Bài, ảnh: Minh Khuyên
(Dân Việt) Cũng đã lâu rồi ở quê tôi, từng chiếc xuồng ba lá được các mẹ chống ra giữa đồng không tìm hái bông điên điển. Bởi trong ký ức tôi, bông điển mẹ hái về nhiều thì làm dưa. Món dưa chua bông điên điển để chấm mắm kho, cá kho thì … “bắt” cơm phải biết.
Không biết tự bao giờ loài bông dại mọc hoang như điên điển này lại gắn bó mật thiết với người dân đồng bằng Tây Nam bộ đến như vậy.
Hàng năm hễ cứ vào mùa mưa dầm rồi khi nước lũ tràn về thì điên điển cũng mọc xanh um, bông nở vàng rợp cả một không gian bao la, rộng lớn. Loài cây này nhiều đến nổi vùng Xà No đã đi vào địa danh ở Vị Thanh (Hậu Giang). Theo cố nhà văn lão thành Sơn Nam thì người Khmer gọi loài điên điển bằng các tên s’nor. Rồi nó được Việt hóa cho bao thế hệ cứ vậy gọi mãi đến tận hôm nay.
“Điên điển đã nở vàng đồng,Con gái lấy chồng nhớ chốn đồng sâu,Đồng sâu nước ngập lút đầu,Con thương nhớ má dãi dầu nắng mưa!”
Trời ban cho người dân quê tôi vùng lũ miền Tây có cá tôm hào sảng, và đặc biệt nó lại thích hợp với bông điên điển trong rất nhiều món ăn. Cũng vì lẽ đó mà từng chiếc xuồng ba lá thường được các mẹ chống ra giữa đồng tìm hái bông điên điển. Bông điển hái về làm dưa chua để chấm mắm kho, cá kho thì … “bắt” cơm phải biết.
Ngoài ra, người quê tôi còn dùng bông điên điển để tươi chấm với mắm kho cùng các loại rau mọc hoang khác. Những có lẽ thú vị nhất là sự kết hợp giữa bông điên điển với cá linh để cho những nồi canh chua mà ai đã từng thưởng thức thì không sao quên được.
Có lẽ vị nhẫn đắng mà ngọt ngào của dưa chua bông điên điển đã làm nên món đặc sản mà ngày nay, ngay những nhà hàng sang trọng cũng tìm nó, học theo dân gian chế biến để phục vụ du khách gần xa.
Hàng năm hễ cứ vào mùa mưa dầm rồi khi nước lũ tràn về thì điên điển cũng mọc xanh um, bông nở vàng rợp cả một không gian bao la, rộng lớn. Loài cây này nhiều đến nổi vùng Xà No đã đi vào địa danh ở Vị Thanh (Hậu Giang). Theo cố nhà văn lão thành Sơn Nam thì người Khmer gọi loài điên điển bằng các tên s’nor. Rồi nó được Việt hóa cho bao thế hệ cứ vậy gọi mãi đến tận hôm nay.
Bông điên điển trên đồng quê.
Mỗi buổi chiều tà, bên chái nhà ai đó còn vẳng lên câu hát ru em từ bài ca dao ngọt lịm:“Điên điển đã nở vàng đồng,Con gái lấy chồng nhớ chốn đồng sâu,Đồng sâu nước ngập lút đầu,Con thương nhớ má dãi dầu nắng mưa!”
Trời ban cho người dân quê tôi vùng lũ miền Tây có cá tôm hào sảng, và đặc biệt nó lại thích hợp với bông điên điển trong rất nhiều món ăn. Cũng vì lẽ đó mà từng chiếc xuồng ba lá thường được các mẹ chống ra giữa đồng tìm hái bông điên điển. Bông điển hái về làm dưa chua để chấm mắm kho, cá kho thì … “bắt” cơm phải biết.
Dưa chua bông điên điển.
Chế biến món dưa chua bông điên điển không khó. Người quê tôi chỉ rửa sạch bông điên điển vừa hái, để ráo nước, rồi chuẩn bị thêm ít củ gừng tươi đã gọt sẵn, sau đó bỏ bông vào cái hũ, vịm hay khạp sành. Nước cơm vo gạo chắt lấy chế vào cùng với một ít muối cục, bên trên là những lát gừng đã xắt mỏng. Đậy kín lại bằng lá chuối xiêm hoặc lá môn để ủ dưa. Độ vài ba ngày là bông điên điển đã thành dưa giòn ngon đậm đà hương vị. Có điều, dân gian quen làm theo kinh nghiệm nên nếu ai non tay tưởng dễ tự làm thì chưa chắc thành công. Bởi lẽ nếu quá muối dưa mặn, không ngon, còn nếu muối ít dưa sẽ mốc và hư!Ngoài ra, người quê tôi còn dùng bông điên điển để tươi chấm với mắm kho cùng các loại rau mọc hoang khác. Những có lẽ thú vị nhất là sự kết hợp giữa bông điên điển với cá linh để cho những nồi canh chua mà ai đã từng thưởng thức thì không sao quên được.
Có lẽ vị nhẫn đắng mà ngọt ngào của dưa chua bông điên điển đã làm nên món đặc sản mà ngày nay, ngay những nhà hàng sang trọng cũng tìm nó, học theo dân gian chế biến để phục vụ du khách gần xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét