Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792.
Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.
Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
Di tích mộ Võ Trường Toản được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 24-1-1998.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét