Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa |
Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tại làng Long Tuyền - Tp Cần Thơ |
Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807 tại làng Long Tuyền, nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Năm 1835, ông đỗ Thủ khoa kỳ thi Hương ở Gia Định, năm minh Mạng thứ XVI và mất năm 1872.
Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ.
Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ.
Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch Kỳ Duyên của Cụ được coi là cổ nhất Việt Nam, đã được trình diễn khắp đất nước và cũng là vở tuồng đầu tiên của Việt Nam được dịch ra tiếng Pháp.
Trên 24 năm làm quan, trải qua những năm tháng thăng trầm trên con đường hoạn lộ, ông luôn nêu cao nghĩa khí, đứng về phía nhân dân chống lại bọn tham nhũng, nêu cao tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Ông luôn phát cao cờ nghĩa, chiến đấu trực diện với kẻ thù cho tới khi ông cáo quan về nhà dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Dù từ quan, nhưng ông vẫn bí mật giúp nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm mở rộng thế lực ở Cần Thơ và Vĩnh Long trong những năm 1867 -1868, bí mật làm cố vấn cho nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa tự ở Cần Thơ (1869). Tấm lòng yêu nước vì dân của ông giữ trọn cho tới khi lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).
Ngưỡng mộ công đức của ông, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng giêng đều tổ chức lễ giỗ của cụ. Mộ xây bằng đá ong vào năm 1872. Toàn bộ khu vực mộ rộng 530 m2, có hàng rào bao bọc. Cách ngôi mộ chính về phía sau khoảng 1m là ngôi đền thờ cụ Bùi Hữu Nghĩa.
Nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ và người dân Nam Bộ. Khu bia mộ của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa nằm tại phường An Thới, TP Cần Thơ, được bộ Văn hoá xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử năm 1993.
Trên 24 năm làm quan, trải qua những năm tháng thăng trầm trên con đường hoạn lộ, ông luôn nêu cao nghĩa khí, đứng về phía nhân dân chống lại bọn tham nhũng, nêu cao tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Ông luôn phát cao cờ nghĩa, chiến đấu trực diện với kẻ thù cho tới khi ông cáo quan về nhà dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Dù từ quan, nhưng ông vẫn bí mật giúp nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm mở rộng thế lực ở Cần Thơ và Vĩnh Long trong những năm 1867 -1868, bí mật làm cố vấn cho nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa tự ở Cần Thơ (1869). Tấm lòng yêu nước vì dân của ông giữ trọn cho tới khi lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).
Ngưỡng mộ công đức của ông, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng giêng đều tổ chức lễ giỗ của cụ. Mộ xây bằng đá ong vào năm 1872. Toàn bộ khu vực mộ rộng 530 m2, có hàng rào bao bọc. Cách ngôi mộ chính về phía sau khoảng 1m là ngôi đền thờ cụ Bùi Hữu Nghĩa.
Nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ và người dân Nam Bộ. Khu bia mộ của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa nằm tại phường An Thới, TP Cần Thơ, được bộ Văn hoá xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử năm 1993.
(Theo Báo Nhân dân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét