Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Tết này về Hải Dương chơi pháo… đất

(Dân trí) - Nếu bạn có dịp tới thăm Ninh Giang (Hải Dương) vào mùa xuân, ở bất kỳ một thôn xóm nào tại đây, bạn sẽ được xem hội pháo.

Pháo nổ, nồi rang cả làng nghe thấy
Pháo ở Ninh Giang không làm bằng giấy mầu xanh đỏ với những gam thuốc nổ ghê người mà chất liệu chính của nó là đất.
Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng
Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng
Tuy nhiên, không phải thứ đất nào cũng có thể làm được pháo mà phải là thứ đất gan gà, được chọn lọc và làm kỹ cả tuần lễ trước khi hội pháo diễn ra.
Đất này sẽ được người ta giã nhuyễn như bột làm bánh dày và khi vào hội, những khối đất vuông vức dẻo quánh ấy sẽ được những cô gái xinh đẹp nhất của làng gánh đến sân chơi.
Lịch sử của pháo đất còn nhiều cách lý giải. Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng.
Xa xưa ở vùng đất này vẫn có trò chơi nặn pháo bằng đất nhưng là loại pháo nhỏ, nặn bằng tay, để vừa lòng bàn tay rồi đập xuống nền đất, khiến pháo nổ. Khi nổ, pháo bung ở giữa.
Trong những ngày nông nhàn, khắp các thôn xóm trẻ em đều chơi trò pháo đất. Tiếng nổ đì đẹt xen lẫn tiếng reo hò thật vui vẻ.
Bởi vậy, có câu: Pháo nổ nồi rang/Cả làng nghe thấy
Khi các tướng của Hai Bà Trưng mang quân truy đuổi giặc qua địa phương, thấy trò chơi lạ liền tổ chức cho binh lính chơi. Từ nhận thấy pháo nặn càng to tiếng nổ càng lớn, họ liền cho binh lính nặn pháo cực to, gieo xuống tiếng nổ âm vang cả một vùng, gây nỗi hoài nghi, lo sợ cho kẻ địch.
Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng
Những người tham gia hội pháo ở đủ mọi lứa tuổi khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là khéo tay, khỏe mạnh và bình tĩnh.
Sau này nó trở thành trò chơi truyền thống, nhân dịp tết Nguyên đán, lễ hội truyền thống, kỷ niệm chiến thắng, và trong rèn luyện thân thể cho thanh niên trai tráng thôn quê.
Ngày hội pháo diễn ra, cả làng nô nức kéo nhau tới sân chơi và không khí lúc này đã thật sự đúng nghĩa của một ngày hội làng. Mọi người tới đây, ngoài việc vui chơi còn để thi thố tài năng làm pháo. Những người tham gia hội pháo ở đủ mọi lứa tuổi khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là khéo tay, khỏe mạnh và bình tĩnh.
Cả làng giã đất cho hội pháo xuân
Họ sẽ tham gia thi đấu theo từng loại pháo, tùy vào trọng lượng của đất. Cái nhỏ nhất bao giờ cũng nặng 10 kg và lớn nhất là 50 kg với hình thù đặc chưng kiểu lá riềng (hình thuyền).
Pháo làm xong giống như một chiếc thuyền con, vành pháo to tròn bằng lốp xe đạp thồ, bản pháo là phần trong. Tuy nhiên, quyết định sự thắng thua là nghệ thuật gieo pháo. Người chơi sẽ nâng pháo lên bằng hai tay của mình, giữa tiếng reo hò, tiếng trống mõ cổ vũ dậy trời.
Để có thể trở thành người thắng cuộc trong hội thi pháo đất, người pháo thủ ngoài sức khoẻ phải nắm chắc các kỹ thuật về pháo. Từ khâu chọn đất, làm đất, nặn pháo và đánh pháo.
Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng
Trước khi vào hội thi, các đội chở đất về tập kết tại sân chơi pháo, sau đó chia ra cho số người tham gia theo thứ tự
Vào hội, các đội chở đất tập kết vào sân chơi pháo. Làm đất là công việc vất vả, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm cao. Ngày xưa cứ sau khi ăn tết Nguyên Đán xong các xóm thôn đã rục rịch vào giã đất cho hội pháo xuân.
Tiếng vồ đập đất âm vang khuấy động cả vùng quê vốn yên tĩnh và náo nức cho nhân dân các xã quanh vùng đến xem hội thi.
Trước khi vào hội thi, các đội chở đất về tập kết tại sân chơi pháo, sau đó chia ra cho số người tham gia theo thứ tự.
Pháo thủ giậm đất thành khối mỏng hình bầu dục, dày khoảng 5 cm, dài từ 80cm đến 100cm, rộng 40 cm đến 60 cm. Khổ pháo to, nhỏ tuỳ thuộc sức của người đánh. Tiếp theo là lên khung pháo vê mép – người địa phương gọi là nặn mông con. Mông con nặn ve đều, chặt đảm bảo khi pháo nổ không bị đứt.
Lúc này người chơi phải thật bình tĩnh, tính toán chính xác độ cao cũng như độ xoáy để khi gieo pháo, pháo phải rơi sao cho tất cả vành pháo cùng một lúc tiếp xúc với mặt sân. Bởi nếu không cẩn thận, pháo quá to, đất lại dẻo mềm, vành pháo sẽ bị rũ xuống.
Nếu pháo ở cao quá, tiếng nổ thì to nhưng sức phá mạnh, vành pháo tung ra sẽ bị đứt đoạn. Và người thắng phải là người biết tìm điểm cao, thấp tùy theo độ dài của vành pháo để khi pháo rơi vành pháo tung dài, duỗi thẳng, không bị đứt đoạn mà lại nằm vắt lên bản pháo với tiếng nổ vừa vang, vừa ấm.
Tuy nhiên, đoạt giải không chỉ nằm ở việc pháo nổ to mà còn tùy thuộc vào tổng cộng tất cả số đo chiều dài vành pháo. Chính vì thế, thắng lợi sẽ được quyết định hay không là ngay từ khâu làm đất.
Chỉ cần sơ sót một chút, để một hạt sỏi nhỏ hoặc một sợi tóc lẫn trong đất pháo thì khi pháo nổ sẽ bị đứt đoạn, điểm sẽ không được tính. Bên cạnh đó, thành công còn quyết định ở cả nghệ thuật làm pháo và gieo pháo...
Khi kết thúc hội pháo, người đoạt chức vô địch - người được chơi chiếc pháo cuối cùng, còn gọi là chiếc pháo rút dây - sẽ quyết định độ dài cả dải pháo của đội mình và đội bạn. Người này thường là phải được chọn lựa rất kỹ ngay từ giải địa phương và khi ban tổ chức công bố người thắng cuộc, người vô địch sẽ được khoác lên người một chiếc áo đỏ, được mọi người công kênh, tung hô. Tiếp đó là tất cả tranh nhau xé chiếc áo đỏ thành từng mảnh, phát cho các cháu nhỏ để lấy phước, lấy lộc đầu năm mới.
Bài, ảnh: Minh Phan – Song An

100 cao thủ trình diễn loại pháo nổ to như sấm

Sáng 15/2, 100 pháo thủ ở lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) đã cùng nhau trổ tài tạo tiếng nổ bằng các quả pháo đất có đường kính rộng tới hơn 1mét.
Hội pháo đất là hội truyền thống và cổ xưa nhất có ở một số huyện của Hải Dương như Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc. Tương truyền, vào thời Hai Bà Trưng, khi quân giặc phương Bắc tới xâm lược, nữ tướng Lê Chân sai binh lính làm nhưng quả pháo đất to, gieo xuống đất phát ra âm thanh như tiếng nổ lớn khiến kẻ thù khiếp sợ. Sau này, pháo đất trở thành trò chơi truyền thống mỗi dịp lễ hội đầu năm.
Pháo đất được nặn từ đất dẻo lấy ở đồng ruộng, sau đó làm sạch các tạp chất, nhào kỹ đánh thành từng quả có trọng lượng từ 30 – 80kg. Nặn là khâu rất quan trọng, đòi hỏi người nặn phải có kinh nghiệm sao cho viền pháo, rãnh pháo đều nhau.
Một thành viên đội xã Minh Đức, Gia Lộc, Hải Dương biểu diễn trong sự cổ vũ của khán giả. Mỗi lần pháo đất rơi xuống sàn thi đấu tạo ra tiếng nố nghe như sấm.
Đối với loại có trọng lượng lớn (khoảng 70-80kg) pháo thủ phải là người có thể lực tốt. Khi gieo, chân người này mở bằng vai, dồn lực vào hai gối, hai nách khép, sau đó dùng lực của hai cánh tay để tán pháo, rồi mới gieo xuống. Pháo thủ phải rèn luyện rất công phu cả về sức khỏe và kinh nghiệm trong vòng nhiều năm mới có thể làm tốt trò chơi này.
Tại hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay có hơn 100 pháo thủ tham gia cuộc thi. Đội ngũ trọng tài cũng khá hùng hậu với trên 30 người có kinh nghiệm. Một trong những nguyên tắc chấm thi cho các đội, ban giám khảo phải dựa vào khoảng cách giữa hai đầu của vành pháo bung ra.
Tất cả là 6 đội pháo đất mỗi đội hàng chục thành viên thay nhau tranh tài. Thang điểm chấm từ 1 đến 10 cho các điểm kỹ thuật và tiếng nổ của pháo.
Một người chơi tiết lộ bí quyết, nếu biết tính toán độ cao, sức gió và sự giúp đỡ cùa đồng đội rất có thể giành được điểm số cao.
Pháo liên tục được nhào nặn để chơi tiếp vòng hai. Cuộc thi kéo dài trong khoảng hai giờ đồng hồ chưa đủ thỏa mãn đông đảo người xem.
Một quả pháo nặng được nhiều người khiêng lên để chuẩn bị gieo.
Quả của đội xã Nghĩa An có hai đầu của vành pháo bung ra dài nhất cuộc thi.
Phóng to
Pháo đất là trò chơi dân gian đã có từ lâu đời ở vùng đồng Bắc Bộ. Nó không chỉ là thú vui trong lễ hội làng mà đã trở thành một di sản văn hoá khi chứa đựng các giá trị dân gian sâu sắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét