và chợ Thủ Đức. Đến nay, chỉ còn hai
thương hiệu Thiên Hương Viên và Phước Tường Phát là vẫn giữ được quy mô.
Nếu qua quận 9 cạnh bên, người ta thường tìm đến lò nem “bà Chín” với
thâm niên 40 năm trong nghề, giờ chỉ nhận hàng đặt chứ không còn bán lẻ
nữa. Lò nem Thiên Hương Viên giờ đây đã trở thành nhà hàng lớn, chuyên
đặc sản nem, thường nhận đặc tiệc cho hàng trăm khách (gồm rất nhiều
khách nước ngoài) với các món đặc sản từ nem như: nem chua, nem chiên,
nem nướng, nem chiên hột gà, nem cuốn bánh tráng, thịt nướng, chạo tôm …
Làm nem là một nghề gia truyền nên mỗi lò có một bí quyết riêng, tuy nhiên, theo các chủ lò, sự cẩn trọng
phải đến từ khâu chọn thịt heo tươi, quết và gói
|
Dưa hấu được tập kết tại Thủ Đức chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây
(Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Gò Công …) và chợ đầu mối Thủ Đức nên rất
tươi và rẻ. Dưa hấu gồm nhiều loại như ruột đỏ, ruột vàng, có hạt, không
hạt, vỏ xanh, vỏ sọc … nhưng tất cả đều xanh tươi và tròn trĩnh.
Những trái dưa hấu xanh và sọc, tròn lăn lẳn chờ về nhà chưng Tết
|
Người Sài Gòn mua dưa hấu về với mong ước cả năm tròn đầy, viên mãn.
Và ngày đầu năm thường bổ dưa để bói quẻ cho cả năm. Có nhiều người cứ
canh đến đêm 30 mới đi mua dưa cho rẻ nhưng cũng có năm đến thời điểm
này không còn dưa hấu đẹp; còn có năm dưa thừa nhiều đến mức sáng mùng
một Tết tràn ngập sắc đỏ và xanh do tiểu thương để lại.
Dọc tuyến đường Kha Vạn Cân bày bán rất nhiều loại hoa kiểng
nhưng phổ biến nhất vẫn là mai. Người Sài Gòn giáp Tết thường mua hoa
kiểng tại đường Thành Thái (chủ yếu là phong lan các loại) nhưng mai
vàng thì nhất định phải về Thủ Đức. Bởi phường Linh Đông quận Thủ Đức là
làng nghề trồng mai nổi tiếng được giữ gìn suốt 2 - 3 thế hệ.
Độc đáo cây mai hơn 80 năm tuổi với hoa nhú từ rễ. Chủ vựa mai Bến Đò cho biết, đây là cây mai dáng
bonsai mọc tự nhiên, không ghép, giá bán 120 triệu đồng.
|
Khách thưởng và mua mai
Chăm sóc mai cho kịp ra hoa đúng ngày
Chở mai ra xe cho khách
|
Từ những ngày giáp Tết, dập dìu khách mua mai, ngắm mai nên không khí
rộn ràng cả tuyến đường. Chủ vựa mai Bến Đò cho biết, năm nay do thời
tiết giá lạnh bất thường nên mai bị điếc, nhiều búp bị chai không trổ
hoa được nên nhà vườn rất vất vả. Tuy nhiên, lượng khách mua mai vẫn
không giảm, với tâm lý tuy mai không ra hoa như ý nhưng cứ mua ở làng
nghề cho yên tâm. Chơi hết mùa Tết lại mang về đây ký gửi cho mùa sau.
Du Miên
Ảnh: Độc Lập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét