Bài: Su Huyền ( Sưu tầm)
Mù-tạc là một loại gia vị đặc biệt, vị cay nồng quyến rũ của nó không chỉ làm át đi mùi tanh của thịt cá sống mà còn kích thích vị giác. Bên cạnh đó, mù-tạc vẫn còn nhiều công dụng khác và sử dụng mù-tạc đúng cách cho từng loại thực phẩm vẫn là điều mà nhiều người chưa biết
Các loại mù-tạc phổ biến Mù-tạc có nhiều loại như mù-tạc xanh, mù-tạc vàng, mù-tạc dạng bột, mù-tạc Dijon… với nhiều mùi vị khác nhau. Và tùy theo từng loại mà người ta sẽ dùng để ướp, trộn hoặc chấm riêng. Không nên trộn mù-tạc với nước nóng vì thành phần enzyme tạo mùi trong đó sẽ dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Nên trộn với chanh hoặc giấm, vị mù-tạc sẽ ngon hơn.
- Mù-tạc xanh: Đây là loại thông dụng nhất, rất được nhiều người ưa chuộng bởi vị cay nồng kích thích của nó. Mùi cay nồng đặc trưng này rất dễ bay hơi nên khi chế biến món cơm nắm sushi truyền thống của Nhật Bản, các đầu bếp thường để mù-tạc xanh wasabi nằm giữa cá và cơm, nhằm giữ cho mùi vị đặc biệt này không bị bốc hơi. Không chỉ dùng để chấm kèm với các món gỏi cá hoặc hải sản tươi sống, mù-tạc xanh còn là gia vị rất ngon để ướp thịt cá. Bạn cũng có thể nêm một ít mù-tạc khi nấu canh để tạo ra một hương vị ngon và lạ miệng cho món ăn.
- Mù-tạc vàng: Có màu vàng mật ong và vịnồng nhẹ, dùng để làm xốt hoặc ướp thực phẩm. Món xúc xích nướng vàng ươm, nóng hổi kẹp giữa chiếc bánh mì mềm mại sẽ bớt ngon nếu thiếu đi hương vị của mù-tạc vàng.
- Mù-tạc dạng bột: Đây không phải là loại mù-tạc chính thống, chúng được kết hợp từ muối, tiêu và mù-tạc. Khi dùng, bạn có thể vắt thêm một lát chanh. Mù-tạc dạng bột chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng rất ngon.
- Mù-tạc Meaux: Đây là loại mù-tạc được ép từ hạt mù-tạc đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay, dùng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng. Mù-tạc không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà còn được dùng kèm với hải sản.
Công dụng của mù-tạc
Mặc dù dễ bay hơi nhưng dầu mù-tạc lại rất công hiệu trong việc chữa trị nhanh các vết rộp da khi được pha loãng hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Ngoài ra, mù-tạc còn được dùng như chất chống kích ứng, giúp làm lành các vết cắn của bò cạp, rắn rết... hoặc chữa đau nhức. Nhờ tác dụng làm nóng tại chỗ, mù-tạc giúp cắt cơn đau cơ, vì thế, chúng còn được pha loãng với nước để rửa chân hoặc tắm để chống đau cơ.
Một cách chữa nghẹt mũi hữu hiệu và nhanh chóng nhất là pha một vài muỗng mù-tạc và một cốc nước nhỏ để tạo thành một dung dịch sệt. Sau đó thoa lên ngực một lớp mỏng vazơlin rồi đắp dung dịch mù-tạc này lên. Không nên để quá 15 phút sẽ gây bỏng da, nhớ là sau đó phải rửa tay thật sạch và nhớ đừng để tay chạm vào mắt mũi hay miệng.
Ngâm chân vào nước nóng có pha mù-tạc cũng là cách giảm nhức đầu, sốt do nó giúp việc gia tăng vòng tuần hoàn máu và giảm áp lực căng mạch máu lên đầu.
Mù-tạc vàng là một hỗn hợp dưỡng da rất tốt, tuy nhiên, bạn nên tránh để dây vào mắt và nên thử trên da ở cổ tay trước khi sử dụng.
Mù-tạc là một loại gia vị đặc biệt, vị cay nồng quyến rũ của nó không chỉ làm át đi mùi tanh của thịt cá sống mà còn kích thích vị giác. Bên cạnh đó, mù-tạc vẫn còn nhiều công dụng khác và sử dụng mù-tạc đúng cách cho từng loại thực phẩm vẫn là điều mà nhiều người chưa biết
Các loại mù-tạc phổ biến Mù-tạc có nhiều loại như mù-tạc xanh, mù-tạc vàng, mù-tạc dạng bột, mù-tạc Dijon… với nhiều mùi vị khác nhau. Và tùy theo từng loại mà người ta sẽ dùng để ướp, trộn hoặc chấm riêng. Không nên trộn mù-tạc với nước nóng vì thành phần enzyme tạo mùi trong đó sẽ dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Nên trộn với chanh hoặc giấm, vị mù-tạc sẽ ngon hơn.
- Mù-tạc xanh: Đây là loại thông dụng nhất, rất được nhiều người ưa chuộng bởi vị cay nồng kích thích của nó. Mùi cay nồng đặc trưng này rất dễ bay hơi nên khi chế biến món cơm nắm sushi truyền thống của Nhật Bản, các đầu bếp thường để mù-tạc xanh wasabi nằm giữa cá và cơm, nhằm giữ cho mùi vị đặc biệt này không bị bốc hơi. Không chỉ dùng để chấm kèm với các món gỏi cá hoặc hải sản tươi sống, mù-tạc xanh còn là gia vị rất ngon để ướp thịt cá. Bạn cũng có thể nêm một ít mù-tạc khi nấu canh để tạo ra một hương vị ngon và lạ miệng cho món ăn.
- Mù-tạc vàng: Có màu vàng mật ong và vịnồng nhẹ, dùng để làm xốt hoặc ướp thực phẩm. Món xúc xích nướng vàng ươm, nóng hổi kẹp giữa chiếc bánh mì mềm mại sẽ bớt ngon nếu thiếu đi hương vị của mù-tạc vàng.
- Mù-tạc dạng bột: Đây không phải là loại mù-tạc chính thống, chúng được kết hợp từ muối, tiêu và mù-tạc. Khi dùng, bạn có thể vắt thêm một lát chanh. Mù-tạc dạng bột chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng rất ngon.
- Mù-tạc Meaux: Đây là loại mù-tạc được ép từ hạt mù-tạc đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay, dùng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng. Mù-tạc không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà còn được dùng kèm với hải sản.
Công dụng của mù-tạc
Mặc dù dễ bay hơi nhưng dầu mù-tạc lại rất công hiệu trong việc chữa trị nhanh các vết rộp da khi được pha loãng hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Ngoài ra, mù-tạc còn được dùng như chất chống kích ứng, giúp làm lành các vết cắn của bò cạp, rắn rết... hoặc chữa đau nhức. Nhờ tác dụng làm nóng tại chỗ, mù-tạc giúp cắt cơn đau cơ, vì thế, chúng còn được pha loãng với nước để rửa chân hoặc tắm để chống đau cơ.
Một cách chữa nghẹt mũi hữu hiệu và nhanh chóng nhất là pha một vài muỗng mù-tạc và một cốc nước nhỏ để tạo thành một dung dịch sệt. Sau đó thoa lên ngực một lớp mỏng vazơlin rồi đắp dung dịch mù-tạc này lên. Không nên để quá 15 phút sẽ gây bỏng da, nhớ là sau đó phải rửa tay thật sạch và nhớ đừng để tay chạm vào mắt mũi hay miệng.
Ngâm chân vào nước nóng có pha mù-tạc cũng là cách giảm nhức đầu, sốt do nó giúp việc gia tăng vòng tuần hoàn máu và giảm áp lực căng mạch máu lên đầu.
Mù-tạc vàng là một hỗn hợp dưỡng da rất tốt, tuy nhiên, bạn nên tránh để dây vào mắt và nên thử trên da ở cổ tay trước khi sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét