Thời Lê, Yên Thành là một trong số tám làng có tên gọi bắt đầu bằng chữ “Yên”, thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Tám làng đó ở vị trí giữa phía nam là tường thành Hà Nội (nay là phố Phan Đình Phùng); phía bắc là hồ Trúc Bạch và hồ Mã Cảnh (Cổ Ngựa); phía đông giáp phường Hòe Nhai và phía tây giáp với phường Thụy Chương.
Yên Thành là vùng đất cổ có bề dày lịch sử. Đền Yên Thành được người dân trong vùng xây dựng làm nơi phụng thờ Vua Bà Lý Chiêu Hoàng – vị vua thứ chín cũng là đời vua cuối cùng của nhà Lý. Đền nằm trên phố Phan Huy Ích, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Được khởi dựng vào cuối thời Lê và đã được trùng tu nhiều lần, song do hoàn cảnh, việc sửa chữa trước đây chỉ mang tính chắp vá nên ngôi đền xuống cấp trầm trọng.
Hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng long – Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; các cơ quan chức năng quận Ba Đình mà trực tiếp là cán bộ và nhân dân phường Nguyễn Trung Trực, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, đã trùng tu, tôn tạo toàn bộ ngôi đền. Đền Yên Thành giừo đây đã cao đẹp, uy nghi hơn rất nhiều, phù hợp với cảnh quan chung quanh mà vẫn giữ được nét cổ kính như khi được TP Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật (ngày 31/12/2002). Điểm nổi bật của các ngôi đền là nghệ thuật trang trí trên các bức chạm nổi hình rồng. Kẻ, xà ngang, đấu kẻ chạm hình lá đề, vân xoắn, diềm mái phía trước tiền tế có hình hổ phù, hoa lá, chữ triện. Trải qua nhiều biến động của thời gian, đến nay đền vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị. Đó là những tượng thờ, hương án, sập thờ, cửa võng, kiệu rước mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 được nghệ nhân tạo tác rất tỉ mỉ, công phu, thếp vàng lộng lẫy và đều có chạm rồng phượng. Hệ thống tượng tròn gồm 21 pho, trong đó có 9 tượng vua triều lý, và các tượng thánh, tượng chầu. Đặc biệt pho tượng Lý Chiêu Hoàng được thể hiện bằng trình độ nghệ thuật cao. Ngoài ra, đền cón có các tư liệu thành văn như thần tích, sắc phong, bia đá là nguồn sử liệu quý giá góp phần tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Thăng Long.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “ Vì vua Huệ Tông không có con trai nên mùa đông tháng Mười xuống chiếu lập Công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái Tử để truyền ngôi cho. Chiêu Thánh lên ngôi đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Năm thứ nhất tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng húy là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh con gái thứ của vua Lý Huệ Tông, mẹ là Trần Thị”. Theo cuốn “Lý Thái Hậu thực lục” bản thần tích chữ hán và một số tài liệu khác: Chiêu Hoàng vốn là nữ chúa của triều Lý. Tháng 10 năm 1224, Bà lên ngôi Hoàng đế, lúc mới tám tuổi. Tháng 12 năm Ất Dậu, do sự xếp đặt của Trần Thủ Độ, Vua Bà Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, cũng mới tám tuổi và nhường ngôi cho chồng. Sống với vua Trần nhiều năm mà đường con cái muộn mằn, Chiêu Hoàng luôn có nỗi buồn mênh mông, cảm thấy như có điều gì đã định sẵn tự trời xanh. Bà thường than: “Rừng vàng biển bạc coi nhẹ như không, người con hiếu thảo với Tổ tông phải biết nối dòng giữ nước, việc ấy còn quý hơn cả biển bạc núi vàng”. Bà dâng biểu tông và được nhà vua ưng thuận. Từ đó, Bà rời cung cấm đi ngao du, thăm phong cảnh và giảng kibnh thuyết pháp ở nhiều nơi.
Nguồn tin: Thầy giáoNguyễn Văn Thưởng (Theo báo Hà Nội mới)
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “ Vì vua Huệ Tông không có con trai nên mùa đông tháng Mười xuống chiếu lập Công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái Tử để truyền ngôi cho. Chiêu Thánh lên ngôi đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Năm thứ nhất tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng húy là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh con gái thứ của vua Lý Huệ Tông, mẹ là Trần Thị”. Theo cuốn “Lý Thái Hậu thực lục” bản thần tích chữ hán và một số tài liệu khác: Chiêu Hoàng vốn là nữ chúa của triều Lý. Tháng 10 năm 1224, Bà lên ngôi Hoàng đế, lúc mới tám tuổi. Tháng 12 năm Ất Dậu, do sự xếp đặt của Trần Thủ Độ, Vua Bà Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, cũng mới tám tuổi và nhường ngôi cho chồng. Sống với vua Trần nhiều năm mà đường con cái muộn mằn, Chiêu Hoàng luôn có nỗi buồn mênh mông, cảm thấy như có điều gì đã định sẵn tự trời xanh. Bà thường than: “Rừng vàng biển bạc coi nhẹ như không, người con hiếu thảo với Tổ tông phải biết nối dòng giữ nước, việc ấy còn quý hơn cả biển bạc núi vàng”. Bà dâng biểu tông và được nhà vua ưng thuận. Từ đó, Bà rời cung cấm đi ngao du, thăm phong cảnh và giảng kibnh thuyết pháp ở nhiều nơi.
Năm 1258, Bà được gả cho tướng có công đầu trong cuộc chiến dẹp giặc Nguyên xâm lược là Lê Phụ Trần. Họ sống với nhau thuận hòa. Chiêu Thánh sinh được hai người con, một trai, một gái. Bà qua đời năm 61 tuổi. Tương truyền, lúc mất mái tóc vẫn đen, môi vẫn đỏ một màu hoa đào. Hoàng Hậu Chiêu Thánh còn nổi tiếng là người nhân hậu, có lòng từ bi quảng đại.
“Vạn cổ tinh quang hồ thượng miếu
Thiên thu thắng tích nữ Trưng Vương”
Thiên thu thắng tích nữ Trưng Vương”
(Muôn thuở rạng rỡ linh thiêng tòa miếu bên bờ hồ. Nghìn năm di tích nổi danh (ngài) là vị vua trong giới nữ).
Vượt muôn trùng dâu bể, đôi câu đối quý còn lưu giữ trong đền Yên Thành sẽ mãi mãi như một lời nhắn gửi tới du khách muôn phương và gợi nhiều suy ngẫm.
Vượt muôn trùng dâu bể, đôi câu đối quý còn lưu giữ trong đền Yên Thành sẽ mãi mãi như một lời nhắn gửi tới du khách muôn phương và gợi nhiều suy ngẫm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét