Thật lạ, mỗi khi nhà tôi vào tiệm phở Dậu đều có cảm giác ngọt ngào đến mát lòng mát dạ. Sự ngọt ngào không chỉ đến từ hớp nước lèo thanh tao của tô phở…
Phở Dậu nằm trong một con hẻm không nhỏ lắm, cũng không sâu lắm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP.HCM. Nếu như đi từ hướng quận 1 về quận Phú Nhuận dọc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đến số nhà 288 thì có một con hẻm dẫn vào quán này.
Phở Dậu không có rau giá, không tương đen, chỉ có nước mắm, hành tây, chanh ớt đi kèm mà ngon nức nở luôn.
Tôi có ông cậu - nhà thơ Thanh Thảo với những bản trường ca lừng danh như Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời… Có nhiều bài thơ riêng lẻ của ông cũng lừng danh, có bài được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông trung học. Tôi thấy ông là người sành ăn.
Ông không phải sành ăn cao lương mỹ vị, mà sành những món ăn quê hương được những người đầu bếp dân dã khéo nấu nướng. Có lẽ tâm hồn thi ca nên thích thú những gì thuộc về dân dã, bởi sự hồn hậu của dân dã ấy mới là hồn vía của quê hương, hồn vía của thơ thì phải.
Nghe tiếng ngon của phở Dậu, có lần đi tàu lửa vào Sài Gòn, ông từ ga lên taxi tiến thẳng đến quán. Mới chừng hơn 4 giờ sáng mà hàng quán đã mở điện sáng trưng, chủ quán vui vẻ phục vụ khách những tô phở thơm lừng. Có lẽ đây là quán phở đặc biệt nhất Sài Gòn, luôn phục vụ khách từ lúc gà chưa gáy cho đến tầm trưa hết phở mới nghỉ.
Thật lạ mỗi khi nhà tôi vào tiệm phở Dậu đều có cảm giác ngọt ngào đến mát lòng mát dạ. Sự ngọt ngào không chỉ đến từ hớp nước lèo thanh tao của tô phở, mà còn đến từ những người làm ra tô phở ấy nữa. Quán này không rộng lắm nhưng khách thì nườm nượp từ 4 giờ sáng. Sợ khách vô ý ồn ào, ông chủ treo khắp nơi tấm bảng “Thương quán, vui lòng giữ yên tĩnh để hàng xóm nghỉ ngơi”. Một sự cẩn thận, ý tứ rất là nho nhã.
Thật lạ mỗi khi nhà tôi vào tiệm phở Dậu đều có cảm giác ngọt ngào đến mát lòng mát dạ. Sự ngọt ngào không chỉ đến từ hớp nước lèo thanh tao của tô phở, mà còn đến từ những người làm ra tô phở ấy nữa.
Khách đông nhưng ít có cảm giác phải đợi, phải chờ. Gọi là có ngay. Cung cách phục vụ của quán rất chi là “ngọt”. Từ già đến trẻ đều tươi cười mọi lúc. Gọi một cái là “có ngay, có ngay”. Đặc biệt là ông Bình chủ quán đã ngoài 70 tuổi. Ông là con trai của cô Dậu, đời thứ 2 chủ trì quán phở, nghe nói là theo phong cách Nam Định có mặt ở Sài Gòn từ năm 1958 đến nay.
Tôi thấy ông quá đặc biệt luôn. Khách vào ăn đôi ba lần là ông nhớ mặt hết, thậm chí nhớ cả gu ăn của người đó. Có lần tôi vào, ông đến gần, cười cười: “Vẫn bắp bò tái hả cháu?”. Nghe tôi dạ một cái, ông liền nói ngay: “Biết mà! Lần nào cũng thích bắp bò tái!”. Rồi khi đang ăn, ông cũng lại gần, giọng rất trìu mến: “Cháu có cần gì nữa không, ông lấy!”. Thú thật cảm giác vô cùng ngọt ngào. Tôi nghĩ ăn “ngọt ngào” thì mới đúng nghĩa là ăn, chứ ăn “đắng cay” thì chỉ có nuốt một cách cực chẳng đã để khỏi đói mà thôi.
Người giữ xe ở quán cũng vô cùng thú vị. Khách vào xìa xe một cái, ảnh đến sắp ngay ngắn. Khách ra về, ảnh lấy đúng chiếc xe của khách, trăm lần không lẫn lộn, dẫu không cần khách chỉ trỏ và cũng chẳng cần ghi số gì cả. Nghệ thuật kinh doanh của quán này, dù rất dân dã và không sách vở gì cả, nhưng tôi nghĩ rất là đỉnh luôn. Đỉnh từ sự chăm chút từng miếng ăn, từng cử chỉ, từng chút việc dù là nhỏ nhất!
Nếu chưa có dịp thưởng thức phở Dậu, đoán chắc bạn sẽ thắc mắc: “Vậy phở Dậu có ngon không?”. Tôi nghĩ ngon dở thì tùy cảm nhận khi ăn trực tiếp, tùy gu ẩm thực của mỗi người. Nhưng với tôi, và rất nhiều bạn tôi đã đến ăn, đều khen ngon nức nở.
Quán này không rộng lắm nhưng khách thì nườm nượp từ 4 giờ sáng. Sợ khách vô ý ồn ào, ông treo khắp nơi tấm bảng “Thương quán, vui lòng giữ yên tĩnh để hàng xóm nghỉ ngơi”. Một sự cẩn thận, ý tứ rất là nho nhã.
Phở Dậu không có rau giá, không tương đen, chỉ có nước mắm, hành tây, chanh ớt đi kèm mà ngon nức nở luôn. Thằng nhóc 7 tuổi nhà tôi trước đó vào các quán phở chưa bao giờ chịu ăn, nhưng đến phở Dậu thì quất liền một tô ngon lành cành đào. Chẳng cần nhắc nhở gì mà nhóc nhà tôi ăn nhanh, ăn sạch một cách khoái chí lắm.
Tôi đọc Sài Gòn tạp pín lù của cụ Vương Hồng Sển, thấy cụ có “nhắc ít câu về tô phở”. Tôi không rõ phở từ Bắc có mặt ở Sài Gòn cụ thể từ năm nào, nhưng qua lời kể của cụ Vương Hồng Sển, thì gia đình cụ đi ăn phở ở Sài Gòn từ năm 1947, với giá chỉ từ 10 - 15 đồng bạc cũ một tô.
Năm tháng trôi qua, giá phở ở Sài Gòn đã được tính bằng đơn vị hàng chục ngàn đồng rồi. Giá mỗi tô phở ở phở Dậu “bèo nhất” là 70.000 đồng, tô đặc biệt 100.000 đồng. Bạn cứ tưởng tượng đi, quán nằm trong hẻm mà có giá đó, thì có thể hình dung chất lượng tô phở nó ra sao rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét